Giám đốc CA Hà Tĩnh xử lý nồng độ cồn: Mục đích cao nhất của Pháp luật là giáo dục

Đại tá Nguyễn Hồng Phong - Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh cho rằng pháp luật phải đi vào cuộc sống, mục đích cao nhất của Pháp luật là giáo dục ý thức tuân theo pháp luật chứ không phải là trừng phạt.

Tối 16/1, ông Nguyễn Văn Sử ở Hà Tĩnh làm nghề thợ xây bị chốt CSGT Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) yêu cầu dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn. Ông Sử thừa nhận đã uống rượu và say tới mức lạc đường đến 3 lần. Đại tá Nguyễn Hồng Phong trực tiếp hỏi nguyên nhân và được ông Sử cho biết, ông và tổ thợ xây vừa hoàn thiện ngôi nhà nên gia chủ làm cơm thết đãi. Do quá vui vì hoàn thành công việc nên ông đã uống quá chén đến mức quên cả đường về nhà.
Giam doc CA Ha Tinh xu ly nong do con: Muc dich cao nhat cua Phap luat la giao duc
"Mục đích cao nhất của Pháp luật là giáo dục  chứ không phải là trừng phạt" - Đại tá Nguyễn Hồng Phong - Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh.
Đại tá Phong nhắc nhở ông Sử không nên uống rượu khi tham gia giao thông vì sẽ ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và nguy hiểm cho người khác. Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh cũng quyết định "đặc cách" không đo nồng độ cồn bác thợ xây và yêu cầu người này gọi điện thoại cho người thân xuống đón về.
Sau đó, clip ghi lại hình ảnh sự việc được đăng tải và lan truyền trên mạng xã hội. Hành động "đặc cách" không đo nồng độ cồn bác thợ xây của Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh được nhiều người đánh giá là nhân văn! Xét ở góc độ tình người thì thật ấm lòng.
Tuy nhiên, cũng nhiều ý kiến cho rằng “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. Điều này được quy định rõ tại khoản 1, Điều 16 Hiến pháp năm 2013. Tại Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư; Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo quyết liệt: "Xử lý vi phạm nồng độ cồn, không có vùng cấm, ngoại lệ."
Trong bối cảnh nước ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa lấy pháp luật làm cơ sở nền tảng để điều chỉnh các hành vi cá nhân, các quan hệ xã hội, bảo đảm cho xã hội ổn định và phát triển bền vững. Không có pháp luật thì không thể xây dựng được Nhà nước pháp quyền, không có Nhà nước pháp quyền thì không thể đảm bảo trật tự kỷ cương, ổn định xã hội, bảo vệ quyền con người, làm cho người dân có cuộc sống an toàn, ấm no, hạnh phúc.
Trả lời Báo Tri thức và Cuộc sống về những vấn đề dư luận nêu trên, Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, về lý, trường hợp bác thợ xây vi phạm là rất rõ ràng. Tại chốt kiểm tra, bác luôn chấp hành yêu cầu của tổ công tác, thẳng thắn thừa nhận và nhận thức về hành vi sai phạm của mình.
Theo quy định, tổ công tác hoàn toàn có thể xử lý trường hợp bác thợ xây nhưng thực tế cho thấy, thời điểm đó bác thợ xây rất say, việc cứng nhắc xử lý người vi phạm sẽ không đạt được hiệu quả cao về tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
Nếu luật pháp mà cứ vận dụng cứng nhắc không đi vào cuộc sống, hình thành ý thức pháp luật của người dân thì không những xã hội không phát triển mà pháp luật vô hình trở thành lực cản, kìm hãm việc tự nhận thức của người dân.
“Nếu có xử phạt, nặng nhẹ gì thì cuối cùng cũng phải đặt yếu tố nhân văn, ý thức của người dân về tính mạng, sức khỏe của mình, của cộng đồng mới là quan trọng. Nếu xử phạt họ trong hoàn cảnh đó, họ có hiểu, có phục, có ý thức không?” - Giám đốc công an Hà Tĩnh bộc bạch.
Đại tá Phong nói tiếp: "Trong tình huống đó, tôi đã xử lý mềm mỏng nhưng không có nghĩa là bỏ qua vi phạm. Tôi đã cho vợ của bác đón về vì khi đó mưa lạnh, bác đã uống rượu, nếu cảm lạnh hoặc đột quỵ thì ân hận cả đời. Chúng tôi đã giữ lại phương tiện để sáng hôm sau mời bác đến làm việc, kiểm điểm, nhắc nhở và có hình thức xử lý phù hợp.
Xét về tình, mặc dù việc xử lý nồng độ cồn là mục tiêu trọng điểm, song pháp luật cũng cần phải có thời gian để người dân thẩm thấu, thấm nhuần và thay đổi hành vi của bản thân. Cần phải nói thêm, đặc điểm văn hoá, tập quán của các vùng miền, đặc biệt là các vùng quê là khác nhau. Vậy nên, trong vấn đề vận dụng xử lý, đặc biệt là đây chỉ là vi phạm hành chính thì cần xét cả những yếu tố đó."
Tại Điều 31 Bộ luật hình sự có quy định: “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc cùa cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm”. Đại tá Phong cho rằng: "Luật Hình sự còn có những điều khoản khoan hồng, huống hồ đây là hành vi vi phạm hành chính. Chắc chắn bác thợ xây cũng đã nhận được một bài học nhớ đời, để từ đó sẽ tự giác nâng cao ý thức tuân thủ luật pháp và tuyên truyền cho những người xung quanh."
Chiều nay, 17/1, Công an Hà Tĩnh cho biết, ông Nguyễn Văn Sử (SN 1974, ở xóm Tân Tiến, xã Tân Lâm Hương) vừa ký cam kết không tái phạm trong đảm bảo an toàn giao thông.
Giam doc CA Ha Tinh xu ly nong do con: Muc dich cao nhat cua Phap luat la giao duc-Hinh-2
Ông Sử tại trụ sở công an xã Tân Lâm Hương, Thạch Hà, Hà Tĩnh.
Tại Công an xã Tân Lâm Hương, ông Nguyễn Văn Sử đã trình bày, bản thân là nghề thợ nề, ngày 15/1, sau khi được chủ nhà mời rượu nên khi đi về nhà bị lạc đường. Được Công an Thành phố Hà Tĩnh và Giám đốc Công an tỉnh cho liên hệ gọi vợ đón về. Ông Sử đã bày tỏ sự cảm ơn đối với lực lượng Công an Thành phố Hà Tĩnh và đồng chí Giám đốc Công tỉnh.
Bác thợ nề Nguyễn Văn Sử đã ký cam kết không tái phạm trong đảm bảo an toàn giao thông, nhận thức rõ việc nguy hiểm lái xe sau khi sử dụng rượu, bia và chấp nhận xử lý.

“Tuyệt chiêu” bố trí nữ CSGT kiểm tra nồng độ cồn trong đêm ở Hà Nội

Đội trưởng Đội CSGT - TT Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội, cho biết đơn vị tăng cường các nữ CSGT tham gia làm nhiệm vụ nhằm tạo thêm sự thân thiện, mềm mại giữa CSGT và tài xế cũng như với người vi phạm.

“Tuyet chieu” bo tri nu CSGT kiem tra nong do con trong dem o Ha Noi
Tối 29/12, Tổ công tác đặc biệt của Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) - Trật tự Công an quận Thanh Xuân phối hợp với Phòng CSGT Công an Hà Nội và Trung đoàn Cảnh sát cơ động triển khai lực lượng ra quân lập chốt kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn trong đêm dịp cuối năm. Đây là kế hoạch cao điểm trấn áp tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán.
 “Tuyet chieu” bo tri nu CSGT kiem tra nong do con trong dem o Ha Noi-Hinh-2
Tổ công tác đặc biệt gồm 30 cảnh sát thuộc các lực lượng. Trong đêm, lực lượng chức năng đã kiểm tra hàng trăm phương tiện ô tô và xe máy, đảm bảo trật tự an toàn giao thông xuyên suốt dịp nghỉ lễ.
 “Tuyet chieu” bo tri nu CSGT kiem tra nong do con trong dem o Ha Noi-Hinh-3
Điều đặc biệt là trong tổ công tác có 4 nữ CSGT của quận Thanh Xuân. Những bóng hồng sẽ có nhiệm vụ ra tín hiệu dừng phương tiện, trực tiếp sử dụng thiết bị kiểm tra nồng độ cồn, lập biên bản tài xế vi phạm...Chia sẻ với PV Dân Việt, đại úy Lê Thị Mai Ly (cán bộ Đội CSGT-TT Công an quận Thanh Xuân, trong ảnh) cho biết: "Nữ CSGT vất vả hơn các đồng chí nam nên trước khi đi tuần tra đột xuất hay làm nhiệm vụ đặc biệt, chúng tôi phải thu xếp công việc gia đình, gửi con cái nhờ ông bà nội ngoại chăm sóc".
 “Tuyet chieu” bo tri nu CSGT kiem tra nong do con trong dem o Ha Noi-Hinh-4
Thượng tá Đinh Trung Dũng (Đội trưởng Đội CSGT-TT Công an quận Thanh Xuân) chia sẻ thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo công an TP và công an quận, đơn vị điều lực lượng đặc biệt tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm nồng độ cồn trên các tuyến trọng điểm. "Mục tiêu nhằm kiềm chế và giảm thiểu tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí, dù ngày nghỉ nhưng các lực lượng vẫn tăng cường làm việc cả ban đêm để đảm bảo an toàn cho người dân", Thượng tá Đinh Trung Dũng cho hay.
 “Tuyet chieu” bo tri nu CSGT kiem tra nong do con trong dem o Ha Noi-Hinh-5
Đội trưởng Đội CSGT - TT Công an quận Thanh Xuân cho biết thêm tổ công tác đặc biệt có thêm một số nữ cán bộ CSGT tham gia làm nhiệm vụ. Ông chia sẻ đây là "điểm mới" trong phương pháp kiểm tra, xử lý nồng độ cồn. Việc các nữ CSGT tham gia làm nhiệm vụ nhằm tạo thêm sự thân thiện, mềm mại giữa CSGT và tài xế cũng như với người vi phạm, góp phần hạn chế tình trạng tài xế vi phạm có hành vi cản trở, chống đối.
 “Tuyet chieu” bo tri nu CSGT kiem tra nong do con trong dem o Ha Noi-Hinh-6
Ghi nhận trong đêm 29/12 của PV Báo Dân Việt, Tổ công tác đặc biệt đã phải đối mặt với nhiều tình huống bất ngờ, dở khóc dở cười khi gặp tài xế "ma men". Anh T.T.V. (SN 1977, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, người trong ảnh), khi bị CSGT phát hiện vi phạm nồng độ cồn, anh ta phân trần: "Tôi đi mua mấy viên thuốc cho người nhà, trên đường tạt vào uống chỉ... vài cốc bia thôi".
 “Tuyet chieu” bo tri nu CSGT kiem tra nong do con trong dem o Ha Noi-Hinh-7
Tuy nhiên, kết quả đo xác định anh V. có nồng độ cồn ở mức kịch khung với 0,910 mg/L khí thở, gấp gần 2,3 lần mức vi phạm cao nhất được quy định tại Nghị định 100/NĐ-CP. Đây cũng là trường hợp có nồng độ cồn ở mức cao nhất mà CSGT ghi nhận trong hơn ba giờ làm việc tại đường Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai.
 “Tuyet chieu” bo tri nu CSGT kiem tra nong do con trong dem o Ha Noi-Hinh-8
Anh V.V.T. (trong ảnh) cùng người bạn đi đòi nợ trước khi bước sang năm mới. Do không đòi được tiền, họ rủ nhau đi uống bia. Trên đường về, anh T. điều khiển xe máy chở bạn và bị CSGT kiểm tra phát hiện vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,229 mg/L khí thở. Sau khi ký quyết định xử phạt, anh T. bần thần ngồi bệt xuống đất. Lực lượng chức năng sau đó đã phải động viên, hỗ trợ anh T. đứng dậy và đi ra ngoài.
 “Tuyet chieu” bo tri nu CSGT kiem tra nong do con trong dem o Ha Noi-Hinh-9
Nữ đại úy Nguyễn Thị Liên Giang chia sẻ khi CSGT triển khai chuyên đề về nồng độ cồn không chỉ xử phạt mà còn tuyên truyền, nhắc nhở các tài xế không lái xe khi đã uống rượu bia. Đặc biệt, trong dịp cao điểm sắp tới, lực lượng chức năng sẽ tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Với những tài xế đã có nồng độ cồn, có những tài xế dễ mất bình tĩnh nên lực lượng chức năng cũng phải hết sức khéo léo.
 “Tuyet chieu” bo tri nu CSGT kiem tra nong do con trong dem o Ha Noi-Hinh-10
Kết thúc ca công tác khi đồng hồ điểm hơn 23h, Tổ công tác đặc biệt đã lập biên bản xử lý 20 tài xế vi phạm lỗi về nồng độ cồn. Cảnh sát đã niêm phong, tạm giữ 20 phương tiện xe máy liên quan. Công an quận Thanh Xuân nhấn mạnh kế hoạch kiểm tra, xử lý vi phạm đảo bảo trật tự ATGT, nồng độ cồn và trật tự đô thị sẽ được đơn vị duy trì, tăng cường trong dịp cao điểm cuối năm.

Ý kiến trái chiều về quy định cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn

Các đại biểu Quốc hội bày tỏ nhiều ý kiến trái chiều nhau trước quy định cấm người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn khi thảo luận về dự thảo Luật Trật tự ATGT đường bộ, sáng 10/11.

Không nên tuyệt đối hóa tỷ lệ nồng độ cồn

“Dự thảo quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe thì tối qua liên hoan, sáng hôm sau đo vẫn còn. Việc này không thực tế vì cơ thể vẫn tỉnh táo, đảm bảo để chúng ta đi làm bình thường”, đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương) bày tỏ thực tế.

Tạm giữ tài xế vi phạm nồng độ cồn, đâm vào xe đặc chủng của cảnh sát

Khi bị hai xe tải của Tổ kiểm soát chặn lại, Nguyễn Thanh Tâm không thể bỏ chạy nhưng không xuống xe xuất trình giấy tờ, do đó Tổ công tác phải phá kính chắn gió bên lái để mở cửa xe, khống chế Tâm.

Đối tượng Nguyễn Thanh Tâm tại Công an thành phố Bắc Giang. (Nguồn: Báo Bắc Giang)