Giao dịch từ 300 triệu đồng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước

Nhằm mục đích chống rửa tiền trong nền kinh tế, các giao dịch có giá trị lớn từ 300 triệu đồng trở lên sẽ phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo NHNN Việt Nam theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Luật Phòng, chống rửa tiền.
NHNN cho biết, Luật Phòng, chống rửa tiền số 14 được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 15/11/2022 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2022 thay thế cho Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012.
Giao dich tu 300 trieu dong phai bao cao Ngan hang Nha nuoc
Các giao dịch có giá trị lớn từ 300 triệu đồng trở lên sẽ phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước. 
Do đó, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo cần phải được xây dựng và ban hành để có cùng thời điểm hiệu lực với Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) là 1/3/2023.
Việc xây dựng Quyết định nhằm hướng dẫn chi tiết mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 của Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền; phù hợp với các yêu cầu, chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền mà Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện trên cơ sở bảo đảm sự độc lập, tự chủ về kinh tế cũng như bảo đảm an ninh tiền tệ, an toàn tài chính quốc gia; nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền nói riêng và công tác phòng, chống tội phạm nói chung.
Mức giá trị giao dịch phải báo cáo quy định tại dự thảo được giữ nguyên theo Quyết định số 20 là 300 triệu đồng. Theo NHNN, việc giữ nguyên mức giá trị này xuất phát từ những lý do sau:
Thứ nhất, căn cứ vào quá trình triển khai Quyết định số 20 thời gian qua và tình hình kinh tế, xã hội của Việt Nam, việc giữ mức giá trị giao dịch bằng tiền mặt hoặc ngoại tệ tiền mặt một hoặc nhiều lần trong một ngày của khách hàng là 300 triệu đồng là phù hợp.
Thứ hai, theo khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) thì ngưỡng giá trị giao dịch phải báo cáo được khuyến nghị là 15.000 USD (tương đương 375 triệu đồng) cao hơn mức quy định tại dự thảo Quyết định. Tuy nhiên, nếu tăng mức giao dịch phải báo cáo lên 400 triệu đồng thì sẽ cao hơn ngưỡng của giá trị giao dịch phải báo cáo của FATF.
Do đó, NHNN kiến nghị giữ nguyên mức giá trị như quy định tại Quyết định số 20 để phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam và đáp ứng yêu cầu Khuyến nghị của FATF

Vì sao "trùm" địa ốc Alibaba Nguyễn Thái Luyện tiếp tục bị đề nghị truy tố?

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, chuyển VKSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Tập đoàn địa ốc Alibaba) cùng 22 đồng phạm về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Rửa tiền.

Cụ thể, VKSND TP.HCM trả hồ sơ, yêu cầu Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM giám định tài sản và 20 thỏi kim loại màu vàng được thu giữ trong qua trình điều tra vụ án.
Theo Zingnews, Luyện bị cáo buộc chủ mưu, lập ra Tập đoàn địa ốc Alibaba và các công ty thành viên, tự vẽ các dự án không có thật, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép để huy động tiền của hàng nghìn khách hàng.
Vi sao

Nguyễn Thái Luyện. (Ảnh: Zingnews) 

Trước đó, tháng 9&10/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can, bắt giam Nguyễn Thái Luyện, Nguyễn Thái Lĩnh, Nguyễn Thái Lực về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đó, Nguyễn Thái Lực còn bị khởi tố thêm một tội nữa là tội Rửa tiền.

Đến tháng 3/2020, Công an TP.HCM khởi tố thêm 14 bị can khác về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đó, 11 người bị bắt tạm giam là giám đốc và tổng giám đốc các công ty con của Công ty địa ốc Alibaba.

Tháng 10/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam thêm 6 bị can khác liên quan sai phạm tại Tập đoàn địa ốc Alibaba.

Theo Công an TP.HCM, các bị can trên đã giúp sức cho Nguyễn Thái Luyện lừa bán nền đất cho hơn 6.700 khách hàng với số tiền hơn 2.500 tỷ đồng.

Hiện, Nguyễn Thái Luyện và 22 đồng phạm tiếp tục bị đề nghị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền.

Chuyển Bộ Công an 3 doanh nghiệp liên quan đến Công ty Alibaba
Liên quan đến hoạt động của Công ty Alibaba tại tỉnh Đồng Nai, Cục Thuế tỉnh này cho biết qua kiểm tra thuế đã phát hiện 10 công ty kinh doanh bất động sản nghi có mối liên hệ với hoạt động của Công ty Alibaba. Trong số này, hồ sơ của 3 công ty đã được chuyển cho Bộ Công an. Bảy doanh nghiệp còn lại đều có các thông báo về đăng ký thuế, in hóa đơn chung một địa chỉ với Công ty Alibaba ở quận Thủ Đức, TP HCM nhưng 2 năm qua không phát hành hóa đơn, không có doanh thu. Điều này đồng nghĩa các doanh nghiệp không hoạt động chính thức, song vẫn có báo cáo định kỳ nên ngành thuế đang tiếp tục theo dõi để có hướng xử lý.
Liên quan đến vụ việc, Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai thông tin sở đã nhận được văn bản của Cơ quan CSĐT Bộ Công an về việc đề nghị cung cấp hồ sơ toàn bộ thông tin, tài liệu liên quan Công ty Alibaba để tiếp tục làm rõ 29 "dự án" của công ty này nằm ở các huyện Long Thành, Nhơn Trạch và Xuân Lộc.

>>> Mời các bạn xem thêm video: Kết quả phiên tòa xử 4 nhân viên công ty địa ốc Alibaba

Nguồn: VTV24

Đại gia lan đột biến ở Quảng Ninh: Phanh phui 'thế giới ngầm' than lậu

Với vỏ bọc doanh nhân thành đạt, ở biệt thự, đi xe sang, chơi lan đột biến trăm tỷ, ít ai biết anh em song sinh Bùi Hữu Giang, Bùi Hữu Thanh điều hành một công ty nằm trong đường dây khai thác, tiêu thụ than trái phép lên đến hàng trăm nghìn tấn mỗi năm.

“Rửa tiền” qua lan đột biến?