Hà Nội: Thăm và tặng quà giáo viên, học sinh vùng lũ

Đoàn công tác của Sở GD&ĐT Hà Nội đã đến thăm, động viên và tặng quà giáo viên, học sinh bị ảnh hưởng bởi mưa lũ sau cơn bão số 3 trên địa bàn.

Theo thông tin từ Sở GD&ĐT Hà Nội, tính đến ngày 12/9, toàn Thành phố có 236 trường học không tổ chức học trực tiếp do ảnh hưởng của bão và hoàn lưu sau bão số 3 Yagi; trong đó có nhiều ngôi trường, nhiều tuyến đường vẫn ngập sâu trong nước.
Ha Noi: Tham va tang qua giao vien, hoc sinh vung lu
 Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cùng đoàn công tác đến thăm điểm trường lẻ của Trường Tiểu học vạn Thái, huyện Ứng Hoà bị ngập sâu trong nước. Ảnh KTĐT
Qua nắm tình hình, một số trường học thuộc khu vực huyện Ứng Hoà và Mỹ Đức chịu ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi; được sự quan tâm chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND TP Hà Nội, Sở GD&ĐT, Sở LĐTB&XH TP đã tích cực vận động quyên góp để hỗ trợ thầy- trò vùng lũ. 
Chiều 12/9, đoàn công tác của Sở GD&ĐT Hà Nội, Công đoàn ngành giáo dục Hà Nội đến thăm, động viên và tặng quà giáo viên, học sinh bị ảnh hưởng bởi mưa lũ sau cơn bão số 3 trên địa bàn 2 huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa. Đây là hai địa bàn có nhiều học sinh gặp khó khăn.

Đoàn công tác gồm bà Phùng Thị Hồng Hà - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội, bà Đặng Hoàng Anh - Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội đã đến một số trường của huyện Ứng Hoà và Mỹ Đức để thăm hỏi, động viên, tặng những phần quà thiết thực, ý nghĩa, như: áo phao, khăn mặt, bánh kẹo, đồ dùng, sách giáo khoa, vở viết… giúp thầy và trò có đủ điều kiện tiếp tục dạy - học.

Báo cáo với đoàn công tác, cô Nguyễn Thị Như Hoa - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hợp Thanh B, huyện Mỹ Đức cho biết, hiện nhà trường có 683 học sinh, trong đó có hơn 100 học sinh có nhà bị ngập, điều kiện gia đình khó khăn.
Với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và Nhân dân, nhà trường đã xây dựng, triển khai phương án hỗ trợ giúp các em ăn, ở và học tại chỗ bảo đảm an toàn, giúp các gia đình yên tâm. Hiện tại, các lớp học của nhà trường vẫn duy trì việc học tập ổn định. Một số giáo viên đã tình nguyện ở lại trường vào buổi tối để chăm sóc, quản lý các em. Nhà trường cũng đã dự phòng phương án nếu trong vài ngày tới nước lũ vẫn chưa rút hoặc gia đình các em vẫn còn ngập, nhà trường sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ học sinh để vừa bảo đảm an toàn, vừa duy trì việc học tập.
Ha Noi: Tham va tang qua giao vien, hoc sinh vung lu-Hinh-2
Đoàn công tác TP tặng quà học sinh Trường Tiểu học Vạn Thái, huyện Ứng Hoà. 
Còn cô Kiều Thị Hà - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vạn Thái, huyện Ứng Hòa - thông tin: Sau cơn bão số 3, do mưa lớn kéo dài, mực nước sông dâng cao nên tình hình ngập lụt đang diễn ra tại điểm trường khu Thái Bình. Ngay lập tức, nhà trường đã triển khai kế hoạch di chuyển bảo vệ cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập, phục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy và học tập. Toàn bộ học sinh khu Thái Bình tiếp tục học tập tạm thời tại điểm trường khu Nội Xá để đảm bảo chương trình, kế hoạch năm học.
Thầy Lưu Ngọc Tùng - Hiệu trưởng Trường THCS Hồng Quang, huyện Ứng Hòa - cho hay, hoàn lưu bão số 3 khiến nước lũ dâng cao, gây úng ngập tại nhiều xã trên địa bàn huyện, trong đó có xã Hồng Quang. Những ngày qua, nước lũ đã khiến trường THCS Hồng Quang bị ngập sâu, nhiều học sinh phải lội nước đến trường.
Theo thông tin từ Phòng GD&ĐT huyện Ứng Hòa, hôm nay, toàn huyện có 4 trong tổng số 90 trường nghỉ học, ngoài ra có 1 trường dạy học trực tuyến. Các trường đang khẩn trương tổng vệ sinh, rà soát các điều kiện cần thiết để ngày mai, 100% các trường đều tổ chức đón học sinh đi học trở lại.
Trực tiếp thăm một số lớp học, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên các nhà trường nỗ lực khắc phục khó khăn để tổ chức giảng dạy, chăm sóc học sinh chu đáo, an toàn. Dịp này, đoàn công tác đã tặng quà hỗ trợ cho nhà trường và các giáo viên, học sinh.
Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương, với những khu vực ngập sâu, ngập úng kéo dài như các huyện Chương Mỹ, Ứng Hoà, Thường Tín, Quốc Oai..., thực hiện chỉ đạo của UBND TP, Sở đã yêu cầu các phòng GD&ĐT, hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch dài hơi trên tinh thần linh hoạt phương thức dạy học, phù hợp với tình hình cụ thể của từng trường, từng địa bàn, gồm: trực tuyến, trực tiếp, trực tuyến kết hợp trực tiếp hoặc giao bài tập, giao nhiệm vụ cho học sinh. Sở cũng chỉ đạo các đơn vị có kế hoạch vệ sinh môi trường, bảo đảm điều kiện tốt nhất, an toàn nhất đón học sinh trở lại trường sau khi lũ rút....

Quảng Nam: Bắt giam nhiều đối tượng mua bán, tàng trữ vật liệu nổ

Ngày 12/9, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố, bắt tạm giam 4 bị can về các hành vi Mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép vật liệu nổ.

Trước đó ngày 3/8, Tổ công tác thuộc Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Quảng Nam đã bắt quả tang nhóm đối tượng đang sử dụng trái phép vật liệu nổ nhồi vào các lỗ khoan đá tại mỏ đá thuộc thôn Phú Quý (xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam).

Công an đã thu giữ 2.493,4 kg thuốc nổ tự chế, 85 kíp nổ điện, 25 kg tiền chất thuốc nổ cùng nhiều vật chứng khác có liên quan.

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ khắc phục sự cố tại Trạm bơm Cống Bún

Do ảnh hưởng của mưa bão, khu vực bể xả Trạm bơm Cống Bún (TP Bắc Giang) bị nứt tường, nguy cơ mất an toàn. Đây là công trình quan trọng, ảnh hưởng đến an toàn đê sông Thương nếu sự cố không được khắc phục kịp thời.

Tối 12/9, có mặt tại hiện trường Trạm bơm Cống Bún (TP Bắc Giang), ông Lê Ánh Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, khu vực bể xả Trạm bơm Cống Bún bị nứt, nguy cơ mất an toàn. Đáng ngại là bể xả này thông trực tiếp với sông Thương, nếu bể xả vỡ coi như vỡ đê.
Với tầm quan trọng đó, hiện tỉnh đã điều động khoảng 500 người thuộc các lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ của TP Bắc Giang, ngành nông nghiệp và người dân tập trung xử lý sự cố.

Hải Dương: Nước lũ dâng cao, nông dân mất trắng trăm tấn cá

Do ảnh hưởng của mưa lũ, hồ thủy điện xả lũ, mực nước hầu hết các sông khu vực Hải Dương dâng cao trên báo động III, nhiều người dân nuôi cá đã thiệt hại nặng nề.

Chiều 12/9, mực nước sông Kinh Môn vẫn cao hơn mức báo động 3. Đứng nhìn ra khu bãi Đồng Kênh thuộc xã Cộng Hòa (huyện Nam Sách, Hải Dương) ngập trắng nước, chỉ còn nhô nóc căn nhà cấp 4 dùng để trông coi, ông Phạm Hữu Luân (54 tuổi, xã Thăng Long, thị xã Kinh Môn, Hải Dương) buồn bã nói: “Gia đình tôi mất trắng rồi”.
Hai Duong: Nuoc lu dang cao, nong dan mat trang tram tan ca
Khu nuôi cá ngoài đê của gia đình ông Luân chìm trong nước lũ.