Hà Nội: Tăng cường kiểm tra xe đưa đón học sinh

Để chuẩn bị cho năm học mới, các cơ quan liên ngành Hà Nội cùng vào cuộc, tăng cường rà soát, kiểm tra hoạt động của xe ô tô đưa đón học sinh.

Để đảm bảo an toàn trong năm học mới 2024-2025, Sở GTVT Hà Nội đã sớm yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động vận chuyển, đưa đón học sinh bằng xe ô tô.

Theo đó, Sở GD&ĐT và UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các trường học sử dụng xe đưa đón học sinh không ký hợp đồng vận chuyển đối với các đơn vị vận tải không đủ điều kiện, chấm dứt hợp đồng vận chuyển đối với phương tiện, người lái xe không đủ điều kiện quy định. Các nhà xe, lái xe tuyệt đối không chở quá tải cho phép, không sử dụng xe hết hạn đăng kiểm, không có phù hiệu “xe hợp đồng” hoặc phù hiệu hết hạn, lái xe không có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển…

Sở GD&ĐT chỉ đạo Thanh tra Sở GD&ĐT phối hợp với Thanh tra Sở Giao thông vận tải rà soát các trường học có hoạt động sử dụng xe ô tô hợp đồng đưa, đón học sinh.

Theo Phó Giám đốc Sở GTVT Đào Việt Long, Thanh tra Sở GTVT chủ trì phối hợp với lực lượng Thanh tra Sở GD&ĐT, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, chính quyền địa phương và các nhà trường tổ chức kiểm tra toàn bộ xe hợp đồng đưa đón học sinh trên địa bàn thành phố. Đơn vị báo cáo kết quả kiểm tra này trước ngày 30/9 để tổng hợp báo cáo UBND thành phố.

Bên cạnh đó, lực lượng Thanh tra Sở GTVT tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định trong tổ chức và quản lý hoạt động vận tải đặc biệt đối với hoạt động đưa đón học sinh bằng ô tô.

“Cơ quan quản lý tăng cường truyền thông trên báo chí, nâng cao nhận thức và tuyên truyền tới các trường lựa chọn các đơn vị vận tải có đầy đủ giấy phép kinh doanh, đáp ứng đủ các điều kiện về kinh doanh vận tải để ký hợp đồng vận chuyển học sinh”, ông Đào Việt Long cho biết.

Ông Nguyễn Đình Quyền, Trưởng phòng Tham mưu tổng hợp (Thanh tra Sở GTVT) Hà Nội cho biết, Thanh tra Sở GTVT đã có kế hoạch kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính đối với xe hợp đồng vận chuyển học sinh. Theo đó, Đội trưởng các Đội thanh tra GTVT chủ động bố trí lực lượng phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo các địa phương, lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự và các trường học trên địa bàn tổ chức kiểm tra, rà soát toàn bộ xe hợp đồng vận chuyển, đưa đón học sinh tại các trường học trên địa bàn Thành phố; tăng cường kiểm tra.

Nội dung kiểm tra tập trung vào điều kiện an toàn kỹ thuật phương tiện như: Giấy chứng nhận đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, phù hiệu xe, hợp đồng vận chuyển, việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, camera trên xe và truyền dữ liệu theo quy định, có cải tạo phương tiện hay không; kiểm tra điều kiện người lái xe gồm: Giấy phép lái xe, chứng chỉ tập huấn nghiệp vụ vận tải, thẻ nhận dạng lái xe; kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP và Nghị định số 123/2021/NĐ-CP.

Theo ông Nguyễn Đình Quyền, việc kiểm tra chuyên đề xe đưa đón học sinh chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ ngày 11/8/2024 đến ngày 24/8/2024, các Đội Thanh tra GTVT quận, huyện, thị xã tổ chức kiểm tra, rà soát toàn bộ các đơn vị kinh doanh vận tải có xe hợp đồng vận chuyển, đưa đón học sinh đã ký hợp đồng với các trường học trên địa bàn quản lý.

Giai đoạn 2 từ ngày 6/9/2024, lực lượng chức năng sẽ kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp người lái xe, phương tiện vận chuyển học sinh vi phạm về trật tự an toàn giao thông, vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách bằng xe ô tô theo hình thức hợp đồng.

Bên cạnh công tác kiểm tra định kỳ, lực lượng chức năng sẽ kiểm tra đột xuất mang tính "hậu kiểm" các xe ô tô đưa đón học sinh, để đảm bảo việc tuân thủ các quy định an toàn cho học sinh.

Ha Noi: Tang cuong kiem tra xe dua don hoc sinh

Bắt đầu năm học mới, thành phố Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra hoạt động đưa đón học sinh bằng xe ô tô hợp đồng. Ảnh minh họa (Nguồn suckhoedoisong.vn)

Trước đó, UBND TP Hà Nội yêu cầu ngành giáo dục trên địa bàn phải rà soát các phương tiện kinh doanh đưa đón học sinh định kỳ vào ngày 15 hàng tháng. Các cơ sở giáo dục phải báo cáo về hành trình, điểm dừng đón, trả, danh sách lái xe, hình ảnh xe và màu sơn để cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát. Kiên quyết không để các phương tiện không đảm bảo điều kiện an toàn đưa đón học sinh...

Đầu tư phương tiện, hình thức quản lý, tăng cường đưa đón giáo viên, học sinh bằng các phương tiện của nhà trường, khuyến khích giáo viên, học sinh sử dụng phương tiện công cộng nhằm giảm phương tiện cá nhân góp phần giảm tình trạng ùn tắc tại các khu vực xung quanh trường học.

Đặc biệt, phối hợp đầu tư lắp đặt hệ thống camera giám sát tại các khu vực gần cổng trường học để ghi nhận các hình ảnh vi phạm giao thông của học sinh làm căn cứ xử lý và bình xét thi đua đối với từng lớp học, giáo viên và học sinh.

Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương yêu cầu các hộ dân giữ xe xung quanh trường học cam kết không nhận trông, giữ xe mô tô của học sinh. Các đơn vị, trường học khi phát hiện hoặc tiếp nhận thông báo về học sinh điều khiển mô tô, xe gắn máy không đúng quy định hoặc vi phạm pháp luật về giao thông phải có trách nhiệm mời cha mẹ học sinh đến làm việc, thông báo rõ vi phạm và yêu cầu phối hợp, quản lý giáo dục con cái.

UBND Thành phố Hà Nội cũng yêu cầu Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ đạo rà soát lại các chương trình, nội dung, hình thức giáo dục, giảng dạy về TTATGT cho học sinh trong các cấp học, các nhà trường để bổ sung, hoàn thiện, bảo đảm tương xứng với tính chất quan trọng của việc xây dựng văn hóa giao thông cho thế hệ tương lai của đất nước.

Thống kê số liệu vi phạm hành chính, số liệu tai nạn giao thông liên quan đến học sinh. Đồng thời, đánh giá và xác định nguyên nhân, hậu quả để từ đó có giải pháp tăng cường bảo đảm TTATGT trên địa bàn Thành phố.

UBND TP Hà Nội cho rằng, việc tăng cường công tác bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong tổng thể công tác bảo đảm TTATGT trên địa bàn Thành phố.

>>> Mời quý độc giả xem video: Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) trao đổi về vụ việc cháu bé 5 tuổi bị bỏ quên tử vong trên xe đưa đón học sinh:
 

Ông Lưu Văn Bản được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương

Ông Lưu Văn Bản, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 899/QĐ-TTg giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Lưu Văn Bản, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương.
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Lưu Văn Bản, Ủy viên Ban Thường vụ Tinh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương từ ngày 24/8 cho đến khi kiện toàn chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Nhiều tỉnh miền núi phía Bắc sạt lở nghiêm trọng do mưa lớn

Mưa lũ, sạt lở đất xảy ra tại nhiều địa phương: Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Giang, Yên Bái, Điện Biên... gây thiệt hại cả về người và tài sản.

Nhieu tinh mien nui phia Bac sat lo nghiem trong do mua lon
Mưa lớn cộng với lũ các sông vẫn cao, khiến nhiều huyện và thành phố Cao Bằng ngập lụt, sạt lở. (Ảnh vtv.vn)
Nhieu tinh mien nui phia Bac sat lo nghiem trong do mua lon-Hinh-2Đất đá sạt từ phía sau đồi đã vùi lấp nhà dân TP Cao Bằng, vùi lấp 6 xe máy và nhiều tài sản khác (Ảnh: Lê Duyên/vtv.vn)
Nhieu tinh mien nui phia Bac sat lo nghiem trong do mua lon-Hinh-3Quốc Lộ 279, qua Điện Biên sạt lở nhiều điểm gây ách tắc giao thông. Các phương tiện không thể qua lại trên tuyến QL 279 trong sáng 25/8.
Nhieu tinh mien nui phia Bac sat lo nghiem trong do mua lon-Hinh-4Hiện trường vụ sạt lở đất làm đổ sập tường nhà tại thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang, Hà Giang khiến 2 người bị thương. Như vậy, tại Hà Giang đã ghi nhận 3 người thương vong. Một nhà dân ở huyện Mèo Vạc phải di dời người khẩn cấp; 2 ngôi nhà bị hư hỏng và 16 ngôi nhà bị ảnh hưởng bởi sạt lở ở huyện Bắc Quang.  Ngoài ra mưa lũ đã khiến nhiều diện tích lúa, ngô, hoa màu và cây ăn quả bị ngập úng.  (Ảnh: Báo Hà Giang)
Nhieu tinh mien nui phia Bac sat lo nghiem trong do mua lon-Hinh-5Mưa lớn đêm 24, rạng sáng 25/8 đã làm 1 người bị thương và sạt lở đất đá vào 2 hộ dân ở huyện Lục Yên (Yên Bái). Tại xã Tân Phượng, tuyến đường liên xã Tân Phượng – Lâm Thượng cũng bị sạt lở tại khu vực thôn Lũng Cọ, gây tắc đường tạm thời. Ngoài ra, một số xã trên địa bàn huyện Lục Yên như Minh Chuẩn, Trúc Lâu… cũng ghi nhận thiệt hại do mưa lũ. Ảnh: Lực lượng chức năng xã Lâm Thượng, Lục Yên khắc phục hậu quả mưa lũ. (Ảnh: VOV)
 Nhieu tinh mien nui phia Bac sat lo nghiem trong do mua lon-Hinh-6Khoảng 10h30 phút sáng 25/8) tại Km49+200 trên tuyến Tỉnh lộ 155 (đường tránh Quốc lộ 4D đi qua thị xã Sa Pa) xảy ra một vụ sạt lở nghiêm trọng, gây chia cắt giao thông hoàn toàn.
Nhieu tinh mien nui phia Bac sat lo nghiem trong do mua lon-Hinh-7Chiếc xe đầu kéo bị lũ cuốn trôi ở Bắc Giang, lái xe được cứu kịp thời.(Ảnh: Báo Bắc Giang)

>>> Mời độc giả xem thêm video Nhiều tuyến đường huyết mạch ở Bắc Kạn tê liệt vì sạt lở: