Giữa căng thẳng, Mỹ bất ngờ “xuống nước” với Triều Tiên

(Kiến Thức) - Ngoại trưởng Rex Tillerson cho biết Mỹ sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Triều Tiên mà không cần các điều kiện tiên quyết.

Theo hãng thông tấn Reuters, ngày 12/12, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã đề xuất khởi động các cuộc đàm phán trực tiếp với Triều Tiên. 
Có thể nói, động thái này hoàn toàn đi ngược với lập trường trước đó của Washington rằng Bình Nhưỡng phải chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của nước này trước khi tham gia vào bất cứ cuộc đàm phán nào.
“Chúng ta hãy gặp nhau. Chúng tôi sẵn sàng có cuộc gặp đầu tiên với Triều Tiên mà không cần bất kỳ điều kiện tiên quyết nào”, Ngoại trưởng Tillerson phát biểu về vấn đề Triều Tiên tại một diễn đàn của Hội đồng Đại Tây Dương có trụ sở ở thủ đô Washington hôm 12/12.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. Ảnh: Reuters.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. Ảnh: Reuters. 
Vị quan chức ngoại giao hàng đầu của Mỹ nhấn mạnh rằng Washington muốn giải quyết vấn đề Triều Tiên thông qua giải pháp ngoại giao hòa bình. “Sau đó, chúng ta có thể bắt đầu vạch ra một lộ trình về việc chúng ta sẵn sàng làm gì để thúc đẩy mọi việc tiến triển về phía trước”, ông Tillerson cho hay.
Ngoại trưởng Mỹ Tillerson nói thêm Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “khuyến khích nỗ lực ngoại giao của chúng tôi”.
“Rõ ràng là phi thực tế khi nói rằng chúng tôi chỉ đàm phán khi họ (Triều Tiên) chấp nhận từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân. Họ đã đầu tư quá nhiều vào nó. Tổng thống Trump cũng rất hiểu về việc này”, Ngoại trưởng Mỹ cho biết.
Mời quý độc giả xem video "Vụ thử tên lửa của Triều Tiên hồi tháng 8/2017". (Nguồn: BBC)
Tuy nhiên, Nhà Trắng sau đó lại đưa ra tuyên bố mơ hồ rằng: “Quan điểm của Tổng thống Trump về Triều Tiên không thay đổi. Triều Tiên đang hành động theo cách không an toàn, không tốt cho bất cứ ai và dĩ nhiên là cho chính nước này”.
Trong diễn biến khác, Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố sẽ biến Triều Tiên thành “cường quốc hạt nhân mạnh nhất thế giới”, tiếp tục thách thức Mỹ và cộng đồng quốc tế.

Mỹ sẽ mất hết đồng minh, nếu đơn phương không kích Triều Tiên

(Kiến Thức) - Nếu đơn phương không kích Triều Tiên mà không có sự chấp thuận của các đồng minh, liên minh quân sự do Mỹ dày công gây dựng có thể bị tan rã.

Tổng thống Donald Trump vẫn tiếp tục ngụ ý rằng hành động quân sự chống CHDCND Triều Tiên (gọi tắt là Triều Tiên) sắp xảy ra. Gần đây nhất, ông Trump nói rằng cuộc khủng hoảng Triều Tiên đang ở trong giai đoạn "yên tĩnh trước cơn bão".
My se mat het dong minh, neu don phuong khong kich Trieu Tien
Máy bay ném bom chiến lược B-1B của Mỹ bay sát Bán đảo Triều Tiên. Ảnh: AP 

Mỹ-Châu Âu chia rẽ vì khủng hoảng Triều Tiên

(Kiến Thức) - Chuyên gia Rostislav Ishchenko cho rằng cuộc khủng hoảng Triều Tiên đã bộc lộ bất đồng lớn nhất trong  quan hệ Mỹ-Châu Âu kể từ Thế chiến II.

Theo nhà nghiên cứu chính trị Rostislav Ishchenko, cuộc khủng hoảng Triều Tiên đã bộc lộ bất đồng lớn nhất trong quan hệ Mỹ-Châu Âu kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Những nước đồng minh Châu Âu của Washington đã công khai chỉ trích chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Triều Tiên.
Chuyên gia Ishchenko nói thêm, cuộc khẩu chiến của Washington và Bình Nhưỡng cũng không nhận được sự ủng hộ của Liên minh Châu Âu (EU). Trên thực tế, bất đồng Mỹ-Châu Âu tiếp tục gia tăng.