Ngân hàng hạ lãi suất: Cú hích cho nền kinh tế nhưng phải thận trọng lạm phát

(Vietnamdaily) - Việc giảm liên tiếp 2 lần lãi suất điều hành chỉ trong vòng 1 tháng, đã mở ra kỳ vọng cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn vay với mức lãi suất thấp hơn.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã giảm loạt lãi suất điều hành từ 0,3-0,5 điểm % vào ngày 3/4. Trong đó giảm 0,5 điểm % đối với trần lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng và kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng.
Theo đó, 3 nhà băng bao gồm NamA Bank, Saigonbank và VIB đã có động thái giảm lãi suất sớm nhất và cùng công bố lãi suất ở mức cao nhất 5,5%/năm đối với loại hình tiền gửi online cho kỳ hạn dưới 6 tháng. Trong khi đó một số ngân hàng khác đã giảm mạnh hơn về mức 5,2% như SHB, PVComBank và SeABank.
Tại OceanBank, lãi suất huy động tại ngân hàng này đã giảm 0,2 – 0,6 điểm % tại các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên và đang niêm yết là 8,3% tại các kỳ hạn 12 – 36 tháng.
Ngân hàng Sacombank và ACB cũng giảm 0,1 – 0,3 điểm ở các kỳ hạn trên 6 tháng, đồng thời điều chỉnh lãi suất huy động dưới 6 tháng về mức tối đa được phép.
Đối với nhóm ngân hàng thương mại lớn như VPBank, Techcombank, MB…, lãi suất ngắn hạn cũng đồng loạt giảm về mức trần quy định.
Tương tự, tại TPBank và Eximbank, mặc dù ra quyết định chậm hơn so với các ngân hàng khác nhưng cũng kịp thời điều chỉnh mức lãi suất huy động về dưới 5,5% cho kỳ hạn dưới 6 tháng.
Ở nhóm Big4, do vốn duy trì mức lãi suất huy động tại quầy ở mức 5,5%/năm từ trước đó nên không bắt buộc phải điều chỉnh lãi suất huy động tại quầy dịp này.
Như vậy, đây là đợt giảm lãi suất lớn thứ 2 chỉ trong vòng 2 tuần qua. Trước đó, các ngân hàng đã đồng loạt giảm lãi suất huy động sau khi NHNN giảm lãi suất điều hành từ ngày 15/3.
Ngan hang ha lai suat: Cu hich cho nen kinh te nhung phai than trong lam phat
 NHNN liên tiếp giảm lãi suất điều hành để cứu nền kinh tế.
Theo NHNN trong tháng 2 vừa qua đã có 22 ngân hàng giảm lãi suất cho vay bình quân với khoảng 0,4%/năm. Mức lãi suất vay thấp được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy nhu cầu vay vốn nhiều hơn trong thời gian tới bởi hiện tín dụng quý 1 tăng khá thấp, mới khoảng 2%.
Tại cuộc họp báo của NHNN cuối tháng 3, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, trong quý 2 sẽ tiếp tục điều hành lãi suất uyển chuyển, linh hoạt; phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát; khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để ổn định mặt bằng lãi suất.
Bối cảnh quý 2 toàn cầu chưa hẳn đã thuận lợi. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể chưa tăng lãi suất ngay trong tháng 5 và mức độ tăng có thể chậm lại nhưng những bất lợi mới phát sinh là sự đổ vỡ của ngân hàng quốc tế.
Điều này sẽ ảnh hưởng đến chính sách đầu tư của các tập đoàn lớn trên thế giới… Dù vậy, Ngân hàng Nhà nước vẫn kiên trì mục tiêu hỗ trợ vốn tín dụng cho doanh nghiệp, người dân để phục hồi kinh tế”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết.
Thực tế, theo thống kê của Chứng khoán SSI, 1 tuần sau khi NHNN điều chỉnh giảm lãi suất điều hành hồi giữa tháng 3, lãi suất liên ngân hàng đã giảm mạnh, về mức thấp nhất trong hơn 8 tháng, chỉ còn 1,2%/năm.
Điều này cho thấy quyết định chính sách của NHNN đã ngay lập tức có hiệu quả đối với thị trường liên ngân hàng, nơi các ngân hàng cho vay mượn lẫn nhau.
Điều mà doanh nghiệp mong chờ nhất lúc này là các ngân hàng sẽ sớm hạ nhiệt mặt bằng lãi suất cho vay nhanh hơn, để họ có thể mạnh dạn vay vốn, phục hồi sản xuất kinh doanh.
Theo các chuyên gia, việc giảm lãi suất điều hành sẽ là tiền đề để các tổ chức tín dụng giảm lãi suất huy động và cho vay, tương tự như diễn biến sau lần hạ lãi suất đợt 1 hồi đầu tháng 3. Thị trường sẽ cần một thời gian để các chính sách có sự lan toả.
Trong bối cảnh lạm phát đã giảm nhiệt, tỷ giá vẫn được duy trì ở mức tương đối ổn định, việc NHNN bắt đầu nới lỏng dần chính sách tiền tệ, tiếp tục giảm lãi suất điều hành được đánh giá là phương pháp "linh hoạt", giúp kích thích nhu cầu tín dụng.
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng việc liên tục giảm lãi suất điều hành và hạ trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng sẽ giúp giảm chi phí cho ngân hàng. Qua đó, các ngân hàng sẽ hạ lãi suất cho vay.
Tuy nhiên, theo ông Hiếu, mức giảm lãi suất cho vay là không nhiều. Vì xu hướng tăng lãi suất trên thế giới vẫn tiếp tục diễn ra. Ông Hiếu phân tích việc Việt Nam hạ lãi suất trong bối cảnh các nước tăng lãi suất thì giá trị của tiền đồng VND sẽ giảm đi. Khi đó, tỷ giá sẽ tăng.
Nếu tỷ giá tăng mạnh sẽ tạo sự bất ổn về tỷ giá, ảnh hưởng đến cả lạm phát nữa. Vì Việt Nam nhập khẩu rất nhiều. Nên khi nhập khẩu hàng hóa của các nước thì chúng ta nhập khẩu cả lạm phát của họ nữa. Điều này cho thấy giá hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng.
Ngan hang ha lai suat: Cu hich cho nen kinh te nhung phai than trong lam phat-Hinh-2
 Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV - ông Cấn Văn Lực.
"Khi chúng ta giảm lãi suất, sẽ kích cầu tín dụng, qua đó cũng giúp doanh nghiệp và người dân sẵn sàng vay nhiều hơn để đưa vào sản xuất kinh doanh tiêu dùng. Đồng thời cũng tăng thêm nguồn thu tín dụng, dịch vụ đi kèm cho các tổ chức tín dụng.
Vốn dĩ trong bối cảnh khó khăn hiện nay, đây chính là cú hích quan trọng cho cả nền kinh tế, cho người dân, doanh nghiệp và các ngân hàng", ông Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nhận định.
Để chính sách giảm lãi suất phát huy tác dụng, tiến sĩ Cấn Văn Lực khuyến cáo cần thận trọng với lạm phát vì lạm phát của Việt Nam còn cao, áp lực tăng còn khá lớn khi tới tháng 7 tăng lương cơ sở...
Về điều này, NHNN khẳng định không chủ quan với áp lực lạm phát, sẽ theo dõi sát diễn biến tiền tệ trong nước, quốc tế... để chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, ổn định mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Nhóm ngành nào hưởng lợi từ việc giảm lãi suất?

(Vietnamdaily) - Việc giảm lãi suất sẽ tạo áp lực trực tiếp tới thị trường chứng khoán, giới chuyên gia cho rằng một số nhóm ngành sẽ hưởng lợi từ xu hướng này gồm nhóm ngành có đòn bẩy tài chính cao.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, từ ngày 6/3, có 4 ngân hàng vốn nhà nước giảm lãi suất huy động 0,2% với kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng. Khối ngân hàng tư nhân đồng thuận giảm lãi suất 0,5% với kỳ hạn 6-12 tháng (từ 27/2).

Tại phiên họp Chính phủ cuối tuần trước, Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước điều hành lãi suất hợp lý, phù hợp với kiểm soát lạm phát. Việc cắt giảm lãi suất theo Thủ tướng cần được làm thực chất.

Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành từ 3/4

(Vietnamdaily) - Ngày 31/3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có quyết định điều chỉnh lãi suất điều hành.

Theo đó, lãi suất tái cấp vốn giảm từ mức 6%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu giữ nguyên ở mức 3,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với TCTD giữ nguyên ở mức 6,0%/năm.

Doanh thu tiêu thụ quý 1 của Thực phẩm Sao Ta ước đạt 1.020 tỷ

(Vietnamdaily) - CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC) trong tháng 3 kinh doanh không mấy khởi sắc trong bối cảnh không tích cực của toàn ngành.

Thực phẩm Sao Ta vừa công bố sản lượng sản xuất tôm thành phẩm trong tháng 3 của doanh nghiệp đạt 1.147 tấn, giảm 41% so với mức 1.960 tấn ghi nhận cùng kỳ năm 2022. Sản lượng nông sản thành phẩm cũng giảm 12%, đạt 236 tấn.

Về sản lượng tiêu thụ, tiêu thụ tôm thành phẩm của Sao Ta đạt 1.193 tấn, giảm 20% so với mức 1.499 tấn ghi nhận trong tháng 3/2022. Sản lượng tiêu thụ nông sản thành phẩm đạt 138 tấn, giảm 9% (cùng kỳ đạt 152 tấn).

Trong tháng 3, Sao Ta thu về 14,6 triệu USD, giảm 21% so với cùng kỳ năm 2022. Luỹ kế 3 tháng đầu năm, doanh thu tiêu thụ của Sao Ta đạt 43,2 triệu USD (khoảng 1.020 tỷ đồng), giảm 26% so với cùng kỳ.

Sao Ta cho biết, trong tháng 3, khu nuôi 320 hecta đã thả nuôi hoàn tất, khu mới hơn 200 hecta đang tiến trình làm ao. Dự kiến trong tháng 5 có thể thu hoạch tôm ở khu nuôi cũ và bắt đầu thả nuôi khu mới.

Doanh thu tieu thu quy 1 cua Thuc pham Sao Ta uoc dat 1.020 ty
 FMC thu về kết quả không mấy khả quan tháng 3/2023.

Sự sụt giảm của Sao Ta diễn ra trong bối cảnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam không mấy tươi sáng trong các tháng đầu năm.

Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), ước xuất khẩu thuỷ sản trong quý 1/2023 khoảng 1,85 tỷ USD, giảm 27% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu tôm mang về 577 triệu USD, giảm 40% so với quý 1/2022.

Phát biểu tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài diễn ra ngày 31/3, bà Tô Tường Lan – Phó tổng thư ký VASEP cho biết, trong quý 1 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường chính đều ghi nhận sự sụt giảm mạnh về kim ngạch. Riêng thị trường Mỹ giảm tới 55% so với cùng kỳ năm trước, châu Âu giảm 30%...

Bà Lan cho rằng, xu hướng giảm tại các thị trường chính đang thể hiện rất rõ ràng và tín hiệu giảm sẽ kéo dài đến ít nhất qua hết hè năm nay. Nhiều doanh nghiệp thậm chí đến tháng 4,5 và 6 vẫn chưa có đơn hàng.

Có 3 nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Đầu tiên là vấn đề lạm phát và khủng hoảng ngân hàng tại thị trường Mỹ. Thứ hai là do các nhà nhập khẩu cơ cấu lại đơn hàng khiến giá xuất khẩu thủy sản có xu hướng giảm. Thứ 3 là do sự cạnh tranh khốc liệt giữa thủy sản Việt Nam và các đối thủ khác như Ecuador và Ấn Độ tại các thị trường nhập khẩu.