Hà Nội: Không chịu đo nồng độ cồn, chủ tịch phường bị phạt nặng

Chủ tịch UBND phường Trần Phú đã không xuất trình giấy phép lái xe, đăng ký phương tiện và đặc biệt là không chấp hành việc đo nồng độ cồn của lực lượng chức năng.

Phòng CSGT Công an TP Hà Nội vừa lập biên bản xử lý vi phạm đối với ông L.H.Q., Chủ tịch UBND phường Trần Phú (quận Hoàng Mai, Hà Nội), do cố tình không chấp hành việc kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng chức năng.
Ha Noi: Khong chiu do nong do con, chu tich phuong bi phat nang
CSGT làm việc với ông L.H.Q. 
Trước đó lúc 22h ngày 18/9, tổ công tác Đội CSGT số 14 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) lập chốt kiểm tra nồng độ cồn trên tuyến đường Giải Phóng (địa phận quận Hoàng Mai), thì phát hiện ô tô con nhãn hiệu Mazda CX5 mang BKS 30H-318.xx, có biểu hiện nghi vấn, nên yêu cầu dừng xe kiểm tra. Quá trình kiểm tra, nam tài xế có biểu hiện không chấp hành yêu cầu của lực lượng chức năng.
Tài xế ô tô Mazda CX5 cố tình không xuất trình giấy tờ xe có liên quan, không xuất trình giấy phép lái xe, đăng kiểm, đăng ký phương tiện và đặc biệt là không chấp hành việc đo nồng độ cồn của lực lượng chức năng. Sau đó chúng tôi bắt buộc phải lập biên bản với người này. Sau khoảng một tiếng đồng hồ làm việc, cảnh sát đã lập biên bản đối với trường hợp vi phạm, tuy nhiên tài xế không chịu ký vào biên bản.
Lực lượng CSGT đã lập biên bản tạm giữ xe ô tô Mazda CX5 mang BKS 30H-318.xx, ra quyết định xử phạt đối với nam tài xế ô tô này về các lỗi: Không chấp hành việc kiểm tra nồng độ cồn của CSGT; Không có giấy phép lái xe; Không có giấy đăng ký xe; Không có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; Không có bảo hiểm xe. Đối với các lỗi kể trên, nam tài xế bị phạt 56 triệu đồng.
Sau khi sự việc xảy ra, lực lượng chức năng đã xác định nam tài xế nêu trên là ông L.H.Q., Chủ tịch UBND phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội. Quá trình làm việc sau đó, ông Q. thừa nhận đã uống rượu rồi đi đón bố từ Bệnh viện Thanh Nhàn về nhà, sau đó tiếp tục lái xe đi đón con từ Linh Đàm về nhà.
>>> Xem thêm video: Chồng bị bắt thổi nồng độ cồn, vợ lớn tiếng quát CSGT
 

Khởi tố nữ bị can bắt cóc, sát hại bé gái 2 tuổi ở Hà Nội

Cơ quan Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Giáp Thị Huyền Trang (27 tuổi, quê tỉnh Bắc Giang) về tội Giết người.

Liên quan tới vụ bắt cóc, sát hại bé gái 2 tuổi, ngày 22/9, Công an tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Giáp Thị Huyền Trang (27 tuổi, quê tỉnh Bắc Giang) về tội Giết người. Trước đó, cơ quan chức năng xác định, chiều 19/9, Trang đã bắt cóc bé gái 2 tuổi ở huyện Gia Lâm, TP Hà Nội. Nghi phạm này được gia đình nạn nhân thuê đưa đón cháu bé.
Khoi to nu bi can bat coc, sat hai be gai 2 tuoi o Ha Noi
Đối tượng Giáp Thị Huyền Trang. 

Dân mạng tranh cãi gay gắt quy định về phạt thổi nồng độ

(Kiến Thức) - Nhiều ý kiến cho rằng, ăn vải, uống thuốc ho cũng có thể bị phạt thổi nồng độ cồn là quá vô lý.

Ngay dịp đầu năm mới, trên mạng xã hội đã xảy ra nhiều tranh cãi dữ dội xung quanh quy định mới về việc phạt thổi nồng độ cồn. Theo đó, việc ăn một số loại hoa quả ví dụ như vải hay uống siro ho cũng cho ra kết quả hơi thở có nồng độ cồn và vẫn bị phạt là quá vô lý.
Dan mang tranh cai gay gat quy dinh ve phat thoi nong do
Thông tin ăn vải, uống siro ho cũng có nguy cơ bị phạt thổi nồng độ cồn gây xôn xao dư luận. 

Phòng khám Y học Sài Gòn ép sản phụ chuyển 29 triệu phá thai: Xử sao?

Người phụ nữ phá thai tại Phòng khám Y học Sài Gòn, thống nhất gói 2 triệu đồng, nhưng trong quá trình làm thủ thuật lại được yêu cầu trả 29 triệu đồng mới làm tiếp.

Ngày 21/9, Sở Y tế TP HCM cho biết vừa phát hiện Phòng khám Y học Sài Gòn có hành vi giữ người bệnh để "vẽ bệnh, moi tiền", đúng như phản ánh của người nhà bệnh nhân. Cụ thể, 18h3, ngày 19/9, Thanh tra Sở Y tế TP HCM nhận được điện thoại kêu cứu về người bệnh đang bị một phòng khám tư nhân giữ lại để "vẽ bệnh, moi tiền". Theo Sở Y tế TP HCM, đây là một hành vi vi phạm cả về pháp luật và đạo đức hành nghề.
Phong kham Y hoc Sai Gon ep san phu chuyen 29 trieu pha thai: Xu sao?

Phòng khám Y học Sài Gòn có dấu hiệu giữ người bệnh để “vẽ bệnh, moi tiền”.