Giao dịch trực tuyến nào không bắt buộc xác thực sinh trắc học?

Không phải tất cả các giao dịch trực tuyến đều thuộc diện bắt buộc phải xác thực thông tin sinh trắc học bằng khuôn mặt kể từ 1/7.

Kể từ ngày 1/7, người dân khi giao dịch chuyển tiền trực tuyến trên 10 triệu đồng/lần, hoặc tổng giao dịch trên 20 triệu đồng/ngày sẽ phải xác thực sinh trắc học.
Theo quy định, các loại giao dịch trực tuyến trên 10 triệu đồng/giao dịch hoặc giá trị từ 10 triệu đồng trở xuống nhưng tổng giá trị giao dịch trong ngày đạt trên 20 triệu đồng bắt buộc phải xác thực bằng sinh trắc học gồm: chuyển tiền trong ngân hàng khác chủ tài khoản, chuyển tiền liên ngân hàng trong nước, nạp ví điện tử.
Ngoài ra, tất cả các giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài; giao dịch thanh toán hoá đơn tiện ích có tổng giá trị giao dịch trên 100 triệu đồng/ngày; kích hoạt lần đầu dịch vụ ngân hàng số hoặc đổi thiết bị sử dụng cũng bắt buộc phải xác thực sinh trắc học.
Như vậy không phải tất cả các giao dịch trực tuyến đều thuộc diện bắt buộc phải xác thực bằng thông tin sinh trắc học. Cụ thể như nhiều loại giao dịch cơ bản, phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của đa số người dân như chuyển tiền trong nước, nạp ví điện tử có giá trị từ 10 triệu đồng trở xuống hoặc tổng giá trị giao dịch trong ngày từ 20 triệu đồng trở xuống, thanh toán tiền điện, nước, viễn thông, học phí, viện phí… với tổng giá trị giao dịch trong ngày dưới 100 triệu đồng.
Với các giao dịch này khách hàng vẫn thực hiện trên ứng dụng ngân hàng như trước thời điểm ngày 1/7.
Tuy nhiên, các ngân hàng khuyến cáo khách hàng ngay cả khi không thường xuyên có giao dịch phải xác thực sinh trắc học bằng thông tin khuôn mặt vẫn nên đăng ký tính năng này.
Giao dich truc tuyen nao khong bat buoc xac thuc sinh trac hoc?
Khách hàng nhận hỗ trợ đăng ký xác thực sinh trắc học. Ảnh: Agribank
Xác thực sinh trắc học bằng thông tin khuôn mặt (Facepay) là một lớp xác thực bổ sung bên cạnh lớp xác thực hiện tại bằng tin nhắn OTP (SMS OTP) hoặc Smart OTP (khi thực hiện giao dịch với giá trị theo quy định, khách hàng phải xác thực sinh trắc học thành công mới có thể tiếp tục chuyển tiếp sang bước xác thực bằng SMS OTP hoặc Smart OTP).
Việc triển khai Facepay giúp gia tăng bảo vệ cho khách hàng trước các diễn biến phức tạp của tình trạng gian lận lừa đảo, đánh cắp thông tin bảo mật và chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Vietcombank cho biết, với việc áp dụng Facepay, kể cả trong trường hợp kẻ gian dùng thủ đoạn đánh cắp thông tin của khách hàng thì cũng khó có khả năng thực hiện hành vi tẩu tán tài sản (chuyển tiền giá trị lớn). Vietcombank cũng vừa công bố trở thành ngân hàng đầu tiên khai thác dịch vụ xác thực điện tử của Bộ Công an.

Công an nói gì về hoạt động giao dịch tiền ảo Pi?

Cục A05 (Bộ Công an) đang phối hợp với công an các địa phương làm rõ những hoạt động liên quan đến giao dịch, cách thức chi trả hoạt động tiền ảo Pi.

Sáng 30/6, tại buổi họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2023 của Bộ Công an, thiếu tướng Lê Xuân Minh (Phó cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm Công nghệ cao - A05) thông tin một số nội dung liên quan đến giao dịch tiền ảo Pi xuất hiện thời gian qua.
Cong an noi gi ve hoat dong giao dich tien ao Pi?

Một buổi offline của một cộng đồng tiền ảo Pi.

Cục phó A05 đánh giá đây là vấn đề lớn liên quan đến các hoạt động tín dụng tiền ảo xuyên biên giới trên không gian mạng mà cơ quan chức năng chưa quản lý được.

Vườn cây cảnh độc nhất vô nhị của đại gia Phú Thọ

Đại gia Phan Văn Toàn sở hữu hàng chục cây cảnh quý hiếm, độc nhất vô nhị mà hiếm có vườn cây cảnh nào trong và nước ngoài sánh được.

Vuon cay canh doc nhat vo nhi cua dai gia Phu Tho
 Nhắc đến vườn cây cảnh có 1-0-2 ở Việt Nam không thể bỏ qua gia trang của ông Phan Văn Toàn (hay Toàn "đô la") ở TP Việt Trì (Phú Thọ). Ảnh: Dân Việt 

Giá vàng hôm nay 17/9: Giảm mạnh, nhà đầu tư bán tháo

Giá vàng thế giới hôm nay giảm mạnh xuống 1.665,3 USD/ounce, giới đầu tư bán tháo trước nguy cơ Fed tăng lãi suất.

Giá vàng trong nước