Giám đốc trung tâm đăng kiểm nhận hối lộ đối diện án phạt nào

Nếu bị khởi tố tội nhận hối lộ, các cá nhân tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 66-02D (Đồng Tháp) có thể bị phạt 2-20 năm tù.

Liên quan đến vụ giám đốc trung tâm đăng kiểm nhận hối lộ, theo luật sư Đỗ Duy Khang (Đoàn Luật sư TP.HCM), từ thông tin báo chí đăng tải, cho thấy hành vi của giám đốc và 3 nhân viên Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 66-02D có dấu hiệu của tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Đối với hành vi trên, nếu bị khởi tố với tội danh nhận hối lộ, sẽ có mức xử phạt tù từ 2 năm đến cao nhất lên đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình, tùy theo số tiền đã nhận hối lộ.

Giam doc trung tam dang kiem nhan hoi lo doi dien an phat nao

Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 66-02D nơi giám đốc và 3 nhân viên bị cơ quan công an tạm giữ hình sự vì có hành vi nhận hối lộ.

Trước đó, ngày 14/10, Công an huyện Châu Thành phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đồng Tháp bắt quả tang giám đốc và 3 nhân viên Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 66-02D (thuộc Công ty TNHH MTV Đức Khôi) về hành vi nhận tiền để bỏ qua lỗi của các ôtô đến đăng kiểm.

Trong vụ việc này, đến ngày 17/10, cơ quan CSĐT Công an huyện Châu Thành đã tạm giữ Nguyễn Thành Nguyễn (32 tuổi), Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 66-02D cùng 3 nhân viên Chi nhánh do nhận 900.000 đồng tiền hối lộ của các tài xế để bỏ qua lỗi ôtô đến kiểm định.

Bước đầu các đối tượng khai nhận đã bàn bạc, thống nhất thu tiền của các phương tiện có lỗi để bỏ qua và cấp giấy đăng kiểm đạt với mức thu từ 300.000 đồng đến 1,2 triệu đồng tùy theo lỗi của mỗi phương tiện.

Riêng trong ngày 14/10, các đối tượng đã đăng kiểm 44 phương tiện, thu tiền hối lộ là 20,5 triệu đồng.

Vụ việc đang được cơ quan CSĐT Công an huyện Châu Thành điều tra.

Lý do miễn nhiệm Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho hay, kỳ họp này sẽ dự kiến xem xét miễn nhiệm đối với Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể.

Chiều 17/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo dự kiến chương trình kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Lời khai “lót tay” cán bộ vụ chuyển trái phép hơn 30 ngàn tỷ ra nước ngoài

Theo lời khai của bị can vụ chuyển trái phép hơn 30 nghìn tỷ ra nước ngoài, kẻ phạm tội không chỉ bắt tay với cán bộ ngân hàng mà còn hối lộ hải quan.

Trong vụ án chuyển trái phép ra nước ngoài hơn 30 nghìn tỷ đồng do "bà trùm" Nguyễn Thị Nguyệt (SN 1985) cầm đầu, CQĐT làm rõ nhiều cán bộ ngân hàng đã tiếp tay cho "bà trùm" này.

Theo cáo buộc, để chuyển được tiền ra nước ngoài, một người được nhờ đứng tên giám đốc Công ty TNHH MTV thương mại và dịch vụ XNK BDA để hợp thức hợp đồng tạm nhập, tái xuất hàng hóa là IC điện tử làm hồ sơ thanh toán quốc tế.

Tài liệu do Cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài cung cấp cho thấy, với 9 công ty do “bà trùm” Nguyễn Thị Nguyệt sử dụng, từ ngày 24/10/2017- 16/9/2020 đã mở 387 tờ khai tạm nhập khẩu hàng hóa, trong đó 63 hồ sơ luồng xanh, 209 hồ sơ luồng vàng, 15 hồ sơ luồng đỏ.

Theo quy định, khi kiểm tra việc khai báo và xác định trị giá hải quan, an ninh có quyền yêu cầu người khai hải quan nộp, xuất trình các chứng từ, tài liệu có liên quan đến phương pháp xác định giá trị hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để chứng minh tính chính xác, trung thực của trị giá hải quan do người khai hải quan tự kê, tự xác định.

Đối với 15 hồ sơ phân luồng đỏ, cán bộ hải quan được giao nhiệm vụ kiểm hóa hồ sơ, dù có quyền yêu cầu xuất trình chứng từ, tài liệu có liên quan đến phương pháp xác định giá trị hải quan, nhưng đã không thực hiện quyền được giao, dẫn đến không phát hiện được hàng hóa là IC điện tử được khai tăng giá trị nhiều lần.

Theo lời khai của bị can Nguyễn Văn Thắng (SN 1985), mỗi tờ khai nhập khẩu kiện hàng linh kiện IC, anh ta phải “lót tay” cho cán bộ hải quan 5 triệu đồng/tờ. Tuy nhiên, cán bộ công chức hải quan Nội Bài không thừa nhận việc này.

Tài liệu thu thập được có trong hồ sơ vụ án không có căn cứ xác định các cán bộ hải quan nhận tiền từ Nguyệt và Thắng nên CQĐT không đề cập xử lý.

Vẫn theo lời khai của Thắng, tại cửa khẩu quốc tế đường bộ số 1 Kim Thành- Cục Hải quan tỉnh Lào Cai, Thắng liên hệ với anh Trần Xuân S. (công chức hải quan) để kiểm tra, làm thủ tục tái xuất hàng hóa.

Mỗi tờ khai, Thắng đưa cho anh S. 500 ngàn đồng, tiền được kẹp vào hồ sơ và đưa tại phòng làm việc của anh S. Tuy nhiên, Thắng không có tài liệu chứng minh và anh S. không thừa nhận việc nhận tiền từ Thắng.

Cáo buộc cho rằng, cán bộ hải quan tên S. đã không thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ để chuyển tải hàng hóa từ xe vận tải sang xe biên mậu, không chứng kiến và giám sát hết quá trình chuyển tải, không biết thực tế đã chuyển tải hết các kiện hàng chưa nhưng vẫn ký xác nhận bảng kê phương tiện.

Anh S. thừa nhận không thực hiện hết chức năng nhiệm vụ, có thiếu sót trong quá trình thực thi nhiệm vụ, nhưng không hưởng lợi bất kỳ khoản tiền nào.

Đối với 2 cán bộ hải quan khác, Thắng khai, mỗi lần làm thủ tục tái xuất (mở kẹp chì, chuyển tải) phải đưa 1 triệu đồng.

Tuy nhiên tài liệu thu thập được có trong hồ sơ không đủ căn cứ kết luận về việc các cán bộ hải quan nhận tiền như lời khai của Thắng.