Hà Nội: tăng cường kiểm tra, xử lý cơ sở vi phạm ATTP

Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố xử phạt vi phạm hành chính 130 triệu đồng đối với 7 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm (ATTP) từ ngày 14 đến 29/10.

Theo đó, Công ty cổ phần Bigstar Việt Nam (số 42 đường Nguyên Hồng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa) bị xử phạt 4 triệu đồng do không có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến.
Chủ hộ kinh doanh Vũ Lệ Hằng - Bò nhúng dấm 555 (138A phường Giảng Võ, quận Ba Đình); chủ hộ kinh doanh Mường Hoa (căn 402 HH1B Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai) cùng bị xử phạt mức 12,5 triệu đồng do kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Cùng mắc lỗi này, Công ty cổ phần Five Spices (số 374 đường phố Huyện, thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai); Công ty TNHH Greensky Quốc tế (số 10E, ngõ 145/5 đường Phúc Lợi, phường Phúc Lợi, quận Long Biên) bị xử phạt mức 25 triệu đồng.
Ha Noi: tang cuong kiem tra, xu ly co so vi pham ATTP
Mẫu nước sinh hoạt được lấy tại Thanh Oai cho kết quả có thông số Amoni vượt mức cho phép. (Ảnh minh họa) 

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thế giới hải sản (số 06/H1 Khu đô thị mới Yên Hòa - Cầu Giấy, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) thực hiện không đúng quy định của pháp luật về chế độ kiểm thực 3 bước; thực hiện không đúng quy định của pháp luật về lưu mẫu thức ăn đã bị xử phạt 16 triệu đồng.

Công ty TNHH đầu tư nước sạch và môi trường Thanh Oai (địa chỉ thôn Cát Động, thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai) bị xử phạt 35 triệu đồng do lỗi cung cấp nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt không bảo đảm quy trình kỹ thuật về chất lượng nước sạch dùng cho mục đích sinh hoạt.
Ông Đặng Thanh Phong, Chi Cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết, thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm; trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở.
Để bảo vệ sức khỏe của người dân, thời gian qua, cơ quan chức năng của Hà Nội đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hậu kiểm vệ sinh, an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể...
Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng đã góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong việc tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Nhiều cơ sở đã đầu tư trang thiết bị mới, đồng bộ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, ý thức về bảo đảm an toàn thực phẩm cũng đã tốt hơn trước.
Để bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, tiếp tục ngăn chặn thực phẩm “bẩn” tuồn ra thị trường, theo ông Đặng Thanh Phong, từ nay đến cuối năm, công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm tiếp tục được tăng cường. Đặc biệt, thành phố sẽ tập trung công tác hậu kiểm sau công bố, kiểm tra đột xuất, kiên quyết xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn thực phẩm theo quy định.
Các ngành chức năng cần tăng cường vai trò quản lý, giám sát việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức trong dịp cuối năm...
>>> Mời độc giả xem thêm video Lễ hội liên tiếp, làm sao đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm?
 

Danh tính tài xế đâm vào đoàn người đi bộ, 1 người tử vong

Trước khi tông vào đoàn người đưa tang, ô tô do ông Ty điều khiển mất lái đâm vào trụ cầu. Hậu quả khiến một người tử vong, 3 người khác bị thương.

Ngày 1/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Phúc Thọ đã tạm giữ lái xe ô tô đâm vào đoàn người đi bộ làm 1 người tử vong để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Danh tinh tai xe dam vao doan nguoi di bo, 1 nguoi tu vong
Chiếc xe gây tai nạn. 

Hà Nội phát hiện hơn 10.000 cơ sở vi phạm ATTP

10 tháng năm 2023, các đoàn thanh, kiểm tra của Hà Nội đã phát hiện 10.240 cơ sở vi phạm VSATTP. Trong đó, 6.578 cơ sở bị xử phạt hơn 14 tỷ đồng.

Tại Hội nghị giao ban trực tuyến giữa Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm TP Hà Nội với các quận, huyện, thị xã được tổ chức mới đây, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, Hà Nội hiện có 76.807 cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên toàn thành phố.
Thời gian qua, thành phố đã duy trì công tác bảo đảm ATTP dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn tại 100% các phường, thị trấn, 60 tuyến phố văn minh bảo đảm ATTP tại 30 quận, huyện, thị xã.

Biển Đông sắp có áp thấp nhiệt đới, thời tiết xấu

Dự báo khoảng ngày 2-3/11, trên Biển Đông có thể hình thành một vùng áp thấp, không loại trừ khả năng sẽ mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Theo Trung tâm dự báo KTTV quốc gia, trên vùng biển phía Nam Biển Đông có khả năng hình thành vùng xoáy thấp trong khoảng 2-3 ngày tới, gây ra tình trạng mưa dông và nguy cơ gió giật mạnh trên khu vực Giữa và Nam của Biển Đông.
Cơ quan khí tượng không loại trừ trường hợp vùng xoáy thuận có thể mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), làm gia tăng tình trạng thời tiết xấu ở khu vực Giữa và Nam của Biển Đông trong thời gian này.
Bien Dong sap co ap thap nhiet doi, thoi tiet xau
 Ảnh nchmf
Ngoài ra, trong những ngày tới, nước ta còn chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, đáng kể nhất là đợt không khí lạnh tăng cường vào giai đoạn khoảng từ ngày 4-7/11 với cường độ mạnh.
Đợt không khí lạnh tăng cường này sẽ khiến khu vực Bắc và Giữa của Biển Đông có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng biển tăng cao từ 2-4m, biển động mạnh.
Dự báo từ khoảng đêm 4/11, miền Bắc có thể xảy ra đợt rét đầu tiên của mùa Đông năm 2024-2025 với nền nhiệt xuống rất thấp, vùng núi Bắc Bộ có khả năng xuất hiện rét đậm cục bộ.
Dự báo sau đợt không khí lạnh này, miền Bắc còn đón không khí lạnh tăng cường liên tiếp khiến trời rét kéo dài trong những ngày đầu tháng 11.
Theo ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, trong 10 ngày đầu tháng 11/2024 xuất hiện nhiều hình thái thời tiết nguy hiểm ảnh hưởng đến nước ta, nhất là các tỉnh miền Trung.
Dự báo từ khoảng ngày 3-10/11, miền Trung có thể chịu ảnh hưởng tổ hợp của một số hình thái thời tiết xấu gây mưa lớn gồm vùng xoáy thấp ở Nam và Giữa Biển Đông, ảnh hưởng của không khí lạnh liên tục được tăng cường với kết hợp với đới gió Đông hoạt động mạnh. Đây là một hình thái thời tiết gây mưa đặc biệt lớn.
Ông Khiêm cho biết, đây sẽ là đợt mưa đặc biệt lớn trên diện rộng, nguy cơ rất cao xuất hiện các trận mưa cường suất lớn, có thể gây ra lũ lớn trên báo động 3 ở các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ, ngập úng diện rộng, lũ quét, sạt lở đất ở các khu vực vùng núi. 
Đợt mưa này được nhận định có thể nguy hiểm hơn cả mưa do bão số 6 và mở rộng ra phần phía Nam, cụ thể là các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên.
Trung tâm dự báo KTTV quốc gia nhận định, sau ngày 10/11 mưa lớn ở miền Trung còn có diễn biến phức tạp với khả năng xuất hiện 2-3 đợt mưa lớn, trong đó nửa đầu tháng 11 tập trung nhiều ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi, nửa cuối tháng 11 và đầu tháng 12 tập trung nhiều ở các tỉnh từ Quảng Bình trở vào đến Phú Yên.
Theo ông Mai Văn Khiêm, từ ngày 26-30/10, miền Trung đã xảy ra một đợt mưa rất lớn do ảnh hưởng của bão Trà Mi khiến các hồ đã tích thêm nước, đất đã bão hòa nên đợt mưa đặc biệt lớn từ ngày 3/11 có thể dẫn đến nguy cơ rất cao xuất hiện lũ lớn.
Ngoài ra, nguy cơ đặc biệt cao về tình trạng lũ quét, sạt lở đất nghiêm trọng ở các tỉnh miền Trung, kèm theo đó là tình trạng ngập úng diện rộng có khả năng xuất hiện.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh mưa lũ diễn biến phức tạp, việc đảm bảo an toàn của các hồ thủy điện, hồ thủy lợi cũng là mối quan tâm lớn đối với các chính quyền địa phương và người dân.