“Giải mã” hòn đảo chết chóc nhất Trái đất, không ai dám bén mảng

Vozrozhdeniya trở thành hòn đảo chết chóc nhất trên Trái đất sau xuất hiện hàng tấn bệnh tật chết người như bệnh than, cũng như những căn bệnh kỳ lạ khác.

Ở vùng biển nằm giữa Uzbekistan và Kazakhstɑn có một hòn đảo chết chóc mang tên Vozrozhdeniya, nghĩɑ là "tái sinh" trong tiếng Nga, nhưng lại là vùng đất hoang vu chết chóc.
Hòn đảo Vozrozhdeniya ngàу nay ngập tràn cát và các loại hóa chất cực độc. Dự án nghiên cứu và thử nghiệm vũ khí sinh học thời Liên Xô được cho là thủ ρhạm biến hòn đảo từng là làng chài nhộn nhịρ này trở thành một trong những vùng đất chết chóc nhất thế giới.
“Giai ma” hon dao chet choc nhat Trai dat, khong ai dam ben mang
 
Trở lại khi Biển Aral vẫn còn là một vùng nước, Vozrozhdeniya là một vùng đất biệt lập mà người Liên Xô gọi là Aralsk-7. Nó tách biệt đến nỗi nó thậm chí không được con người biết đến cho đến thế kỷ 19. Nó không xuất hiện trên các bản đồ của Liên Xô, sự tồn tại của nó là một bí mật đối với hầu hết dân số, vì vậy khả năng nó bị Tình báo phương Tây phát hiện là rất nhỏ… Nó là nơi hoàn hảo để thử nghiệm một số vũ khí sinh học gây tranh cãi.
Trong nhiều năm, Aralsk-7 là một phần của chương trình vũ khí sinh học quốc gia và được sử dụng làm nơi thử nghiệm bệnh than, bệnh đậu mùa và thậm chí cả bệnh dịch hạch, cũng như các bệnh như bệnh sốt rét, bệnh brucellosis và bệnh sốt phát ban, tất cả đều thấm vào đất cát. Vì vậy, thực sự không có gì ngạc nhiên khi trong nhiều năm, hòn đảo này đã liên quan đến một số vụ việc kỳ lạ.
“Giai ma” hon dao chet choc nhat Trai dat, khong ai dam ben mang-Hinh-2
 
Năm 1971, một nhà khoa học trẻ bị ốm sau khi tàu nghiên cứu của cô đi qua một vùng mây mù màu nâu gần hòn đảo. Cô được chẩn đoán mắc thủy đậu nhỏ, mặc dù đã được tiêm vắc xin phòng bệnh, và cuối cùng cô đã lây nhiễm cho 9 người khác, 3 người trong số họ đã tử vong. Một năm sau, xác của hai ngư dân mất tích được tìm thấy trôi dạt trên thuyền của họ gần đảo. Họ dường như đã chết vì bệnh dịch…
Những câu chuyện về người dân địa phương giăng lưới đầy cá chết rất nhiều trong khu vực xung quanh đảo Vozrozhdeniya và vào tháng 5/1988, 50.000 con linh dương saiga đang gặm cỏ trên một thảo nguyên gần đó chết la liệt chỉ trong khoảng một giờ vì những nguyên nhân bí ẩn.
“Giai ma” hon dao chet choc nhat Trai dat, khong ai dam ben mang-Hinh-3
 
Bí ẩn về những cuộc thử nghiệm sinh học tkhủng khiếp ở đảo Vozrozhdeniya khiến mọi người không khỏi lo lắng, cũng như thực tế rằng hàng trăm tấn bệnh than từng được đổ ở đây. Năm 1988, Liên Xô quyết định rằng chơi với bệnh than là một trò chơi nguy hiểm, vì vậy khoảng 100 đến 200 tấn bùn bệnh than đã được đổ vào những cái hố khổng lồ và bị lãng quên.
Vấn đề với bệnh than là các bào tử của nó nổi tiếng khó tiêu diệt và có thể tồn tại dưới lòng đất hàng trăm năm. Tắm trong chất khử trùng và nướng ở nhiệt độ 180 độ C dường như cũng không ảnh hưởng đến các bào tử. Tệ hơn nữa, vị trí chính xác của các hố chôn bệnh than không bao giờ được tiết lộ, nhưng may mắn thay, chúng lớn đến mức có thể nhìn thấy được từ không gian.
Lo ngại rằng bệnh than có thể rơi vào tay những kẻ khủng bố, Mỹ đã cử các chuyên gia đến Vozrozhdeniya để làm một số xét nghiệm. Khi tìm thấy dấu vết của bệnh than, Mỹ chi hàng triệu đô la cho hoạt động dọn dẹp. Hàng nghìn kg chất tẩy trắng dạng bột cực mạnh đã được các phi hành đoàn mặc đồ bảo hộ sử dụng trong nhiều tháng và cuối cùng bào tử đã biến mất.
“Giai ma” hon dao chet choc nhat Trai dat, khong ai dam ben mang-Hinh-4
 
Tuy nhiên, hoạt động dọn dẹp không thực sự chấm dứt mối đe dọa của Vozrozhdeniya. Các chuyên gia khẳng định chắc chắn vẫn còn bệnh than trong và xung quanh các hố rác, chưa kể các hố chôn động vật nhiễm bệnh, mỗi hố chứa hàng trăm xác chết, hoặc những ngôi mộ không dấu vết của nạn nhân. Nơi này vẫn còn rất nhiều mối đe dọa lớn nhỏ mà cần tránh xa bằng mọi giá.
Rất may, Vozrozhdeniya không phải là nơi dễ tiếp cận nhất trên thế giới. Muốn đến hòn đảo này, bạn cần có người hướng dẫn nên mọi người cũng không quá lo sợ lạc vào vùng đất chết chóc. Những người dân sống quanh khu vực đảo cũng luôn biết cách tránh xa nơi này.

Những quy định kỳ quặc trên hòn đảo “thiên đường” ở Brazil

Sau một thời gian đóng cửa vì dịch bệnh, quần đảo Fernando de Noronha, hòn đảo "thiên đường" ở Brazil, chỉ đón tiếp những du khách từng mắc COVID-19.

Sở hữu làn nước xanh ngọc, bãi biển cát vàng, đảo Fernando de Noronha ngoài khơi bờ biển Brazil là một trong những điểm đến đẹp nhất trên thế giới. Điều đặc biệt, hòn đảo này chỉ tiếp đón những du khách từng mắc COVID-19.
Quần đảo Fernando de Noronha được đánh giá là bãi biển đẹp nhất thế giới bởi giải thưởng Traveler Choice's Awards 2020 do ứng dụng du lịch Trip Advisor tổ chức.

Cảnh sắc bốn mùa tại hòn đảo tí hon đẹp như cổ tích

Đảo Kotisaari thu hút rất nhiều du khách trẻ ưa khám phá và các nhiếp ảnh gia đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp đặc trưng của bốn mùa trên đảo.

Canh sac bon mua tai hon dao ti hon dep nhu co tich

Kotisaari là một hòn đảo tí hon có diện tích nhỏ nhất nằm giữa dòng sông Kemi, thuộc địa phận Lapland, Phần Lan. Đến đây du khách có thể ngao du ngắm cảnh thanh bình trên sông.

Canh sac bon mua tai hon dao ti hon dep nhu co tich-Hinh-2
Nằm cách vòng Bắc cực khoảng 6,5km về phía nam, đảo Kotisaari có nhiệt độ trung bình khoảng -8,2 độ C vào tháng giêng và biến đổi nhiệt độ đến khoảng 19,7 độ C trong tháng 7.
Canh sac bon mua tai hon dao ti hon dep nhu co tich-Hinh-3
Cách đây vài năm, nhiếp ảnh gia Ylinampa đã chụp bộ ảnh bốn mùa trên đảo và đăng tải lên mạng. Từ đó, nơi này bỗng trở thành điểm đến nổi tiếng được nhiều người yêu thích. Ngày nay, hòn đảo nhỏ thơ mộng này đã trở thành nơi thu hút khách du lịch vào tất cả các dịp trong năm.
Canh sac bon mua tai hon dao ti hon dep nhu co tich-Hinh-4
Điểm đặc biệt khiến đảo Kotisaari được yêu thích đến vậy chính là nhờ quang cảnh thiên nhiên đất trời với vẻ đẹp của cây lá và những khu rừng bất tận.
Canh sac bon mua tai hon dao ti hon dep nhu co tich-Hinh-5
Hòn đảo này hiện lên với vẻ đẹp của 4 mùa, 4 cảnh vật mang nét đặc trưng khác nhau. Cảnh sắc bốn mùa thay đổi rõ rệt khiến cho nhiều người không khỏi trầm trồ và mong ước được một lần đặt chân đến vùng đất diệu kì này.
Canh sac bon mua tai hon dao ti hon dep nhu co tich-Hinh-6
Vào mùa xuân, Kotissari được ví như một bản giao hưởng với những tiếng nước chảy của băng tan, tiếng chim di cư trở về khi trời ấm.
Canh sac bon mua tai hon dao ti hon dep nhu co tich-Hinh-7
Còn mùa hạ, nơi đây lại rực cháy với vẻ đẹp ánh đỏ của những buổi chiều hoàng hôn mà người dân thường gọi là "mặt trời lúc nửa đêm".
Canh sac bon mua tai hon dao ti hon dep nhu co tich-Hinh-8
Và khi chuyển mình sang mùa thu, vẻ đẹp đó vẫn chẳng mất đi mà còn trở nên đẹp hơn bao giờ hết với những làn gió tươi mát cùng khung cảnh đậm chất Bắc Âu của mình.
Canh sac bon mua tai hon dao ti hon dep nhu co tich-Hinh-9
Đặc biệt, nếu đến vào khoảng thời gian giao mùa giữa thu sang đông, du khách còn có cơ hội được chiêm ngưỡng cực quang ảo diệu qua những túp lều bằng kính giữa trời tuyết đặc trưng.
Canh sac bon mua tai hon dao ti hon dep nhu co tich-Hinh-10
Trên hòn đảo nhỏ xíu có một vài căn nhà gỗ nhỏ được dựng lên cho khách tham quan dừng lại nghỉ chân, thư giãn và ngắm nhìn vạn vật xung quanh. Ảnh: IT.