Giải thích quan niệm "thủy hỏa bất tương dung"

(Kiến Thức) - Nhiều người vẫn quan niệm rằng, "thủy hỏa bất tương dung" để chỉ bếp thuộc Hỏa vì thế cần kỵ nước, tức Thủy.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Bạn đọc Nguyễn Hữu Tường (Quảng Bình) cho hay, từ xa xưa người dân quê anh đã quan niệm hỏa khắc thủy, vì thế bếp cần tránh nước như đặt bếp lên trên nguồn nước, để bếp giữa hai nguồn nước hoặc tủ lạnh... Điều này có đúng không? 
Theo chuyên gia phong thủy Lưu Hải Huỳnh, Công ty Cổ phần Thuận Thiên, các tài liệu về phong thủy đều lý giải, "hỏa" khí của bếp nóng không thể dung hoà với "thủy" khí mát lạnh của nước. Chính vì vậy, cái gọi là "thủy hỏa bất tương dung" như vậy là xung khắc với bếp. Phong thủy học truyền thống cũng có quan niệm "bếp nấu kỵ nước".
Để tương hòa, cần tránh một số điểm khi bố trí bếp như sau: Tránh đặt bếp nhìn về hướng Bắc, vì hướng Bắc là phương vị thủy đang vượng, mà thủy khắc hoả, vì vậy không có lợi cho bếp. Tránh đặt bếp lên rãnh, mương, đường nước. Tránh không để bếp kẹp giữa hai thứ có mang theo "thủy" như máy giặt, tủ lạnh, bồn chậu rửa bát... Đây đều là những đồ dùng có liên quan đến nước.

Độc chiêu trị tội ngoại tình, cưỡng dâm thời TQ cổ đại

(Kiến Thức) - Thời Đường, kẻ cưỡng dâm người thân trong gia đình sẽ bị treo cổ; những nô tỳ cả gan hại đời chủ nhân sẽ bị chặt đầu...

Ngoại tình, cưỡng dâm xưa nay vẫn bị coi là hành vi đi ngược lại quy chuẩn đạo đức xã hội. Tự cổ chí kim, từ Đông sang Tây, những mối quan hệ ngoài luồng ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình, những hành vi cưỡng bức luôn bị lên án. Vậy, trong các triều đại phong kiến Trung Quốc xưa vốn khắt khe và đề cao đức hạnh của người phụ nữ, đề cao cương thường đạo lý, người ta nhìn nhận thế nào về chuyện ngoại tình, cưỡng dâm? Và số phận của những kẻ dám cả gan vượt rào ấy liệu có bi thảm?
  Ngoại tình, cưỡng dâm xưa nay vẫn bị coi là hành vi đi ngược lại quy chuẩn đạo đức xã hội. Tự cổ chí kim, từ Đông sang Tây, những mối quan hệ ngoài luồng ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình, những hành vi cưỡng bức luôn bị lên án. Vậy, trong các triều đại phong kiến Trung Quốc xưa vốn khắt khe và đề cao đức hạnh của người phụ nữ, đề cao cương thường đạo lý, người ta nhìn nhận thế nào về chuyện ngoại tình, cưỡng dâm? Và số phận của những kẻ dám cả gan vượt rào ấy liệu có bi thảm? 

Sấm truyền về vận mệnh Trung Quốc của Gia Cát Lượng

(Kiến Thức) - Cho tới nay, những lời tiên tri của Gia Cát Lượng trong "Mã Tiền Khóa" vẫn là một bí ẩn thú vị với hậu thế.

Với người Trung Quốc, quân sư Khổng Minh là một nhà tiên tri vĩ đại. Tài tiên đoán, liệu sự như thần của ông khiến hậu thế phải nghiêng mình thán phục.

Trí tuệ tinh thông, tài năng lỗi lạc lẫn lòng trung hiếu sắt son của Khổng Minh luôn được hậu thế tôn vinh, trân trọng. Sử sách ghi nhận ông là một nhà chính trị, quân sự, chiến lược, ngoại giao tài ba, kiệt xuất thời Tam quốc.

Theo Bách kho toàn thư mở, Gia Cát Lượng (181 - 234), tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh. Ông là quân sư xuất chúng của Lưu Bị nước Thục, thời hậu Hán. Gia Cát Lượng quê tại Dương Đô (nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông). Không chỉ kiệt xuất trong lĩnh vực quân sự, chính trị, Khổng Minh còn là một học giả và nhà phát minh kỹ thuật đại tài. Ông đã sáng tạo ra các chiến thuật quân sự nổi tiếng như: Bát trận đồ (Hình vẽ tám trận), Liên nỏ (Nỏ Liên Châu, tên bắn ra liên tục), Mộc ngưu lưu mã (trâu gỗ ngựa máy). Tương truyền, chính vị quân sư này là nhà phát minh ra đèn trời (Khổng Minh đăng - một dạng khinh khí cầu cỡ nhỏ) và món màn thầu nổi tiếng của Trung Quốc.

Liệu sự như thần

Tài năng của Khổng Minh đâu chỉ dừng ở những lĩnh vực ấy. Với người Trung Quốc, Gia Cát Lượng còn là nhà tiên tri vô cùng vĩ đại. Ông được mệnh danh là người “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”, có tài tiên đoán mọi việc cực chuẩn xác.