Gỡ tranh vẽ Hồ Xuân Hương bị đánh giá "dung tục, phản cảm"

Một số bức tranh vẽ Hồ Xuân Hương bị gỡ bỏ khỏi triển lãm của họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng và Nguyễn Nghiêm Nhan vì bị phản ánh chứa nội dung phản cảm, dung tục.

Buổi triển lãm tranh Hồ Xuân Hương do NSƯT, đạo diễn Nguyễn Nghiêm Nhan và họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng tổ chức diễn ra từ ngày 20 - 29/7 tại Nhà triển lãm Hội Mỹ thuật Việt Nam.. Triển lãm với mục đích tái hiện “cõi tranh” Hồ Xuân Hương trong 25 bức họa được họ ấp ủ thực hiện hơn 2 năm.

Go tranh ve Ho Xuan Huong bi danh gia
Tác phẩm vẽ Hồ Xuân Hương của 2 họa sĩ bị đánh giá phản cảm.

Sau 4 ngày ra mắt, những tác phẩm của bộ đôi họa sĩ nhận phản ứng trái chiều. Dư luận lẫn giới chuyên môn cho rằng một số tác phẩm trong triển lãm mang yếu tố "gợi dục", "phản cảm" và không phù hợp trưng bày trước công chúng.

Chia sẻ với VietNamNet, họa sĩ Nguyễn Tuấn Sơn cho biết cá nhân anh là người có nghiên cứu, tìm hiểu về Hồ Xuân Hương ở phương diện sáng tác hội họa. Tuy nhiên khi đến dự triển lãm, anh bất ngờ khi thấy những bức tranh với tạo hình thô thiển.

“Tôi sốc và giật mình! Nhìn các tư thế uốn éo, khoe mông, ngực trên tranh, được thể hiện bằng hình thức tả thực càng khiến tác phẩm bị phản cảm. Tôi đánh giá những tác phẩm này trông như tranh hentai (khiêu dâm) của Nhật Bản”, anh nói.

Cũng theo hoạ sĩ Tuấn Sơn, nghiên cứu một tác phẩm chúng ta lưu ý đến chủ đề, bố cục, hình vẽ, màu sắc và cảm xúc. Khi xem tranh của hai hoạ sĩ anh giật mình về bố cục mang tính chất vô thức, hình ảnh tự do cảm giác cẩu thả. Màu sắc vẽ tung tẩy rất tuỳ tiện.

Go tranh ve Ho Xuan Huong bi danh gia

‘’Nếu hai hoạ sĩ vẽ có thể để cho bạn bè anh em gia đình ngắm thì không vấn đề gì cả nhưng đưa ra công chúng đặc biệt gán ghép hình ảnh với thơ Hồ Xuân Hương thì lưu ý trau chuốt, tìm hiểu bố cục, đời sống của nhân vật’’ - hoạ sĩ Tuấn Sơn nói.

Trao đổi với VietNamNet, ông Lương Xuân Đoàn - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam cho biết sau những ồn ào được đăng tải trên báo chí, mạng xã hội, ông cùng các thành viên trong Hội đã có sự xem xét, lắng nghe dư luận và đưa ra quyết định gỡ bỏ những tác phẩm trên.

Go tranh ve Ho Xuan Huong bi danh gia
Ông Lương Xuân Đoàn - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam thừa nhận Hội sơ suất trong quá trình thẩm định tranh.

Ông Đoàn nhận một phần trách nhiệm về phía Hội vì đã sơ suất trong quá trình duyệt tác phẩm. "Thời điểm duyệt triển lãm này, nhiều người trong Hội đồng nghệ thuật, trong đó có tôi bận công tác tại miền Trung. Do không đủ người nên việc thẩm định đã xảy ra vấn đề", ông nói.

Ông Đoàn thông tin phía Hội Mỹ thuật Việt Nam đã có buổi làm việc với đạo diễn Nguyễn Nghiêm Nhan và họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng. Cả hai họa sĩ này cũng quyết định kết thúc sự kiện triển lãm sớm 6 ngày sau vụ ồn ào.

Go tranh ve Ho Xuan Huong bi danh gia
Không gian triển lãm của 2 họa sĩ.

Trước câu hỏi Hội Mỹ thuật có hình thức kỷ luật nào đối với 2 họa sĩ?, ông Đoàn phản hồi phía cơ quan quản lý nhắc nhở và trao đổi rõ ràng cùng 2 cá nhân họa sĩ và sẽ không xử phạt hay kỷ luật. Chủ tịch Hội nhấn mạnh muốn giải quyết sự việc theo hướng ôn hòa và tránh những ồn ào không cần thiết.

Ở góc độ chuyên môn, ông Đoàn cũng nhận định thơ Hồ Xuân Hương vừa tục vừa thanh. Nhưng khi chuyển sang ngôn ngữ tạo hình của hội họa thì rất khác, phải rất cẩn trọng, vì chỉ cần trượt qua ranh giới rất mong manh là trở thành dung tục.

"Chúng tôi luôn tôn trọng sự sáng tạo và không tạo ra rào chắn cho các họa sĩ cả về tư tưởng, quan niệm. Tuy nhiên, tôi cũng lưu ý việc họ cần có trách nhiệm với tác phẩm của mình. Mỗi họa sĩ cần hết sức cẩn thận mỗi khi đưa ra quan điểm với tranh của mình, tránh không gây phản ứng ngược từ dư luận như sự việc vừa qua", ông Đoàn nói. Sau vụ việc, đại diện Hội Mỹ thuật Việt Nam nói thời gian tới sẽ siết chặt quá trình sàng lọc, thẩm định tác phẩm trước khi cho phép tổ chức các buổi triển lãm.

Go tranh ve Ho Xuan Huong bi danh gia

Lần đầu triển lãm tranh triệu đô của 'Bộ tứ Đông Dương' tại Việt NamHơn 50 tác phẩm của 4 danh hoạ Lê Thị Lựu, Lê Phổ, Mai Trung Thứ và Vũ Cao Đàm lần đầu được trưng bày tại triển lãm 'Timeless Souls: beyond the Voyage - Hồn xưa bến lạ'.

'Giải mã bí ẩn Hồ Xuân Hương' (Kỳ 1): Nữ sĩ không phải là huyền thoại!

Cuốn sách 'Giải mã bí ẩn nữ sĩ Hồ Xuân Hương' của Nghiêm Thị Hằng đã giải mã được 9 bí ẩn của nữ sĩ.

Trước khi nữ sĩ Hồ Xuân Hương được UNESCO vinh danh “Danh nhân văn hóa” thì thân thế của nữ sĩ sau hơn 200 năm mờ mờ, tỏ tỏ, đã có công trình nghiên cứu làm sáng tỏ. Những góc khuất bí ẩn về quê hương, gia thế, hôn nhân và cả nấm mồ hiện hữu của nữ sĩ, đã được nhà thơ, nhà báo Nghiêm Thị Hằng giải mã trong cuốn sách “Giải mã bí ẩn nữ sĩ Hồ Xuân Hương”, đáp ứng được tiêu chí của UNESCO về thân thế của nữ sĩ và thu hút được bạn đọc.
Nhân dịp này VietTimes xin trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Kim Châu về những bí ẩn thân thế của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Điều gì khiến người dân kinh hãi khi đi qua hồ nước đẹp nhất Đà Lạt?

Công an TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đang khẩn trương xác định danh tính thi thể của một người đàn ông nổi trên hồ Xuân Hương vào sáng 29/6.

Vào khoảng 7h sáng nay, người dân và du khách phát hiện một thi thể nổi của một người đàn ông trên hồ Xuân Hương Đà Lạt (Lâm Đồng), đoạn trước chùa Quán Thế Âm, gần Công viên Bà huyện Thanh Quan, TP Đà Lạt.

Lặng ngắm khung cảnh hoang sơ của Đà Lạt thập niên 1920

(Kiến Thức) - Đà Lạt thập niên 1920 là một "thành phố trong rừng" theo đúng nghĩa đen. Cùng cảm nhận vẻ hoang sơ của Đà Lạt giai đoạn này qua loạt ảnh người Pháp thực hiện.

Lang ngam khung canh hoang so cua Da Lat thap nien 1920
Một góc hồ Xuân Hương hoang sơ với đỉnh Lang Biang ở phía xa, Đà Lạt thập niên 1920.