Những đại gia Việt từng 'làm mưa làm gió' ở nước ngoài khi kinh doanh mì gói

Trước khi khẳng định vị thế của mình tại các lĩnh vực như kinh doanh bất động sản, tài chính... nhiều đại gia Việt từng có thời làm mưa làm gió tại thị trường nước ngoài với sản phẩm mì gói.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng - thương hiệu Mivina
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là người Việt đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú giàu nhất thế giới của Forbes năm 2013. Được biết đến nhiều hơn với cương vị Chủ tịch Tập đoàn Vingroup nhưng trước đây, ông Phạm Nhật Vượng từng thành danh ở lĩnh vực sản xuất mì gói với thương hiệu Mivina tại Đông Âu.
Nhung dai gia Viet tung 'lam mua lam gio' o nuoc ngoai khi kinh doanh mi goi
 Tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Ảnh: Vietnamnet
Ông Phạm Nhật Vượng du học ngành kinh tế tại Đại học địa chất Moscow, Nga. Sau khi tốt nghiệp, ông ở lại nước ngoài lập nghiệp và lập nên thương hiệu mì gói Mivina tại Ukraina. Thời điểm đó, nhà máy sản xuất mì ăn liền của tỷ phú Phạm Nhật Vượng chỉ có 30 công nhân làm việc. Sau đó, loại mì này nhanh chóng được người dân Ukraine và nhiều quốc gia khác như Estonia, Litva, Latvia, Moldova, Ba Lan, Đức, Israel... ưa chuộng.
Hiện tại, tên tuổi của tỷ phú Phạm Nhật Vượng được thế giới biết nhiều hơn khi cổ phiếu VinFast niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ.
Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang
Nếu như ông Phạm Nhật Vượng nổi tiếng với mì tại Ukraina thì tỷ phú Nguyễn Đăng Quang nổi tiếng với mì gói tại Nga.
Những năm đầu thập niên 1990, ông Nguyễn Đăng Quang bắt đầu bán mì ăn liền cho người Việt tại Nga, đồng thời xây dựng nhà máy đầu tiên với công suất 30 triệu gói/tháng, sản xuất mì, nước tương, nước mắm, tương ớt bán cho người bản xứ.
Nhung dai gia Viet tung 'lam mua lam gio' o nuoc ngoai khi kinh doanh mi goi-Hinh-2
 Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang. Ảnh: Masan 
Thời điểm đó, người Nga chưa có thói quen ăn mì gói và tương ớt. Thế nhưng, nhờ tư duy tinh tế nhìn “miếng bánh ngon” chưa ai khai thác, thay vì chỉ phục vụ cộng đồng Việt kiều với khoảng 200 ngàn người, ông Nguyễn Đăng Quang hướng tới thị trường toàn người dân nước Nga với hơn 150 triệu người. Trên thực tế, mặt hàng mì gói và tương ớt xuất khẩu sang Nga đã đạt đỉnh điểm lên tới 100 triệu USD (tương đương 2316 nghìn tỷ đồng) mỗi năm. Chủ tịch Masan được mọi người nhắc đến là “Người dạy cho người Nga ăn mì gói và tương ớt”.
Ông Đặng Khắc Vỹ - Chủ tịch VIB
Ông Đặng Khắc Vỹ - Chủ tịch VIB cũng có quãng thời gian khởi nghiệp và hoạt động kinh doanh chính tại thị trường Đông Âu với việc kinh doanh mì gói. Sau khi trở về Việt Nam đầu tư lớn, ông vẫn tiếp tục duy trì sự nghiệp kinh doanh với trời Âu.
Nhung dai gia Viet tung 'lam mua lam gio' o nuoc ngoai khi kinh doanh mi goi-Hinh-3
 Ông Đặng Khắc Vỹ - Chủ tịch VIB. Ảnh: VIB
Ông Đặng Khắc Vỹ cũng đang là Chủ tịch của Mareven Food Holdings, công ty mẹ của Mareven Food Central, đơn vị nắm 46% thị phần mì gói của Nga với mức tiêu thụ 2 tỷ phần mỗi năm.
Với Mareven Food, ông Đặng Khắc Vỹ là vua mì gói trong làng kinh doanh thực phẩm ở nhiều quốc gia.
Ông Ngô Chí Dũng - Chủ tịch VPBank
Trước khi trở thành Chủ tịch VPBank, ông Ngô Chí Dũng từng khởi nghiệp ngành mì tôm cùng ông Đặng Khắc Vỹ tại Nga. Công ty mì tôm Rollton khá nổi tiếng và được ưa chuộng tại Nga.
Nhung dai gia Viet tung 'lam mua lam gio' o nuoc ngoai khi kinh doanh mi goi-Hinh-4
 Ông Ngô Chí Dũng - Chủ tịch VPBank. Ảnh: VPbank
Rollton thuộc tập đoàn Future Generation Group (FC), là thương hiệu Việt được thành lập vào năm 1998. Không chỉ là thương hiệu mì ăn liền có tiếng trên đất Nga, Rollton tạo ra công ăn việc làm cho hàng nghìn người dân tại Nga.
Hoàng Minh (tổng hợp)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN