Giảm hình phạt tù, mở rộng phạt tiền

Đề xuất giảm xử lý hình sự, tạo điều kiện cho người phạm tội tham nhũng, kinh tế khắc phục hậu quả.

Tránh nguy cơ “hy sinh đời bố, củng cố đời con”
Ông đánh giá thế nào về đề xuất giảm xử lý hình sự, tạo điều kiện cho người phạm tội tham nhũng, kinh tế khắc phục hậu quả mà Viện trưởng VKSND Tối cao nêu ra. Liệu đề xuất trên có mâu thuẫn với quan điểm, chủ trương của Đảng về xử lý nghiêm minh, “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ” với các trường hợp tham nhũng, tiêu cực?
Giam hinh phat tu, mo rong phat tien
Bị cáo Nguyễn Đức Chung 
Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm mà Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí nêu ra. Thực tế, đề xuất này cũng không phải mới. Hơn 7 năm trước, khi thảo luận về Bộ Luật Hình sự ở Quốc hội khóa XIII, tôi và nhiều đại biểu khác cũng đã kiên trì đề xuất giảm phạt tù, tăng mức phạt tiền và thu hồi tài sản đối với tội phạm kinh tế, tham nhũng. Với tội phạm tham nhũng, ngoài hình phạt thì điều quan trọng là phải có biện pháp để thu hồi tài sản tham nhũng, thất thoát. Phải phân hóa các trường hợp phạm tội để khuyến khích người phạm tội tự nguyện khai báo, tự nguyện nộp lại tài sản. 
Giam hinh phat tu, mo rong phat tien-Hinh-2
 
Ví dụ, một người có hành vi tham nhũng, cơ quan chức năng chưa phát hiện ra; nhưng một thời gian sau, anh ta thấy ăn năn, hối lỗi nên tự nguyện khai báo, tự nguyện nộp lại toàn bộ tài sản thì trong trường hợp đó có nhất thiết phải xử lý hình sự nữa không? Tôi cho rằng, với trường hợp như thế có thể miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn khi bị phát hiện ra, đang trong giai đoạn điều tra, nếu người vi phạm nộp lại toàn bộ tài sản, khắc phục mọi thiệt hại, thì sẽ được coi là tình tiết để giảm nhẹ, thậm chí có thể được miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hay phạt án treo.
Giam hinh phat tu, mo rong phat tien-Hinh-3
Bị cáo Phan Sào Nam
Thưa ông, như thế người ta sẽ đặt ngược lại rằng, “thế thì cứ tham ô, tham nhũng đi rồi nộp lại tài sản là xong”?
Cái đấy là cách hiểu không đúng. Miễn xử lý hình sự là miễn với những trường hợp tự nguyện khai nhận, tự nguyện nộp lại tài sản khi mà cơ quan chức năng chưa phát hiện ra; còn khi cơ quan chức năng phát hiện ra thì chỉ được xem là tình tiết giảm nhẹ. Cho nên phải phân biệt thời điểm nộp lại tài sản thế nào và nộp lại bao nhiêu?
Hơn nữa, miễn xử lý hình sự không có nghĩa là cán bộ đó “bình yên vô sự”, ngồi yên trên chiếc ghế quyền lực, anh vẫn sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng và kỷ luật hành chính Nhà nước, từ khiển trách, cảnh cáo cho đến cách chức... Luật pháp nghiêm minh nhưng cũng phải nhân văn. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhiều lần nói rồi, phòng, chống tham nhũng, xử lý nghiêm minh nhưng cũng rất nhân văn, có lý, có tình. Đó còn là biện pháp để khuyến khích người ta nộp lại tài sản, tránh nguy cơ “hy sinh đời bố, củng cố đời con”. Luật pháp không nên đẩy người ta vào tình trạng cực đoan để rồi không thu hồi được tài sản.
Đề cao giải pháp phòng ngừa và tính hướng thiện
Vừa qua, nhiều trường hợp quan chức vi phạm khi ra tòa đã nộp lại tài sản và được giảm án. Một số trường hợp nhờ nộp lại tài sản mà thoát được án tử. Liệu điều này có giảm đi tính nghiêm minh của pháp luật?
Nếu người ta nộp lại tài sản, khắc phục hậu quả tốt thì án nặng để làm gì? Đôi khi án nặng quá lại không tạo ra tác dụng cao. Khi sửa đổi Bộ Luật Hình sự, tôi và nhiều đại biểu khác cũng đã rất kiên trì đề xuất thực hiện quy định giảm án cho những người chủ động nộp tiền khắc phục hậu quả.
Thời gian đầu, khi chúng tôi nêu ý kiến, bị dư luận phản đối rất nhiều. Có ý kiến còn nói rằng “chắc ông Trần Văn Độ tham nhũng cũng gớm nên mới đề xuất quy định đó để phòng thân”. Tuy nhiên, rất nhiều nhà khoa học, các chuyên gia ủng hộ chúng tôi một cách mạnh mẽ. Đến nay, qua thực hiện chúng ta thấy những quy định trên đã phát huy được tính hiệu quả.
Ví dụ trong vụ AVG, các bị cáo đã chủ động nộp tiền khắc phục hậu quả; hay vụ Phan Sào Nam; vụ ông Nguyễn Đức Chung… đều đã nộp tiền để khắc phục hậu quả. Đặc biệt, kể từ khi quy định trên được thực hiện thì tỷ lệ thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng rất cao. Mỗi năm chúng ta thu hồi được hàng trăm tỷ đồng, đâu có phải dễ.
Pháp luật đâu chỉ trừng trị mà còn là giáo dục, hướng thiện, tạo điều kiện cho người ta khắc phục hậu quả. Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị ban hành từ năm 2005 về chiến lược cải cách tư pháp cũng đã nói rồi, là phải đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội. Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm. Do đó, chúng ta phải mạnh dạn thay đổi chính sách hình sự như những gì mà Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí nêu ra.
Xin cảm ơn ông!

Bé trai 9 tuổi bị bố và bà nội đánh đập kinh hoàng

Cho rằng do bé chưa ngoan và để "dạy dỗ" cho bé tốt hơn, người bố và bà nội đã đánh đập gây ra nhiều vết thương trên cơ thể cậu bé mới 9 tuổi.

Chiều 3/7, trao đổi PV, ông Phạm Bá Thủy - Chủ tịch UBND xã Ea Ning (huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) - xác nhận trên địa bàn xã xảy ra vụ việc cháu trai 9 tuổi bị người thân bạo hành gây ra nhiều thương tích trên cơ thể.

Vụ việc đã được giao công an xã vào cuộc xác minh.

Be trai 9 tuoi bi bo va ba noi danh dap kinh hoang
Hàng loạt thương tích trên người cậu bé 9 tuổi do bố và bà nội gây nên (Ảnh: Gia đình cung cấp). 

Ông Nguyễn Đức Chung có được giảm án khi nhận trách nhiệm, khắc phục hậu quả?

Ông Nguyễn Đức Chung đã thay đổi thái độ, nhận trách nhiệm, gia đình đã nộp 25 tỷ đồng khắc phục hậu quả. Vậy, ông Chung được giảm nhẹ trách nhiệm ra sao?

Diễn biến mới vụ mua chế phẩm Redoxy-3C trái quy định, tại phiên xét xử chiều 21/6, bị cáo Nguyễn Đức Chung – cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc mua bán chế phẩm Redoxy- 3C và nhận trách nhiệm của người đứng đầu. Gia đình bị cáo Nguyễn Đức Chung cũng đã nộp toàn bộ số tiền khắc phục hậu quả vụ án. Dư luận đặt câu hỏi, ông Chung sẽ được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thế nào?
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường – Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, ban đầu theo nội dung bản giải trình 100 trang của ông Nguyễn Đức Chung và nội dung trình bày tại phiên tòa, ông Chung không thừa nhận hành vi phạm tội, cũng không thừa nhận nghĩa vụ bồi thường thiệt hại như nội dung bản án sơ thẩm đã tuyên, Ông Chung kháng cáo đề nghị tòa án đình chỉ vụ án.

Hành Trình Phá Án: Rùng rợn xác chết bị đóng cọc dưới mương nước

Biết nữ thương gia sang Việt Nam, người đàn ông được thuê làm phiên dịch đã giết nạn nhân. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành Trình Phá Án.

Hanh Trinh Pha An: Rung ron xac chet bi dong coc duoi muong nuoc

Theo hồ sơ vụ án, khoảng 18h ngày 13/4/2011, một người dân xã Mộc Nam (huyện Duy Tuyên, Hà Nam) trong lúc đi đánh cá phát hiện thi thể phụ nữ ở dưới mương thuộc thôn Lãnh Trì. Đây là khu vực gần nghĩa trang, địa bàn vắng vẻ, xa khu dân cư. 

Hanh Trinh Pha An: Rung ron xac chet bi dong coc duoi muong nuoc-Hinh-2

Khám nghiệm hiện trường, Công an tỉnh Hà Nam xác định thi thể bị một tảng gạch đè lên, xung quanh chân bị hai cọc tre ghim lại, trên cổ còn dây chuyền vàng. Do trước đó trời mưa lớn, dấu vết gần như bị xóa sạch. Ban chuyên án đặt ra nhiều giả thiết, có thể nạn nhân kháng cự kẻ cướp nên bị sát hại, hoặc cũng có khi do mâu thuẫn tình ái song cũng không loại nguyên nhân tranh chấp trong làm ăn. (Ảnh minh hoạ)