Hà Tĩnh đang xem xét đề xuất dự án hơn 50.000 tỷ đồng của T&T

(Vietnamdaily) - Dự án Khu đô thị sinh thái, du lịch vui chơi giải trí Đảo Xuân Giang 2 và vùng ven sông Lam do Tập đoàn T&T đề xuất vẫn đang được UBND tỉnh Hà Tĩnh xem xét.

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có công văn số 5120 gửi Công ty CP Tập đoàn T&T và các Sở, ngành liên quan về dự án Khu đô thị sinh thái, du lịch, vui chơi giải trí đảo Xuân Giang 2 và vùng ven sông Lam.

Theo đó, Hà Tĩnh sẽ xem xét đề xuất triển khai dự án sau khi quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt.

Trước đó, ngày 25/6, Tập đoàn T&T đã có văn bản số 344 báo cáo về tình hình thực hiện dự án Khu đô thị sinh thái, du lịch, vui chơi giải trí đảo Xuân Giang 2 và vùng ven Sông Lam gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Ha Tinh dang xem xet de xuat du an hon 50.000 ty dong cua T&T
 Phối cảnh một dự án. Ảnh minh họa.

Theo đó, dự án vùng Khu đô thị sinh thái, du lịch, vui chơi giải trí Đảo Xuân Giang 2 và vùng ven sông Lam sẽ là quần thể dịch vụ thương mại, đô thị, du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp có quy mô lớn, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh, quy hoạch vùng tỉnh Hà Tĩnh, quy hoạch vùng Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh và huyện Nghi Xuân.

Quy mô dự án rộng 464,9ha thuộc xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Tổng mức đầu tư dự kiến 50.403 tỷ đồng.

Được biết, tại Hà Tĩnh, T&T cũng đang xúc tiến một số dự án quy mô lớn khác như dự án Khu đô thị, thương mại dịch vụ, biệt thự sinh thái Nam Cầu Phủ (xã Thạch Bình, TP Hà Tĩnh) có tổng vốn khoảng 3.687 tỷ đồng.

T&T cũng hợp tác với PV Power đề xuất đầu tư dự án điện khí LNG Vũng Áng 3 có vốn 3,5 tỷ USD tại thị xã Kỳ Anh.

Hàng xóm biến nhau thành kẻ thù vì tranh chấp đất đai

(VietnamDaily) - TAND huyện Mê Linh (Hà Nội) vừa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ “Cố ý gây thương tích” vì mâu thuẫn tranh chấp đất.

Mâu thuẫn vì tranh chấp đất
Trong hai ngày 16 - 17/5, TAND huyện Mê Linh (Hà Nội) đưa bị cáo Nguyễn Hữu Kiên (SN 1990, thôn 2, xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, TP Hà Nội) cùng Hoàng Văn Phú (SN 1998, Ninh Xá, Thuận Thành, Bắc Ninh), Trần Văn Tuấn (SN 1995, Trần Phú, Chương Mỹ, Hà Nội), Tống Văn Bình (SN 1997, Đồng Sơn, Nam Trực, Nam Định) ra xét xử sơ thẩm về tội “Cố ý gây thương tích”, nguyên nhân vì tranh chấp đất.
Bị hại là anh Nguyễn Khắc Dũng (SN 1978), bà Lê Thị Hiền (SN 1960, mẹ Dũng), ông Nguyễn Khắc Sinh (SN 1958, bố Dũng), cùng trú ở thôn 2, xã Thạch Đà, Mê Linh, Hà Nội.
Thẩm phán Chủ tọa phiên Tòa là Trần Minh Đăng.
Cáo trạng xác định, giữa hai gia đình ông Nguyễn Hữu Định (SN 1953, bố Kiên) và ông Nguyễn Khắc Sinh có xảy ra tranh chấp đất đai. Dù UBND xã Thạch Đà, huyện Mê Linh đã có thông báo giữ nguyên hiện trạng, không phát sinh tranh chấp xây dựng mới để chờ cơ quan chức năng giải quyết, nhưng đến đầu tháng 7/2018, anh Dũng vẫn ngang nhiên xây nhà trên phần đất này.
Thấy vậy, Kiên gọi điện cho Phú về nhà chơi và nhờ ngăn cản.
Hang xom bien nhau thanh ke thu vi tranh chap dat dai
Các bị cáo tại phiên Tòa xét xử (bị cáo Kiên mặc áo trắng). 

Dự án Singa City bị đem thế chấp, người mua bỏ tiền tỉ không xây được nhà

Rất nhiều khách hàng mua đất nền ở dự án Khu dân cư Trường Lưu tại phường Long Trường, quận 9, TPHCM (tên thương mại là Singa City) của Công ty Kim Oanhbức xúc phản ánh đến Báo Lao Động việc họ bỏ tiền ra mua nền đất ở đây hơn một năm nhưng không xây được nhà. Lý do vì chủ đầu tư đã mang thế chấp dự ántại ngân hàng, chưa đóng tiền sử dụng đất.

Thấy đất của mình mà vẫn không thể xây nhà

Bà T. T. N. ở Tánh Linh, Bình Thuận cho biết, ngày 5.12.2019, bà có ký hợp đồng quyền sử dụng đất và nhà ở hình thành trong tương lai số 076/2019/KOHCM/HĐ.NhaDat-1 để mua lô đất số LK4, ô số 32 tại dự án Khu dân cư Trường Lưu thuộc phường Long Trường (quận 9, TPHCM) của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Kim Oanh TPHCM (Công ty Kim Oanh) với giá hơn 1,67 tỉ đồng.

Đập Thủy điện Hòa Bình - công trình kỳ vĩ lớn nhất Đông Nam Á

Thủy điện Hòa Bình là công trình nhất nhì thế giới về độ phức tạp, với nhiều hạng mục lớn, độc đáo.

Dap Thuy dien Hoa Binh - cong trinh ky vi lon nhat Dong Nam A.
Đúng 10 giờ ngày 6/11/1979, thủy điện Hòa Bình, một “công trình vĩ đại” của thế kỷ 20 được khởi công. Dòng sông Đà hung dữ, bất trị bắt đầu được chế ngự. 
Dap Thuy dien Hoa Binh - cong trinh ky vi lon nhat Dong Nam A.-Hinh-2
Công trình thủy điện Hòa Bình có công suất 1.920 MW, lượng điện bình quân 9, 5 tỷ/KWh, lớn bậc nhất Đông Nam Á, là nguồn cấp điện chủ lực, đóng vai trò điều tiết công suất, điện áp và tần số hiệu quả nhất của hệ thống điện Việt Nam thời đó. 
Dap Thuy dien Hoa Binh - cong trinh ky vi lon nhat Dong Nam A.-Hinh-3
 Nhà máy thủy điện Hòa Bình được khởi công và triển khai trong đúng thời điểm đất nước vừa kết thúc chiến tranh gặp muôn vàn khó khăn thiếu thốn.
Dap Thuy dien Hoa Binh - cong trinh ky vi lon nhat Dong Nam A.-Hinh-4
Hơn thế, thủy điện Hòa Bình là công trình đứng nhất nhì thế giới về độ phức tạp, có những hạng mục lớn, rất độc đáo tiêu biểu như công trình chống thấm trong núi đá vôi Trại Nhãn. 
Dap Thuy dien Hoa Binh - cong trinh ky vi lon nhat Dong Nam A.-Hinh-5
Do đây là núi đá vôi nên khi đắp đập ngăn sông, nước dâng lên về phía thượng lưu 100m, dần dần chảy qua các hang động. Để giữ nước, cán bộ, công nhân phải xây tường ngầm dày 4m, cao 100m, dài 600m chính giữa lòng núi. Họ phải đào, khoét từng tấc đất đá trong lòng núi, rồi đổ bê tông. 
Dap Thuy dien Hoa Binh - cong trinh ky vi lon nhat Dong Nam A.-Hinh-6
 Trong 3 năm, công nhân đã cùng nhau đào 3 đường hầm ở 3 cao độ khác nhau, tiến dần vào và xuyên qua núi đá vôi. Có những ngày mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, công nhân phải đào lòng núi trong môi trường ngập nước, lạnh buốt thấu xương.