Giao tranh ác liệt với người Kurd, Thổ Nhĩ Kỳ tổn thất nặng

(Kiến Thức) - Nhiều binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thương vong trong các cuộc giao tranh ác liệt với Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) ở tỉnh Aleppo, Syria.

Kênh tin tức al-Manar đưa tin ngày 14/12, giao tranh ác liệt giữa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng SDF đã xảy ra tại ngôi làng Ashmeh phía tây thành phố Koubani, miền bắc Aleppo, Syria.
“Ít nhất hai binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong các cuộc đụng độ. Một xe quân sự của quân đội Ankara cũng đã bị phá hủy”, nguồn tin cho biết.
Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực biên giới Syria. Ảnh: Reuters.
Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực biên giới Syria. Ảnh: Reuters. 
Cùng ngày, Thổ Nhĩ Kỳ phóng tên lửa dồn dập vào căn cứ của lực lượng người Kurd ở Ashmeh.
Trước đó, ngày 12/12, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã mở cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào lực lượng SDF ở miền bắc Aleppo.
“Các đơn vị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cùng nhóm tay súng nổi dậy do Ankara hậu thuẫn đã nã pháo vào căn cứ SDF ở Bắc Aleppo, trong đó có ngôi làng Basfoun và Baeiyeh ở vùng Shirwa, gần thị trấn Afrin, cùng ngôi làng Dikmadash ở vùng Sharan”, tờ Hawar đưa tin.
Mời quý độc giả xem thêm video "Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ tập trận quân sự chung". (Nguồn: RT)
Ngoài ra, theo nguồn tin địa phương, nhiều máy bay “lạ” còn tiến hành chuyến bay do thám ở khu vực Afrin và al-Shahba, miền bắc Aleppo.
Có thể thấy, trong thời gian qua, Thổ Nhĩ Kỳ liên tục điều động binh sĩ, xe quân sự vào Syria, bất chấp sự phản đối của chính phủ Damascus. Hành động của Thổ Nhĩ Kỳ bị coi là bất hợp pháp và chính quyền Damascus cực lực lên án, coi đó là một “hành động xâm lược, vi phạm luật pháp quốc tế”

Bất ngờ cuộc sống mới của người tị nạn Syria ở Istanbul

(Kiến Thức) - Từ khi nội chiến Syria bùng nổ năm 2011, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nhận hơn 3 triệu người tị nạn Syria, trong đó có nhiều người đang sinh sống ở Istanbul.

Bat ngo cuoc song moi cua nguoi ti nan Syria o Istanbul
Maisa là một trong những người tị nạn Syria đang sinh sống ở thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Cô là một người rất yêu âm nhạc. Cô đã dạy nhạc cho Ashton, một bé trai người Anh, trong suốt hai năm. Ảnh: AJ. 
Bat ngo cuoc song moi cua nguoi ti nan Syria o Istanbul-Hinh-2
Maisa cũng thành lập một dàn hợp xướng. Ảnh: AJ.  

Bat ngo cuoc song moi cua nguoi ti nan Syria o Istanbul-Hinh-3
 Hàng tháng, Maisa thường tổ chức buổi phát tặng đồ chơi cho các em nhỏ Syria sống trong một khu dân cư nghèo ở Istanbul. Trước khi phát quà, cô thường cùng bọn trẻ hát vang những bài hát Syria. Ảnh: AJ. 

Bat ngo cuoc song moi cua nguoi ti nan Syria o Istanbul-Hinh-4
 Reem, 32 tuổi, đã sống tại Istanbul được 4 năm. Cô thường dành thời gian rảnh rỗi đến trung tâm hỗ trợ tâm lý cho người dân Syria. Ảnh: AJ. 

Bat ngo cuoc song moi cua nguoi ti nan Syria o Istanbul-Hinh-5
Reem cũng làm tình nguyện viên tại một trung tâm nhằm khích lệ sự tự tin cho các bé gái Syria. Ảnh: AJ. 

Bat ngo cuoc song moi cua nguoi ti nan Syria o Istanbul-Hinh-6
 Reem cùng các tình nguyện viên khác tham gia vào cuộc chạy marathon thường niên tại Istanbul. Ảnh: AJ. 

Bat ngo cuoc song moi cua nguoi ti nan Syria o Istanbul-Hinh-7
Taib rời thủ đô Damascus (Syria) tới Istanbul vào năm 2012. Hiện tại, anh là chủ một công ty bất động sản và hợp tác làm ăn cùng 6 người bạn Syria khác. Ảnh: AJ. 

Bat ngo cuoc song moi cua nguoi ti nan Syria o Istanbul-Hinh-8
Taib và em trai, Zaid, hiện đang sống trong một căn hộ khang trang ở Bahcesehir, ngoại ô thành phố Istanbul. Ảnh: AJ. 

Bat ngo cuoc song moi cua nguoi ti nan Syria o Istanbul-Hinh-9
Taib cho biết anh đang làm việc để hỗ trợ những người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AJ. 

Bat ngo cuoc song moi cua nguoi ti nan Syria o Istanbul-Hinh-10
Jasmine, 24 tuổi, đang theo học để trở thành kỹ sư môi trường. Được biết, Jasmine đã phải ngừng việc học tại Aleppo (Syria) vào năm 2013. Sau đó, cô tới Thổ Nhĩ Kỳ và tiếp tục theo học tại trường Đại học Istanbul. Ảnh: AJ. 

Bat ngo cuoc song moi cua nguoi ti nan Syria o Istanbul-Hinh-11
 Jasmine làm việc tình nguyện tại trung tâm cộng đồng Yusra chuyên hỗ trợ các gia đình tị nạn ở Istanbul. Cô dạy tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cho các em nhỏ Syria hai buổi một tuần. Ảnh: AJ. 

Bat ngo cuoc song moi cua nguoi ti nan Syria o Istanbul-Hinh-12
Jasmine nói chuyện với cha cô qua điện thoại. Cô mong muốn gia đình của mình sẽ sớm được đoàn tụ. Ảnh: AJ. 

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ phát động chiến dịch quân sự mới ở Syria

(Kiến Thức) - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tuyên bố phát động chiến dịch quân sự mới ở Syria, ở tỉnh Idlib, trong một động thái đã được đồn đại trong nhiều tuần.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố kế hoạch triển khai Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đến tỉnh Idlib của Syria, nơi Quân đội Syria Tự do (được Ankara ủng hộ) đã khởi động một chiến dịch.
Tong thong Tho Nhi Ky phat dong chien dich quan su moi o Syria
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogantuyên bố phát động chiến dịch quân sự mới ở Syria . Ảnh:  The Express Tribune

10 quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2017

(Kiến Thức) - Danh sách những quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2017 dưới đây đều là các nước thuộc "lục địa đen".

Cộng hòa Trung Phi là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2017, theo xếp hạng của Vann Digit. Năm 2016, thu nhập bình quân đầu người (PPP) của nước này rất thấp, chỉ 656 USD. Ảnh: BBC.
Cộng hòa Trung Phi là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2017, theo xếp hạng của Vann Digit. Năm 2016, thu nhập bình quân đầu người (PPP) của nước này rất thấp, chỉ 656 USD. Ảnh: BBC. 

Cộng hòa Dân chủ Công-gô là quốc gia lớn thứ hai ở Châu Phi. Song, thu nhập bình quân đầu người của Công-gô năm 2017 chỉ khoảng 788 USD. Tỷ lệ mù chữ và thất nghiệp cao. Ảnh: TIME.
 Cộng hòa Dân chủ Công-gô là quốc gia lớn thứ hai ở Châu Phi. Song, thu nhập bình quân đầu người của Công-gô năm 2017 chỉ khoảng 788 USD. Tỷ lệ mù chữ và thất nghiệp cao. Ảnh: TIME.

Malawi là một quốc gia Châu Phi khác có mức sống thấp. Thu nhập bình quân đầu người của Malawi vào năm 2016 là 1.172 USD. Ảnh: Malawi24.
 Malawi là một quốc gia Châu Phi khác có mức sống thấp. Thu nhập bình quân đầu người của Malawi vào năm 2016 là 1.172 USD. Ảnh: Malawi24.
Liberia nằm ở Tây Phi. Thu nhập bình quân đầu người ở nước này năm 2015 chỉ xấp xỉ 935 USD. Ngoài ra, tỷ lệ mù chữ ở Liberia cũng rất cao. Ảnh: EPA.
 Liberia nằm ở Tây Phi. Thu nhập bình quân đầu người ở nước này năm 2015 chỉ xấp xỉ 935 USD. Ngoài ra, tỷ lệ mù chữ ở Liberia cũng rất cao. Ảnh: EPA.

Thu nhập bình quân đầu người ở Burundi hồi năm 2016 là 818 USD. Tỷ lệ nghèo đói ở Burundi chiếm tới 80%. Quốc gia này phải vật lộn với nạn đói và tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Ảnh: Reuters.
 Thu nhập bình quân đầu người ở Burundi hồi năm 2016 là 818 USD. Tỷ lệ nghèo đói ở Burundi chiếm tới 80%. Quốc gia này phải vật lộn với nạn đói và tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Ảnh: Reuters.

Niger có thu nhập bình quân đầu người năm 2016 chỉ ở mức 1.111 USD. Tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ tại quốc gia này vẫn ở mức cao so với những quốc gia Châu Phi khác. Ảnh: Ncorre.
 Niger có thu nhập bình quân đầu người năm 2016 chỉ ở mức 1.111 USD. Tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ tại quốc gia này vẫn ở mức cao so với những quốc gia Châu Phi khác. Ảnh: Ncorre.

Tuổi thọ trung bình của người dân Eritrea chỉ khoảng từ 39 đến 59. Thu nhập bình quân đầu người ở quốc gia này năm 2017 là 1.349 USD. Ảnh: Mereja.
 Tuổi thọ trung bình của người dân Eritrea chỉ khoảng từ 39 đến 59. Thu nhập bình quân đầu người ở quốc gia này năm 2017 là 1.349 USD. Ảnh: Mereja.

Đa số người dân ở Mozambique vẫn sống trong cảnh nghèo đói. IMF ước tính, thu nhập bình quân đầu người ở quốc gia này vào năm 2015 chỉ chưa đầy 1.250 USD. Ảnh: BBC.
 Đa số người dân ở Mozambique vẫn sống trong cảnh nghèo đói. IMF ước tính, thu nhập bình quân đầu người ở quốc gia này vào năm 2015 chỉ chưa đầy 1.250 USD. Ảnh: BBC.

Ethiopia có mức thu nhập bình quân đầu người hiện nay chỉ khoảng 1.995 USD. Ảnh: Zimbio.
 Ethiopia có mức thu nhập bình quân đầu người hiện nay chỉ khoảng 1.995 USD. Ảnh: Zimbio.

Nền kinh tế của Guinea đã bị tàn phá nặng nề do dịch bệnh Ebola bùng phát vào năm 2014. Thu nhập bình quân đầu người của đất nước này vào năm 2016 chỉ chưa đầy 1.300 USD. Hiện nay, Guinea vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Ảnh: Flickr.
Nền kinh tế của Guinea đã bị tàn phá nặng nề do dịch bệnh Ebola bùng phát vào năm 2014. Thu nhập bình quân đầu người của đất nước này vào năm 2016 chỉ chưa đầy 1.300 USD. Hiện nay, Guinea vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Ảnh: Flickr.