Giới hạn chiến tranh hạt nhân đang tới gần

Nga một lần nữa không thể lặng thinh và đã lên tiếng cảnh báo phương Tây về nguy cơ nổ ra chiến tranh hạt nhân nếu Nga tiếp tục bị dồn ép.

Cảnh báo phương Tây về ý đồ đánh bại Nga
Khi Mỹ chuẩn bị cung cấp lô vũ khí mới cho Ukraine, còn Kiev đẩy mạnh hối thúc các đối tác phương Tây cung cấp xe tăng chiến đấu hiện đại và các loại vũ khí hạng nặng khác, Nga đã phản ứng bằng những lời cảnh báo cứng rắn vào hôm 18/1. Một lần nữa, Nga ám chỉ đến kho vũ khí hạt nhân của mình để răn đe Mỹ và NATO chớ giúp đỡ Ukraine trong cuộc đối đầu với Nga.
Gioi han chien tranh hat nhan dang toi gan
Một căn cứ quân sự Ukraine bị Nga tấn công vào đầu "chiến dịch quân sự đặc biệt". Ảnh: Occhicone. 
Cựu Tổng thống Nga Medvedev - đương kim Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Nga, tuyên bố qua mạng xã hội Telegram: "Việc đánh bại một cường quốc hạt nhân trong một cuộc chiến quy ước có thể kích hoạt một cuộc chiến tranh hạt nhân".
Ông Medvedev viết thêm: "Các nước sở hữu vũ khí hạt nhân chưa thua trong các xung đột lớn mà số phận của họ phụ thuộc vào". Ông Medvedev đã có các phát ngôn ngày càng cứng rắn trong thời gian xung đột Nga - Ukraine gần 1 năm qua.
Khi được hỏi về phát biểu của ông Medvedev, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng phát biểu đó phù hợp với học thuyết hạt nhân của Nga và "không có gì mâu thuẫn ở đây cả".
Tương tự, trong một bài thuyết giáo vào hôm 18/1, người đứng đầu Nhà thờ Chính thống giáo Nga thừa nhận rằng "bất cứ nỗ lực nào nhằm phá hủy nước Nga sẽ đồng nghĩa với sự kết thúc thế giới".
Giáo trưởng Kirill - người ủng hộ kiên định cho tất cả các chính sách của Kremlin, nói: "Ngày nay có các mối đe dọa lớn đối với thế giới, đối với đất nước chúng ta và đối với toàn nhân loại, bởi vì có một số người điên rồ nghĩ rằng nước Nga - sở hữu vũ khí mạnh, có những con người mạnh mẽ, và thường xuyên chiến thắng - lại có thể bị đánh bại".
Trong khi đó, tại Washington, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel cho biết các bình luận trên là nhất quán với các tuyên bố trước đây của Nga về việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Patel cho rằng chiến tranh hạt nhân không có bên thắng và không bao giờ được phép nổ ra.
Các điều chỉnh tham vọng đối với quân đội Nga
Tuần này, Tổng thống Nga đã mở rộng quân đội nước này thêm khoảng 300.000 người. Số lượng binh sĩ tại ngũ sẽ tăng lên mức 1,5 triệu người trong 3 năm tới. Ông Putin đã ra lệnh lập thêm một quân đoàn mới và 2 quân khu gần biên giới với châu Âu.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu sau đó đề ra một kế hoạch tham vọng để đạt được các thay đổi nói trên. Ông cho biết, các cơ cấu quân sự mới sẽ được tạo ra quanh thủ đô Moscow, cố đô Saint Petersburg và Cộng hòa Karelia. Vị trí cuối cùng nằm ngay ở biên giới với Phần Lan - một quốc gia Bắc Âu đang trong quá trình trở thành một thành viên của NATO.
Hãng tin nhà nước Nga RIA Novosti dẫn lời ông Shoigu nói: "Bảo đảm an ninh quân sự của nhà nước, bảo vệ các chủ thể liên bang mới và các cơ sở trọng yếu của Liên bang Nga chỉ có thể được bảo đảm bằng việc củng cố các yếu tố cấu trúc chính của Lực lượng vũ trang".
Điện Kremlin kêu gọi kế hoạch mở rộng quân sự này là để phản ứng lại "cuộc chiến ủy nhiệm" mà theo Nga tuyên bố là do phương Tây phát động chống lại Nga ở Ukraine. 
Một số nhà phân tích cho rằng các thay đổi này, đặc biệt là việc chia Quân khu miền Tây thành vài quân khu nhỏ hơn, là sự trở lại với cách tiếp cận trước đây của Nga, cụ thể là trước năm 2010.
Dara Massicot - nhà nghiên cứu chính sách cao cấp của tập đoàn RAND, nói rằng điều chỉnh này sẽ cần thêm người và thiết bị. "Đây là một mục tiêu khó đạt được vào năm 2026 nếu không có những thay đổi lớn đối với nền kinh tế và hệ thống nhân sự của Nga".
Vào ngày 18/1, Tổng thống Nga Putin đã tới thăm một xí nghiệp quốc phòng - nhà máy Obukhovsky ở Saint Petersburg, trong thời gian qua bị Mỹ trừng phạt. Tại nhà máy này, ông Putin ca ngợi các nỗ lực tăng sản lượng vũ khí, bao gồm các khí tài hạng nặng.
Ông Putin nói với các công nhân nhà máy rằng chiến thắng cho Nga là "tất yếu".

Nền văn minh Trung Hoa đến từ Ai Cập cổ đại?

Theo Sử Ký Tư Mã Thiên, triều đại đầu tiên của nền văn minh Trung Hoa nằm ở nơi "Dòng nước chảy về phía Bắc và tách thành 9 con sông nhỏ". Miêu tả này hoàn toàn trùng khớp với sông Nil ở Ai Cập.

Vào một buổi chiều tháng 3 mát mẻ, một giáo sư địa hoá học tên Sun Weidong có bài diễn thuyết trước một đám đông khán giả gồm sinh viên, giáo sư và kể cả những người ngoài giới hàn lâm ở Đại học Khoa học và Công nghệ tại Hợp Phì, thủ phủ của tỉnh An Huy, đông Trung Quốc. Nhưng ông giáo sư không chỉ nói về địa hoá học. Ông còn đọc to nhiều bài thơ cổ Trung Quốc, có lúc trích dẫn lại mô tả trong sử sách về địa hình của đế chế Hạ triều – thường được cho là triều đại đầu tiên của nền văn minh Trung Hoa, kéo dài từ năm 2080 đến năm 1600 trước Công nguyên. “Dòng nước chảy về phía Bắc và tách thành 9 con sông nhỏ”, Tư Mã Thiên viết trong công trình biên soạn lịch sử của ông vào thế kỉ I, “Sử Ký”. “Dòng nước về sau quy lại một mối và chảy ra biển”.

Nen van minh Trung Hoa den tu Ai Cap co dai?

Nói cách khác, “dòng nước” ở đây không phải sông Hoàng Hà nổi tiếng của Trung Quốc, vốn chảy từ Tây sang Đông. “Chỉ có một con sông lớn trên thế giới chảy về phía Bắc. Đó là sông nào?” ông giáo sư hỏi. “Sông Nile”, một người đáp. Sun cho khán giả xem bản đồ con sông nổi tiếng của Ai Cập và đồng bằng châu thổ của nó – với chín nhánh sông đổ ra Địa Trung Hải. Tôi, tác giả bài viết này, một nhà nghiên cứu cùng nơi làm việc với giáo sư Sun, nhìn khán giả cười và bàn tán xôn xao, cảm thấy thú vị trước việc các tài liệu Trung Hoa cổ dường như lại mô tả địa lý Ai Cập chính xác hơn địa lý Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ sẽ trú ẩn ở đâu nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra?

Trong trường hợp chiến tranh hạt nhân xảy ra, Tổng thống Mỹ được cho là sẽ di chuyển tới khu phức hợp Raven Rock, rồi tiếp tục điều hành chính phủ tại đây.

Trong trường hợp chiến tranh hạt nhân xảy ra, ông chủ Nhà Trắng sẽ trú ẩn ở đâu? Ưu tiên hàng đầu của Washington là gì?

Khu phức hợp Raven Rock

Các thông tin cụ thể về việc Chính phủ Mỹ sẽ hành động thế nào trong trường hợp nổ ra xung đột hạt nhân là bí mật, nhưng nhiều nguồn tin khẳng định, Tổng thống Mỹ sẽ được đưa tới Raven Rock ở bang Pennsylvania.

Raven Rock là một khu phức hợp có quy mô ngang với một thành phố, được mệnh danh là “Lầu Năm Góc dưới lòng đất”. Khu phức hợp này trước đây được gọi là “Site R” và “Harry’s Hole”, bởi nó được xây dựng bởi Tổng thống Harry S. Truman vào năm 1949.

Sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, cựu Phó Tổng thống Dick Cheney được cho là đã trú ẩn ở Raven Rock một thời gian, đây là gợi ý về việc chính quyền đương nhiệm sẽ tiếp tục sử dụng khu phức hợp này trong trường hợp khẩn cấp.

Tong thong My se tru an o dau neu chien tranh hat nhan no ra?

Tổng thống Biden sẽ trú ẩn tại Raven Rock trong trường hợp chiến tranh hạt nhân xảy ra. Ảnh: NW

Vào năm 2017, nhà báo Garrett Graff đã xuất bản một cuốn sách, trong đó tiết lộ một vài thông tin về Raven Rock. Về cơ bản, khu phức hợp này "là một thành phố biệt lập trong lòng núi, có đầy đủ cơ sở thiết yếu như trạm cứu hỏa, đồn cảnh sát, bệnh viện, nhà hàng...", ông Graff viết.

Trong khi đó, học giả William Doyle cũng đưa ra một số nhận xét về việc Tổng thống Mỹ sẽ chỉ đạo hoạt động của chính phủ từ Raven Rock ra sao.

"Thông qua các phương tiện liên lạc ở Raven Rock, Tổng thống sẽ được kết nối với Trung tâm Chỉ huy quân sự quốc gia tại Lầu Năm Góc và Bộ Chỉ huy căn cứ không quân Offutt. Căn cứ ở bang Nebraska này là nơi điều hành kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Mỹ", ông Doyle nói.

Trên thực tế, Raven Rock vẫn là một bí ẩn với công chúng. Vào năm 2018, Thị trưởng của thị trấn Fairfield, nằm gần vị trí của khu phức hợp nói với Fox News rằng, "không ai biết có gì ở trong đó cả".

Đảm bảo chính phủ tiếp tục vận hành là ưu tiên hàng đầu

Theo bà Sharon Weiner, giảng viên của trường Đại học American, chính phủ Mỹ có một kế hoạch mang tên "Tính liên tục của chính phủ", được thiết kế để đảm bảo bộ máy nhà nước sẽ hoạt động trong mọi trường hợp.

Tong thong My se tru an o dau neu chien tranh hat nhan no ra?-Hinh-2

Một số hình ảnh về khu phức hợp Raven Rock. Ảnh: NW

"Trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân, Tổng thống Mỹ sẽ được đưa đến một địa điểm an toàn, tại đây Tổng thống sẽ cân nhắc các động thái tiếp theo, bao gồm cả trả đũa bằng vũ khí hạt nhân. Vấn đề sơ tán của Tổng thống cũng không hề đơn giản, bởi nếu chúng ta nói về một tên lửa hạt nhân xuyên lục địa, người đứng đầu nước Mỹ chỉ có 15 phút để quyết định mình phải làm gì", bà Weiner nói.

Cũng theo bà Weiner, để duy trì sự liên tục của chính phủ Mỹ, luôn có các thành viên quan trọng của Điện Capitol không xuất hiện cùng Tổng thống tại một thời điểm. Điều này để đảm bảo rằng, trong trường hợp xấu nhất, vẫn có những người có thể điều hành chính phủ.

Vào hồi tháng 5, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng cũng nói với News Week rằng: "Trong trường hợp khẩn cấp, Raven Rock sẽ là nơi trú ẩn cho Bộ trưởng Quốc phòng, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân và các quan chức khác. Đảm bảo các hoạt động của chính phủ vẫn được duy trì".