Giật mình trà đá 20.000 đồng/cốc ở Hà Nội

Trà đá tưởng là rẻ nhất nhưng lại khiến nhiều thực khách đến thủ đô phải giật mình vì đội giá liên tục từ 10.000 - 15.000 - 20.000 đồng mỗi cốc.

Là người ở miền Nam, nhân dịp ra Hà Nội chơi, anh Vũ đưa bạn gái tới ăn ở một hàng cơm nổi tiếng trên phố LV... Bữa cơm rất ngon, vừa miệng, phong cách phục vụ cũng nhẹ nhàng. Mọi chuyện không có gì đáng nói nếu anh Vũ không rơi vào cảnh “mắt chữ A, mồm chữ O” khi nhìn tờ hóa đơn ghi giá trà đá là 10.000 đồng, còn trà đá thêm 1 ít đường vọt hẳn thành 15.000 đồng. Hai cốc trà đá của anh Vũ và bạn gái gần bằng tiền hai niêu cơm ở đây.
Không tiếc tiền trả hóa đơn, nhưng anh Vũ không khỏi bức xúc vì nghĩ tới 25.000 đồng cho 2 ly trà đá ở hàng cơm này: “Trong Sài Gòn, khách uống trà đá miễn phí, cứ hết là phục vụ lại rót tới khi nào no bụng thì thôi. Ra ngoài này tôi biết trà đá phải trả tiền, nhưng không nghĩ rằng giá cả đã đội lên một cách khó hiểu như thế! Cốc trà đá đường của tôi chỉ là trà đá thường, thêm 1 nhúm đường vào thôi mà?”.
2 ly trà đá có giá 25.000 đồng khiến anh Vũ không khỏi giật mình.
2 ly trà đá có giá 25.000 đồng khiến anh Vũ không khỏi giật mình.
Mất tới 5 phút xem xét, anh Vũ vẫn không tìm ra điểm khác biệt nổi bật giữa cốc trà đá ở nhà hàng này và trà đá mà anh vẫn uống hàng ngày trong miền Nam.
Thử tưởng tượng, cửa hàng này một ngày bán được 200 - 300 cốc trà đá, đã thu về 3 - 4 triệu đồng chỉ riêng tiền trà. Trong khi trà ngon ngoài hàng bây giờ khoảng 150.000 đồng/cân, chưa kể các hàng còn sử dụng trà vụn chỉ mấy chục nghìn đồng 1 cân, hoặc lá trà xanh 10.000 - 20.000 đồng thì dùng cả ngày chưa hết. Nói chung, bán trà đá với cái giá 10.000 - 15.000 đồng/cốc kiểu này, lãi thật “khó để đâu cho hết”.
Thật buồn cười là trà đá, món đồ uống bình dân nhất của những thức uống bán ngoài vỉa hè, bây giờ lại sở hữu giá cả trên trời khi vào tới quán ăn, nhà hàng. Hàng nào cũng nhận mình bán những cốc trà xịn, từ trà Thái Nguyên tới trà sen, trà Nhật… thơm nức. Thế nhưng chỉ có chủ hàng mới biết “trà xịn” của họ thực chất là gì, còn với khách, ít ai quan tâm mình đang uống loại trà xịn tới mức nào. Khách chỉ ngã ngửa khi nhìn hóa đơn và biết giá của những cốc trà đá không hề “tầm thường”.
Chị Thu Trang vẫn chưa quên câu chuyện từng bị "chém" tới 20.000 đồng/cốc trà đá ở một hàng ăn trên phố Triệu Việt Vương. Hàng ăn này có không gian bình thường, không sang trọng lắm và các món được đánh giá là dễ ăn, chế biến hợp khẩu vị người Hà Nội. Chỉ có điều, khi thanh toán, chị Trang giật mình thấy ghi 4 cốc trà đá có giá... 80.000 đồng. Gần 100.000 đồng cho 4 cốc nước trà nhạt thếch, mà hầu hết là nước đá chảy ra. Trong khi với số tiền đó là đã có một đĩa thịt xá xíu thơm ngon cũng ở chính nhà hàng này. Chị hỏi nhân viên "Sao trà đá nhà em đắt thế, 20.000 đồng 1 cốc quá bằng cốc chanh leo?”, thì cô nhân viên nhẹ nhàng lý giải kèm quảng cáo “Chị ơi, trà nhà em là trà sen của Nhật. Uống rất thanh và không bị chát ạ”. Trong khi đó, chị Trang khẳng định vị trà này chẳng khác gì trà xanh, nước thì nhạt nhẽo bởi ít trà, nhiều đá.
Thực khách ở Hà Nội đã quen với những bát phở 100.000 - 150.000 đồng nổi tiếng. Có người bảo “Tôi có tiền thì tôi ăn phở đắt, đắt nhưng ngon là được”, có người lại bảo “Chẳng bao giờ bước chân vào lần nữa”. Tranh cãi xung quanh những bát phở này vẫn còn dài, nhưng thực sự với nhiều người, kể cả hào phóng bao nhiêu cũng khó mà chấp nhận nổi những cốc trà đá có giá lên tới cả chục nghìn đồng. Bởi vì đơn giản, đó chỉ là cốc trà mà đá đã chiếm tới 1/3 cốc.
Cũng có nhiều thực khách tỏ ra quen với giá trà đá “vọt xà”, họ cho rằng giá đồ ăn uống ở Thủ đô vốn đắt đỏ hơn tất cả các vùng khác, thế thì cốc trà đá bình thường đương nhiên cũng phải cao hơn. Nguyên Hà, nhân viên một công ty truyền thông cho biết: “Mình đi ăn hàng, 50.000 đồng/bát phở, thêm 10.000 đồng/cốc trà đá là bình thường. Hầu như bây giờ toàn 7.000 - 10.000 đồng ở những hàng phở, hàng bún trên Phố Cổ. Còn trong nhà hàng thì giá đắt hơn. Sống ở Thủ đô nên phải chấp nhận thôi, muốn ăn hàng thì phải chăm chỉ cày tiền. Còn muốn rẻ thì về nhà ăn, tự pha trà uống!”.

Tận mắt xem lắp ráp siêu xe Mc Laren

(Kiến Thức) - Những bức ảnh hiếm có của một dây chuyền sản xuất ô tô của hãng xe khổng lồ Mc Laren.

Tan mat xem lap rap sieu xe Mc Laren
Siêu xe McLaren MP4-12C trong nhà máy.

Tài sắc vẹn toàn của các nữ CEO Việt 8X

(Kiến Thức) - Nhiều nữ CEO 8X không chỉ chứng tỏ khả năng lãnh đạo ưu việt trong các doanh nghiệp mà họ còn rất xinh đẹp, cá tính.

Tai sac ven toan cua cac nu CEO Viet 8X
Phạm Vân Anh (SN 1989) là Phó tổng giám đốc Vietinbank Capital - một công ty con của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank). Tham gia Vietinbank Capital cách đây 2 năm, Vân Anh luôn chứng tỏ được năng lực của mình và nhanh chóng leo lên CEO của Vietinbank Capital. Không chỉ giỏi lãnh đạo, Vân Anh còn sở hữu nhan sắc mặn mà, cuốn hút.  
Tai sac ven toan cua cac nu CEO Viet 8X-Hinh-2
 Lê Diệp Kiều Trang (SN 1980) là Giám đốc Chiến lược tại Công ty Misfit Wearables, công ty chuyên về các phần mềm công nghệ. Kiều Trang là con gái của ông Lê Văn Trí, là Phó tổng giám đốc Công ty Cao su Miền Nam. Kiều Trang được đồng nghiệp đánh giá là người trẻ trung và cá tính.  
Tai sac ven toan cua cac nu CEO Viet 8X-Hinh-3
 Lê Hoàng Uyên Vy (SN 1987), là người sáng lập và lãnh đạo Công ty cổ phần Thương mại Chọn thông qua website chon.vn. Cô từng tốt nghiệp trường Georgetown, nơi cựu Tổng thống Bill Clinton từng theo học. Nữ doanh nhân xinh đẹp thế hệ 8X được đồng nghiệp khen là thân thiện, sáng tạo và rát giản dị. 
Tai sac ven toan cua cac nu CEO Viet 8X-Hinh-4
 Phạm Nhật Nga (SN 1983), hiện là Giám đốc điều hành của Công ty truyền thông Creatio. Nhật Nga từng là CEO của Mileage Việt Nam. Nhật Nga là hình ảnh tiêu biểu của một người trẻ biết mình muốn gì, dám nghĩ dám làm và chủ động, có trách nhiệm với quyết định của bản thân mình.
Tai sac ven toan cua cac nu CEO Viet 8X-Hinh-5
 Nguyễn Vũ Ngọc Trinh thuộc thế hệ 8X đầu đàn, hiện là Tổng giám đốc trẻ tuổi của công ty TNHH quản lý Quỹ Manulife Việt Nam. Cô tốt nghiệp cử nhân thương mại, chuyên ngành tài chính và kế toán từ trường đại học New South Wales, Sydney, Úc.
Tai sac ven toan cua cac nu CEO Viet 8X-Hinh-6
 Trần Uyên Phương (SN 1981), hiện đang nắm giữ cương vị Phó tổng giám đốc tập đoàn tư nhân có giá trị khổng lồ - Tân Hiệp Phát.
Tai sac ven toan cua cac nu CEO Viet 8X-Hinh-7
Nguyễn Thùy Liên (SN 1987), là cựu sinh viên ĐH Ngoại thương, hiện là người điều hành 2 công ty: Công ty MaxB và Công ty Prosales với hoạt động chính là xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp. Thùy Liên còn thành lập Trung tâm Đào tạo ZenLeader nhằm đào tạo phương pháp tư duy, nâng cao năng lực lãnh đạo bằng phương pháp ứng dụng thiền. 
Tai sac ven toan cua cac nu CEO Viet 8X-Hinh-8
Trương Thanh Thủy (SN 1980) là nhà đồng sáng lập và hiện tại đang giữ cương vị CEO của Greengar Studio, một công ty chuyên thiết kế các ứng dụng trên di động. Thanh Thủy được biết đến là người vui tính, dí dỏm và rất nữ tính. 
Tai sac ven toan cua cac nu CEO Viet 8X-Hinh-9
 Ứng Ngọc Anh (SN 1980) hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Internet & Viễn Thông Việt Nam (It.vn). Ngoài ra, Ngọc Anh còn là trưởng đại diện HI-TEK Inc Hoa kỳ tại Việt Nam, đồng thời là Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thương mại quốc tế Việt Nam (Business.vn). Trong mắt đồng nghiệp, Ngọc Anh là cô gái trẻ trung, thông minh, năng động và không kém phần xinh đẹp.