Góc khuất kinh hoàng của Hồng Kông đằng sau sự tráng lệ

(Kiến Thức) - Đằng sau vẻ tráng lệ, phồn hoa, có lẽ ít ai ngờ rằng, Hồng Kông đang "chìm ngập" trong tệ nạn ma túy và mại dâm. 

Theo The Sun, Hồng Kông, một thành phố chật hẹp với số dân 7,5 triệu người, đang đối diện với tệ nạn ma túy, mại dâm tràn lan cùng hoạt động kinh doanh bất hợp pháp. 
Hiện tại, khoảng 30.000 người Anh đang sinh sống và làm việc tại Hồng Kông. Nhiều người Anh đã đổ dồn về thành phố này để làm ăn và "hưởng lạc". Có người nói rằng, Hồng Kông chỉ giống như "khu giải trí" cho người lớn và nơi đây không tồn tại luật pháp.
Hồng Kông đối mặt với tệ nạn ma túy và mại dâm. Ảnh: The Sun.
Hồng Kông đối mặt với tệ nạn ma túy và mại dâm. Ảnh: The Sun. 
Alan, 26 tuổi, là một công dân Anh đang làm việc trong lĩnh vực tài chính. Hồng Kông là nơi anh thường có những cuộc tiếp xúc với các nhà quản lý, luật sư cao cấp, chuyên viên ngân hàng tại các nhà hàng, khách sạn sang trọng. Nhưng sau khi kết thúc công việc, anh có thể tìm đến các cô gái để "giải khuây".
“Tệ nạn mại dâm ở Hồng Kông còn phổ biến hơn ở Anh. Thành phố này có nhiều quận đèn đỏ. Đặc biệt tại quận Wan Chai, nhiều cô gái có nghề nghiệp tự do, chủ yếu đến từ Philippines và Indonesia, làm việc trong các quán bar. Thậm chí, một số người làm nghề giúp việc, vì đồng lương ít ỏi nên cũng 'nhắm mắt' trở thành gái mại dâm. Để qua đêm với một cô gái trong quán bar, khách làng chơi phải chi khoảng 1.500 đến 2.000 HKD”, Alan kể lại.
Mời độc giả xem thêm video: Thái Lan muốn xóa bỏ hình ảnh du lịch tình dục (Nguồn: VTV1)
Joe (26 tuổi) đến từ thủ đô London (Anh) cũng là người thường xuyên phải bay tới thành phố Hồng Kông để công tác. Và khi đến đây, những người bạn của Joe sẽ giúp anh có khoảng thời gian vui vẻ sau chặng bay dài.
“Tôi đã có vài ngày làm việc ở quận Wan Chai. Ở đây, rất nhiều quán bar mở cửa cả ngày. Mua ma túy trong quán bar thậm chí còn dễ dàng hơn mua hàng trong tạp hóa. Dọc đường đi, đầy dẫy gái mại dâm”, Joe chia sẻ.
“Tôi từng ở trong một quán bar vào ban đêm và tận mắt chứng kiến cảnh tượng cảnh sát ập đến. Khoảng 20 cảnh sát lục soát mọi ngóc ngách, có vẻ như họ đang tìm ma túy. Nhưng rồi đâu lại vào đó. Tôi cược là bạn có thể hối lộ cho họ nếu bị bắt”, anh nói tiếp.

Thủ đô Iran bình yên đến lạ thường sau làn sóng biểu tình

(Kiến Thức) - Cuộc sống người dân thủ đô Tehran bất ngờ quay trở lại bình thường như chưa từng có làn sóng biểu tình dữ dội kéo dài suốt hơn một tuần qua.

Kênh truyền hình Al Mayadeen dẫn lời người phát ngôn lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) Ramezan Sharif cho biết, cảnh sát và lực lượng an ninh Iran đã kiểm soát hoàn toàn tình hình tại thủ đô Tehran và các thành phố khác sau hàng loạt cuộc biểu tình chống chính phủ dữ dội trong suốt hơn một tuần qua. Ảnh: FNA.
Kênh truyền hình Al Mayadeen dẫn lời người phát ngôn lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) Ramezan Sharif cho biết, cảnh sát và lực lượng an ninh Iran đã kiểm soát hoàn toàn tình hình tại thủ đô Tehran và các thành phố khác sau hàng loạt cuộc biểu tình chống chính phủ dữ dội trong suốt hơn một tuần qua. Ảnh: FNA.

Theo Independent, hãng thông tấn ILNA dẫn lời ông Ali Asghar Nasserbakht, một quan chức Tehran, cho biết, khoảng 450 người đã bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình tại thủ đô Tehran vào các ngày 30-31/12/2017 và 1/1/2018. Ảnh: FNA.
 Theo Independent, hãng thông tấn ILNA dẫn lời ông Ali Asghar Nasserbakht, một quan chức Tehran, cho biết, khoảng 450 người đã bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình tại thủ đô Tehran vào các ngày 30-31/12/2017 và 1/1/2018. Ảnh: FNA.

“Tình hình tại Tehran đã được kiểm soát và cảnh sát không phải nhờ đến sự hỗ trợ của lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran”, ông Nasserbakht thông báo. Ảnh: FNA.
“Tình hình tại Tehran đã được kiểm soát và cảnh sát không phải nhờ đến sự hỗ trợ của lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran”, ông Nasserbakht thông báo. Ảnh: FNA.

Nguồn tin cho hay, tối 1/1, cảnh sát đã giải tán một nhóm người tụ tập ở trung tâm Tehran và có thể đã bắt được một trong những kẻ xúi giục các cuộc biểu tình. Ảnh: FNA.
Nguồn tin cho hay, tối 1/1, cảnh sát đã giải tán một nhóm người tụ tập ở trung tâm Tehran và có thể đã bắt được một trong những kẻ xúi giục các cuộc biểu tình. Ảnh: FNA.

Và sau làn sóng biểu tình dữ dội những ngày qua, hiện tại cuộc sống ở thủ đô Tehran dường như đã trở lại yên bình vốn có. Ảnh: FNA.
 Và sau làn sóng biểu tình dữ dội những ngày qua, hiện tại cuộc sống ở thủ đô Tehran dường như đã trở lại yên bình vốn có. Ảnh: FNA.

Người dân mua đồ tại một sạp hàng ngoài đường phố Tehran. Ảnh: FNA.
 Người dân mua đồ tại một sạp hàng ngoài đường phố Tehran. Ảnh: FNA. 

Nhìn những hình ảnh này chắc hẳn không ai nghĩ thủ đô Iran vừa trải qua các cuộc biểu tình dữ dội. Ảnh: FNA.
Nhìn những hình ảnh này chắc hẳn không ai nghĩ thủ đô Iran vừa trải qua các cuộc biểu tình dữ dội. Ảnh: FNA.

Cô gái phấn khởi bày bán các mặt hàng ngoài đường phố. Ảnh: FNA.
 Cô gái phấn khởi bày bán các mặt hàng ngoài đường phố. Ảnh: FNA.

Các phương tiện di chuyển trên đường phố Tehran vào buổi tối. Ảnh: FNA.
 Các phương tiện di chuyển trên đường phố Tehran vào buổi tối. Ảnh: FNA.
Quầy bán đồ ăn tại một góc thủ đô Tehran. Ảnh: FNA.
 Quầy bán đồ ăn tại một góc thủ đô Tehran. Ảnh: FNA.

Trước đó, hàng nghìn người đã xuống đường biểu tình tại nhiều thành phố lớn ở Iran, trong đó có thủ đô Tehran, từ ngày 28/12 nhằm phản đối tình trạng thất nghiệp và giá cả leo thang trong suốt những tháng cuối năm 2017. Đây là làn sóng biểu tình chống chính phủ lớn nhất tại Iran kể từ khi xảy ra tình trạng bạo loạn năm 2009. Ảnh: FNA.
 Trước đó, hàng nghìn người đã xuống đường biểu tình tại nhiều thành phố lớn ở Iran, trong đó có thủ đô Tehran, từ ngày 28/12 nhằm phản đối tình trạng thất nghiệp và giá cả leo thang trong suốt những tháng cuối năm 2017.  Đây là làn sóng biểu tình chống chính phủ lớn nhất tại Iran kể từ khi xảy ra tình trạng bạo loạn năm 2009. Ảnh: FNA.

Cảnh sát Iran vẫn tuần tra trên đường phố Tehran để đảm bảo an ninh. Ảnh: FNA.
Cảnh sát Iran vẫn tuần tra trên đường phố Tehran để đảm bảo an ninh. Ảnh: FNA.

Một khu phố đông đúc người qua lại ở thủ đô Tehran. Ảnh: FNA.
 Một khu phố đông đúc người qua lại ở thủ đô Tehran. Ảnh: FNA.

Sạp hàng bán quần áo khá đông khách. Ảnh: FNA.
 Sạp hàng bán quần áo khá đông khách. Ảnh: FNA.
Mời độc giả xem video: Làn sóng biểu tình ở Iran (Nguồn: Daily Mail)

Khu phi quân sự DMZ: Điểm đến nguy hiểm nhất thế giới

(Kiến Thức) - Hãng thông tấn Reuters mới đây đăng tải loạt ảnh về khu phi quân sự liên Triều DMZ giữa lúc căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên có dấu hiệu “hạ nhiệt”.

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên bất ngờ có dấu hiệu “hạ nhiệt” nhanh trong suốt hai ngày qua, sau khi Bình Nhưỡng để ngỏ khả năng đối thoại với Hàn Quốc và Seoul rất hoan nghênh lời đề nghị này. Ảnh: Các binh sĩ Triều Tiên đứng nhìn về phía nam tại ngôi làng đình chiến Bàn Môn Điếm trong khu phi quân sự liên Triều DMZ hồi tháng 11/2017. Ảnh: Reuters.
 Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên bất ngờ có dấu hiệu “hạ nhiệt” nhanh trong suốt hai ngày qua, sau khi Bình Nhưỡng để ngỏ khả năng đối thoại với Hàn Quốc và Seoul rất hoan nghênh lời đề nghị này. Ảnh: Các binh sĩ Triều Tiên đứng nhìn về phía nam tại ngôi làng đình chiến Bàn Môn Điếm trong khu phi quân sự liên Triều DMZ hồi tháng 11/2017. Ảnh: Reuters.

Theo đề xuất từ phía Hàn Quốc, cuộc đối thoại cấp cao giữa hai miền Triều Tiên có thể sẽ diễn ra bên trong ngôi làng Bàn Môn Điếm nằm trong khu DMZ vào ngày 9/1 tới. Ảnh: Một bé gái đứng nhìn về phía bắc gần khu phi quân sự chia cách hai miền Triều Tiên, tại Paju, Hàn Quốc, tháng 1/2018. Ảnh: Reuters.
Theo đề xuất từ phía Hàn Quốc, cuộc đối thoại cấp cao giữa hai miền Triều Tiên có thể sẽ diễn ra bên trong ngôi làng Bàn Môn Điếm nằm trong khu DMZ vào ngày 9/1 tới. Ảnh: Một bé gái đứng nhìn về phía bắc gần khu phi quân sự chia cách hai miền Triều Tiên, tại Paju, Hàn Quốc, tháng 1/2018. Ảnh: Reuters.

Các binh sĩ Triều Tiên nhìn về phía nam tại ngôi làng biên giới Bàn Môn Điếm hồi tháng 7/2017. Khu phi quân sự liên Triều DMZ vốn bị coi là một trong những điểm đến nguy hiểm trên thế giới. Ảnh: Reuters.
Các binh sĩ Triều Tiên nhìn về phía nam tại ngôi làng biên giới Bàn Môn Điếm hồi tháng 7/2017. Khu phi quân sự  liên Triều DMZ vốn bị coi là một trong những điểm đến nguy hiểm trên thế giới. Ảnh: Reuters.
Binh sĩ Triều Tiên ngó vào một phòng họp nơi một người lính Hàn Quốc đang đứng gác tại làng Bàn Môn Điếm hồi tháng 3/2016. Ảnh: Reuters.
 Binh sĩ Triều Tiên ngó vào một phòng họp nơi một người lính Hàn Quốc đang đứng gác tại làng Bàn Môn Điếm hồi tháng 3/2016. Ảnh: Reuters.

Các binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc đứng gác tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm hồi tháng 7/2017. Ảnh: Reuters.
Các binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc đứng gác tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm hồi tháng 7/2017. Ảnh: Reuters.

Một cuộc tập trận bắn đạn thật của Mỹ và Hàn Quốc tại bãi tập gần khu phi quân sự DMZ ở Pocheon, Hàn Quốc, hồi tháng 4/2017. Ảnh: Reuters.
 Một cuộc tập trận bắn đạn thật của Mỹ và Hàn Quốc tại bãi tập gần khu phi quân sự DMZ ở Pocheon, Hàn Quốc, hồi tháng 4/2017. Ảnh: Reuters.

Người phụ nữ nhìn về phía Triều Tiên trong khi một gia đình chụp ảnh lưu niệm tại trạm quan sát gần khu phi quân sự DMZ ở Paju, Hàn Quốc, tháng 8/2017. Ảnh: Reuters.
 Người phụ nữ nhìn về phía Triều Tiên trong khi một gia đình chụp ảnh lưu niệm tại trạm quan sát gần khu phi quân sự DMZ ở Paju, Hàn Quốc, tháng 8/2017. Ảnh: Reuters.

Một chốt canh gác của Triều Tiên nhìn từ trạm quan sát ở Paju, Hàn Quốc, tháng 4/2017. Ảnh: Reuters.
Một chốt canh gác của Triều Tiên nhìn từ trạm quan sát ở Paju, Hàn Quốc, tháng 4/2017. Ảnh: Reuters.

Lính Triều Tiên chụp ảnh các đồng đội của mình tại làng Bàn Môn Điếm hồi tháng 7/2017. Ảnh: Reuters.
 Lính Triều Tiên chụp ảnh các đồng đội của mình tại làng Bàn Môn Điếm hồi tháng 7/2017. Ảnh: Reuters.

Bên trong một lớp học “kiểu Triều Tiên” tại trạm quan sát gần khu phi quân sự DMZ ở Paju, phía Hàn Quốc, tháng 1/2016. Ảnh: Reuters.
 Bên trong một lớp học “kiểu Triều Tiên” tại trạm quan sát gần khu phi quân sự DMZ ở Paju, phía Hàn Quốc, tháng 1/2016. Ảnh: Reuters.

Các binh sĩ Hàn Quốc đi qua một cánh đồng lúa ở phía nam khu DMZ hồi tháng 1/2016. Ảnh: Reuters.
 Các binh sĩ Hàn Quốc đi qua một cánh đồng lúa ở phía nam khu DMZ hồi tháng 1/2016. Ảnh: Reuters.

Lính Triều Tiên đứng trước chốt canh gác tại làng Bàn Môn Điếm. Ảnh: Reuters.
 Lính Triều Tiên đứng trước chốt canh gác tại làng Bàn Môn Điếm. Ảnh: Reuters.

Mọi người nhìn về phía bắc qua hàng rào thép gai ở Paju, Hàn Quốc, hồi tháng 12/2017. Ảnh: Reuters.
Mọi người nhìn về phía bắc qua hàng rào thép gai ở Paju, Hàn Quốc, hồi tháng 12/2017. Ảnh: Reuters.