Hai dự án đường vành đai lớn của Hà Nội và TP HCM hiện thi công thế nào?

Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) vừa có báo cáo Chính phủ về tiến độ giải phóng mặt bằng, tình hình thi công hai Dự án đường Vành đai 3 TP HCM và đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô Hà Nội.

Dự án đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô Hà Nội có chiều dài hơn 112km đi qua thành phố Hà Nội và 2 tỉnh, Hưng Yên, Bắc Ninh với tổng mức đầu tư hơn 85.000 tỷ đồng. Dự án được đề ra mốc tiến độ cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.
Theo báo cáo của Bộ GTVT đối với dự án đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô Hà Nội, dự án đã bàn giao mặt bằng được 88,87/108,1 km (đạt 82%), tỷ lệ mặt bằng có thể triển khai thi công 74/108,1 km (đạt 68,5%).
Cụ thể, thành phố Hà Nội bàn giao 47,17/58,2km (đạt 81%), Hưng Yên bàn giao 16,1/19,3km (đạt 83,4%) và Bắc Ninh đã bàn giao 25,6/30,6km (đạt 83,6%).
Hai du an duong vanh dai lon cua Ha Noi va TP HCM hien thi cong the nao?
Phối cảnh nút giao Đại lộ Thăng Long của dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. 
Đối với công tác xây lắp, Dự án thành phần 2.1 đầu tư xây dựng đường đô thị với chiều dài 58,2km do thành phố Hà Nội làm cơ quan chủ quản và được khởi công ngày 25/6/2023, nhà thầu mới huy động máy móc thiết bị, dọn dẹp mặt bằng, làm đường công vụ, thiết kế bản vẽ thi công.
Dự án thành phần 2.2 đầu tư xây dựng đường đô thị có chiều dài 19,3km do tỉnh Hưng Yên làm cơ quan chủ quản và Dự án thành phần 2.3 đầu tư xây dựng đường đô thị dài khoảng 35,3km do tỉnh Bắc Ninh làm cơ quan chủ quản đang tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc chiều dài khoảng 112,8km theo phương thức đối tác công-tư (PPP), thành phố Hà Nội đang phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định, phê duyệt.
Về nhu cầu vật liệu của dự án, tổng nhu cầu vật liệu đất đắp nền khoảng 5,22 triệu m3 và 7,1 triệu m3 cát đã khảo sát xác định đủ nguồn cung cấp từ 57 mỏ tại địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn, Hải Dương, Hưng Yên, Phú Thọ.
Để đáp ứng theo tiến độ dự án, Bộ GTVT đề nghị các chủ đầu tư cần sớm làm việc với các địa phương để triển khai các thủ tục khai thác.
Dự án đường Vành đai 3 TP HCM có chiều dài khoảng 76,34 km (TP HCM 47,11km, Đồng Nai 11,26km, Bình Dương 11,43km, Long An 6,54 km), sơ bộ tổng mức đầu tư 68.728 tỷ đồng, cơ bản hoàn thành 2025 và khai thác 2026.
Dự án đường Vành đai 3 TP HCM đi qua 4 tỉnh/thành phố gồm TP HCM và các tỉnh Đồng Nai, Long An, Bình Dương làm cơ quan chủ quản và được chia thành 8 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công bao gồm 4 dự án thành phần xây dựng và 4 dự án thành phần giải phóng mặt bằng.
Hiện, dự án đã bàn giao mặt bằng được 58,4/76,34 km (đạt 77%).
Cụ thể: Dự án thành phần 1 (TP HCM làm cơ quan chủ quản) đã bàn giao được 44,1/47,1km (đạt 93%); Dự án thành phần 3 (tỉnh Đồng Nai làm cơ quan chủ quản) mới bàn giao 1/11,3km (đạt 9%); Dự án thành phần 5 (do tỉnh Bình Dương làm cơ quan chủ quản) bàn giao 7/11,3km (đạt 62%); Dự án thành phần 7 (do tỉnh Long An làm cơ quan chủ quản) bàn giao 6,2/6,4km (đạt 98%).
Hiện nay, dự án đã triển khai thi công 9/22 gói thầu gồm 4/10 gói thầu thuộc dự án thành phần 1; 2/4 gói thầu thuộc dự án thành phần 5 và 3/3 gói thầu thuộc dự án thành phần 7.
Các nhà thầu mới huy động máy móc thiết bị, dọn dẹp mặt bằng, lán trại, đường công vụ, vét hữu cơ, lập thiết kế bản vẽ thi công. Riêng Dự án thành phần 3 qua Đồng Nai chưa lựa chọn nhà thầu để tổ chức triển khai thi công.
Về nhu cầu vật liệu của dự án cho thấy, tổng vật liệu khoảng 1,6 triệu m3 đất; 7,2 triệu m3 cát đắp; 1,5 triệu m3 cát xây dựng; 4,4 triệu m3 đá.
Ủy ban Nhân dân TP HCM với vai trò tổng thể đã thành lập Tổ công tác rà soát, điều phối nguồn vật liệu xây dựng cung cấp cho dự án. Đến nay, nhu cầu vật liệu đất đắp, đá đã xác định đủ nguồn cung.
“Riêng nhu cầu cát đắp nền và cát xây dựng mới xác định nguồn cung đáp ứng 80% nhu cầu, cần tiếp tục phối hợp với các tỉnh trong khu vực để rà soát, điều phối nguồn vật liệu cát đáp ứng tiến độ dự án”, Bộ GTVT thông tin.

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể vào sáng 23/10

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV sẽ khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 6 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội vào sáng 23/10/2023.

Thứ Hai, ngày 23/10/2023, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV sẽ khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Đường Vành đai phía Tây Đà Nẵng: Dự án ngàn tỷ liên tục trễ hẹn

Dự án đường Vành đai phía Tây Đà Nẵng được khởi công năm 2018 với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ. Tuy nhiên, sau 3 lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành.

Duong Vanh dai phia Tay Da Nang: Du an ngan ty lien tuc tre hen
 Dự án đường Vành đai phía Tây (huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) đoạn từ quốc lộ 14B đến đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 1) có chiều dài hơn 19km, được khởi công vào tháng 9/2018 với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.
Duong Vanh dai phia Tay Da Nang: Du an ngan ty lien tuc tre hen-Hinh-2

Công trình do liên danh Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn - Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1) thi công đi qua 5 xã của huyện Hòa Vang gồm: Hòa Khương, Hòa Phong, Hòa Phú, Hòa Ninh và Hòa Liên.

Duong Vanh dai phia Tay Da Nang: Du an ngan ty lien tuc tre hen-Hinh-3
Tuy nhiên, sau 3 lần gia hạn tiến độ, do nhiều nguyên nhân, dự án vẫn chưa thể hoàn thành.  
Duong Vanh dai phia Tay Da Nang: Du an ngan ty lien tuc tre hen-Hinh-4
  Theo kế hoạch, thời gian hoàn thành công trình là tháng 12/2020, gia hạn đến tháng 9/2022, rồi giãn ra đến tháng 12/2022. Thế nhưng, đến nay vẫn còn rất nhiều khối lượng công việc cần phải thực hiện.
Duong Vanh dai phia Tay Da Nang: Du an ngan ty lien tuc tre hen-Hinh-5
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng cho biết, tiến độ thi công hoàn thành dự án đường Vành đai phía Tây chậm trễ do nhiều nguyên nhân.
Duong Vanh dai phia Tay Da Nang: Du an ngan ty lien tuc tre hen-Hinh-6
Việc thi công chậm trễ trong giai đoạn 2018-2021 chủ yếu do nguyên nhân giải phóng mặt bằng, dịch COVID-19, điều kiện thời tiết bất lợi... 
Duong Vanh dai phia Tay Da Nang: Du an ngan ty lien tuc tre hen-Hinh-7
 Ngoài ra, năng lực nhà thầu thi công Tổng Công ty xây dựng Công trình giao thông 1 (Cienco1) chưa đáp ứng yêu cầu tại các vị trí đã bàn giao mặt bằng.   
Duong Vanh dai phia Tay Da Nang: Du an ngan ty lien tuc tre hen-Hinh-8
Đến năm 2022, công tác bàn giao mặt bằng cơ bản hoàn thành (vẫn còn một số vị trí vướng cục bộ) nhưng do việc bàn giao mặt bằng đã chậm trễ, kéo dài nhiều năm nên đã gây thiệt hại về tài chính cho nhà thầu.
Duong Vanh dai phia Tay Da Nang: Du an ngan ty lien tuc tre hen-Hinh-9
Đồng thời với tác động của đại dịch COVID-19, giá cả vật tư, vật liệu nhân công trên thị trường tại thời điểm thi công cao hơn nhiều so với đơn giá thi công theo hợp đồng, việc mất cân đối tài chính của Nhà thầu Cienco 1 tác động làm năng lực tài chính của nhà thầu bị suy giảm so với trước đây nên giai đoạn từ năm 2022 đến nay, mặc dù không còn vướng mắc về giải phóng mặt bằng, nhưng tiến độ thi công vẫn không đáp ứng yêu cầu. Các thanh sắt hoen rỉ trên thành cầu tại công trình.
Duong Vanh dai phia Tay Da Nang: Du an ngan ty lien tuc tre hen-Hinh-10
Cụ thể, năng lực tài chính của Nhà thầu thi công Cienco 1 và Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn tại công trình Vành đai phía Tây không đảm bảo yêu cầu, đặc biệt là nhà thầu Cienco 1. Việc không giải ngân đầy đủ và kịp thời cho các đơn vị thi công, cung cấp vật liệu là nguyên nhân chính ảnh hưởng làm chậm tiến độ thi công.