Giàn khoan Hải Dương 981 lại đi vào Biển Đông

(Kiến Thức) - Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) cho biết, giàn khoan Hải Dương 981 đã hoàn thành tác nghiệp ở Vịnh Bengal và trên đường vào Biển Đông.

Theo thời báo Hoàn Cầu số ra ngày 14/4, giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) đã rời Tam Á ngày 1/1/2015 và vượt qua  gần 4.600 hải lý trong thời gian 31 ngày để tới khu vực tác nghiệp ở Vịnh Bengal. Giàn khoan này bắt đầu tác nghiệp từ ngày 7/2 và hoàn thành  99,09%  chỉ tiêu đề ra.
Gian khoan Hai Duong 981 lai di vao Bien Dong
 
Vùng biển mà giàn khoan Hải Dương 981 tác nghiệp có độ sâu 1.732,7 mét và giàn khoan này đã khoan tới độ sâu 5.030 mét, lập kỷ lục tác nghiệp mới đối với các giàn khoan nổi.
CNOOC cho biết, giàn khoan Hải Dương 981 bắt đầu lên đường về nước vào ngày 6/4 và đi theo hành trình ban đầu vào Biển Đông.

Trung Quốc trả giá đắt nếu leo thang vụ giàn khoan Hải Dương 981

(Kiến Thức) - "Dù chênh lệch tương quan lực lượng, trong trường hợp xảy ra xung đột, chắc chắn Trung Quốc phải trả giá đắt. Giải pháp cho khủng hoảng Biển Đông nên giải quyết trên bàn đàm phán", ông Minxin Pei nói.

Trung Quốc chuẩn bị gì cho Biển Đông?
Biển Đông giàu tài nguyên có thể sẽ trở thành một điểm nóng ở Đông Á, gây ra xung đột quân sự giữa các nước trong khu vực cũng như lôi kéo sự tham gia của Mỹ. Khu vực Biển Đông với ngư trường phong phú và trữ lượng dầu khí phong phú tự nhiên chưa được khai thác đang trở thành mục tiêu của Trung Quốc.

Trung Quốc khảo cổ trái phép ở quần đảo Hoàng Sa

(Kiến Thức) - Cục di vật văn hóa quốc gia Trung Quốc ngày 12/04 đã bắt đầu khởi động Dự án khảo cổ trái phép tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Đây là đợt khảo cổ có quy mô lớn nhất tại khu vực Biển Đông từ trước tới nay. Trung Quốc điều tàu “Trung Quốc Khảo cổ 1” xuất phát từ Văn Xương, Hải Nam, tới khu vực đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa để thực hiện nhiệm vụ này.
Trung Quoc khao co trai phep o quan dao Hoang Sa
Trung Quốc điều tàu “Trung Quốc Khảo cổ 1” xuất phát từ Văn Xương, Hải Nam, tới vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Báo Chinanews đưa tin, tàu khảo cổ Trung Quốc tiến hành các hoạt động điều tra khảo sát các tàu đắm ở đảo Quang Hòa và các đảo thuộc Nhóm Lưỡi Liềm thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?

(Kiến Thức) - GS Mark Beeson cho rằng, thật khó biết việc đặt giàn khoan “là chính sách phối hợp từ trên cao, hay các doanh nghiệp lớn, chính quyền địa phương và cả quân đội Trung Quốc xúc tiến việc này”.

Tuy nhiên, ông Mark Beeson - giáo sư về chính trị quốc tế và cũng là một chuyên gia về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thuộc Đại học Murdoch University, Perth, Austrailia - cũng cho rằng: Dù ai đóng vai trò quyết định trong việc đặt giàn khoan thì “Việt Nam không phải là một nước dễ bị đánh ngã như lịch sử phức tạp giữa hai nước nhắc nhở chúng ta điều đó”.
TQ: Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
 TQ: Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
Tiến sỹ Lee Jones - một nhà nghiên cứu về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Đại học Queen Mary, London, Anh, cũng bày tỏ quan điểm trên BBC News: Không nên xem Trung Quốc như là một thực thể thống nhất, kỹ lượng hoạch định, thực hiện mọi chính sách, đường lối.
“Thực tế, nhà nước Trung Quốc vẫn rất rời rạc với nhiều cơ quan trung ương và địa phương cạnh tranh nhau để nắm giữ các nguồn tài nguyên và giành quyền quyết định các chính sách về tài nguyên. Trong các cơ quan hay nhóm đó có Hải quân Trung Quốc, Kiểm ngư và Cảnh sát biển, chính quyền địa phương, các tập đoàn nhà nước và một bộ ngoại giao yếu ớt. Hầu hết các động thái của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông đều phản ánh sự cạnh tranh này”, tiến sỹ Lee Jones nói.