Giá vàng hôm nay 26/2: Trượt ngưỡng 67 triệu đồng/ lượng

Giá vàng hôm nay (26-2): Trong khi giá vàng thế giới đứng yên, giá vàng trong nước giảm, trượt ngưỡng 67 triệu đồng/ lượng.

Giá vàng trong nước hôm nay
Rạng sáng hôm nay, giá vàng trong nước giảm nhẹ. Hiện tại, giá kim loại quý trong nước đang được niêm yết cụ thể như sau:
Giá vàng SJC ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng đang là 66,1 triệu đồng/lượng mua vào và 66,92 triệu đồng/lượng bán ra. Tại TP Hồ Chí Minh, vàng SJC vẫn đang mua vào mức tương tự như ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng nhưng bán ra thấp hơn 20.000 đồng.
Gia vang hom nay 26/2: Truot nguong 67 trieu dong/ luong
Giá vàng trong nước rạng sáng hôm nay giảm trượt ngưỡng 67 triệu đồng/ lượng. Ảnh: vietnamnet.vn 

Giá vàng thương hiệu DOJI tại khu vực Hà Nội đang niêm yết ở mức 66,1 triệu đồng/lượng mua vào và 66,9 triệu đồng/lượng bán ra. Tại TP Hồ Chí Minh, vàng thương hiệu này đang mua vào thấp hơn 50.000 đồng nhưng bán ra mức tương tự như ở khu vực Hà Nội.
Giá vàng Phú Quý SJC đang niêm yết mức 66,1 triệu đồng/lượng mua vào và 66,9 triệu đồng/lượng bán ra. Vàng Vietinbank Gold đang thu mua mức 66,3 triệu đồng/lượng và bán ra mức 67,02 triệu đồng/lượng. 
Nhận định giá vàng thế giới
Những dữ liệu lạm phát mới nhất được công bố đã gây căng thẳng cho các thị trường trên diện rộng. Các nhà phân tích không loại trừ khả năng bán tháo sâu hơn nếu vàng giảm xuống dưới 1.800 USD/ounce.
Một thông tin gây ngạc nhiên lớn trong tuần này là biên bản cuộc họp chính sách đầu tiên trong năm 2023 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Biên bản tiết lộ rằng "một vài" thành viên đang nghiêng về việc tăng 50 điểm cơ bản thay vì mức tăng 25 điểm cơ bản được thông qua tại cuộc họp tháng Hai.
Đáng chú ý hơn, thước đo lạm phát ưa thích của Fed là chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) cốt lõi hàng năm đã tăng tốc vào tháng 1, đạt 4,7% so với mức dự kiến 4,3%.
Nhà phân tích thị trường cấp cao Edward Moya của OANDA nói rằng, mọi người hiện đang nghĩ đến mức lãi suất cao hơn là 6%. Con số đó đủ quan trọng để phá vỡ giá vàng.
Nếu vàng giảm xuống 1.800 USD/ounce, điều đó có thể "trở nên tồi tệ" đối với vàng và giá có thể giảm thêm 50 USD nữa, Moya nói thêm.
Chiến lược gia kỹ thuật cấp cao Michael Boutros của Forex.com cho rằng đây là thời điểm mấu chốt. Theo ông, nếu mức đóng cửa hàng tuần dưới 1.807 – 1.805 USD/ ounce, giá sẽ có nguy cơ giảm mạnh và mức tiếp theo cần xem xét là 1.750 USD/ ounce.
Boutros cho rằng, chính triển vọng vĩ mô đang đè nặng lên vàng. Vào tháng 1, kim loại quý phục hồi trước ý kiến cho rằng Fed có thể cắt giảm lãi suất vào cuối năm 2023. Tuy nhiên, những số lạm phát mới đây cho thấy thực tế khác. Việc điều chỉnh lãi suất cao hơn đang tác động đến thị trường.
Mặc dù vậy, các chuyên gia cho rằng, đà giảm của kim loại quý có thể được hạn chế nhờ căng thẳng địa chính trị vẫn chưa kết thúc.
Chuyên gia về kim loại quý Everett Millman của Gainesville Coins cho rằng sự biến động trên thị trường vàng còn lâu mới kết thúc, vì giá có thể giảm nhanh như khi chúng phục hồi.
Millman nói rằng sẽ không có gì ngạc nhiên khi vàng phá vỡ dưới 1.700 USD. Tuy nhiên, kim loại quý này sẽ tăng trở lại khá nhanh nếu căng thẳng địa chính trị leo thang.
Gia vang hom nay 26/2: Truot nguong 67 trieu dong/ luong-Hinh-2
 Giá vàng thế giới rạng sáng nay đứng yên. Ảnh: Kitco
Việc các thị trường nhận ra rằng Fed khó có thể đưa lạm phát về mức mục tiêu 2% sẽ khiến vàng bị tổn thương trong ngắn hạn.
Trong tuần tới, các nhà phân tích sẽ theo dõi dữ liệu vĩ mô, bao gồm các báo cáo lĩnh vực sản xuất và dịch vụ trong tháng 2, để tìm bất kỳ dấu hiệu suy yếu nào sau một khởi đầu vững chắc trong năm.
Với giá vàng trong nước giảm nhẹ và giá vàng thế giới neo ở mức 1.811,2 USD/ounce (tương đương gần 52,3 triệu đồng/lượng nếu quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, chưa thuế, phí), chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới hiện trên 14 triệu đồng/ lượng.

Nguyên nhân khiến Bệnh viện Chợ Rẫy thiếu thiết bị, vật tư y tế nghiêm trọng

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, đã trải lòng về hàng loạt khó khăn, vướng mắc trong quá trình mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế. Những khó khăn này đều xoay quanh “giá gói thầu”.

Sáng 25/2, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cùng đoàn công tác đã đến tặng hoa, chúc mừng Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) nhân kỷ niệm 68 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam. Tham dự cùng đoàn còn có ông Lê Đức Luận, Thứ trưởng Bộ Y tế.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy bày tỏ Đảng ủy, Ban giám đốc và gần 4.500 nhân viên y tế bệnh viện rất vinh dự khi đón tiếp đoàn Ban Tuyên giáo Trung ương thăm và chúc mừng.
Bên cạnh báo cáo tình hình hoạt động, bác sĩ Thức đã chia sẻ hàng loạt khó khăn, vướng mắc mà bệnh viện tuyến cuối ở phía Nam đang đối mặt. Trong đó, khó khăn nhất là xây dựng giá gói thầu.
Nguyen nhan khien Benh vien Cho Ray thieu thiet bi, vat tu y te nghiem trong
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa tặng hoa và chúc mừng Bệnh viện Chợ Rẫy.
Theo Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, việc xây dựng giá gói thầu hiện dựa trên Thông tư 68 của Bộ Tài chính. Theo thông tư này, việc mua sắm hóa chất và vật tư y tế tiêu hao chủ yếu vẫn là 3 bảng báo giá.
Trong quá trình triển khai, việc có được 3 bảng báo giá gần như không thực hiện được. Dù là Bệnh viện Bạch Mai hay Chợ Rẫy, khi mở gói thầu lớn, những sản phẩm đủ 3 báo giá chỉ dao động 30-40%.
Với sản phẩm không có đủ 3 báo giá, Thông tư 68 cũng đưa ra nhiều giải pháp như thẩm định giá, giá kê khai… Bệnh viện Chợ Rẫy đã nghiên cứu rất kỹ và khẳng định các biện pháp đó rất khó triển khai trong thực tế.
Ông Thức ví dụ trên cổng thông tin có một đơn vị kê khai giá mua máy CT. Thế nhưng, có hàng trăm loại máy CT, từng loại sẽ có nhiều độ phân giải, nhiều chức năng khác nhau. Mỗi bệnh viện, mỗi tuyến lại mua máy có chức năng khác nhau. Ví dụ, bệnh viện tỉnh mua máy CT 64 lát cắt nhưng Bệnh viện Chợ Rẫy hay Việt Đức phải mua loại 258 hay 512 lát cắt. Giá các loại máy này hoàn toàn khác nhau.
Máy siêu âm cũng rất nhiều loại với chức năng khác nhau như siêu âm bụng, siêu âm doppler… Do đó, không thể áp cái chung chung mà xây dựng giá.
“Sau này có thể các cơ quan hậu kiểm sẽ hỏi tại sao chỗ này mua máy siêu âm 10 đồng mà Bệnh viện Chợ Rẫy xây dựng giá máy 15 đồng”, bác sĩ Thức nói.
Bên cạnh đó, hiện nay, không có cơ quan nào kiểm định giá kê khai có đúng không. Giá này do các đơn vị tự kê khai công khai theo ý của mình, nhưng đã xảy ra tình trạng giá cao hơn rất nhiều so với thực tế.
“Khi xây dựng giá gói thầu, bệnh viện gặp rất nhiều rủi ro trong công tác mua sắm đấu thầu. Đây là khó khăn của cả ngành chứ không phải riêng Bệnh viện Chợ Rẫy”, bác sĩ Thức thẳng thắn.
Thời điểm này, Bệnh viện Chợ Rẫy vẫn vướng không đủ 3 báo giá với gói thầu stent mạch vành nên chưa triển khai. Do đó, bệnh viện có thể gặp nguy cơ chỉ tiến hành đặt stent với bệnh nhân cấp cứu, trường hợp khác sẽ phải chờ.
Nguyen nhan khien Benh vien Cho Ray thieu thiet bi, vat tu y te nghiem trong-Hinh-2
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: GL.
Trước tình hình trên, ông Thức kiến nghị Bộ Y tế có thể tham mưu, xem xét cho phép các bệnh viện hạng đặc biệt được lựa chọn thương hiệu để mua sắm. Đặc thù bệnh nhân của tuyến cuối là tình trạng bệnh nhân rất nặng, cần có máy móc trang thiết bị hiện đại trong quá trình điều trị.
Trong khi đó, gần như 100% trang thiết bị y tế hiện đại sẽ độc quyền. Giá bán các thiết bị này thống nhất trên thế giới hoặc từng khu vực.
Cơ quan quản lý nhà nước cũng có thể tự định giá để bệnh viện tự mua, bệnh viện không quyết định giá nhưng được lựa chọn thương hiệu.
Cuối cùng, bác sĩ Thức đề nghị cho phép các bệnh viện nói chung được sử dụng hình thức máy đặt máy mượn, máy xét nghiệm do liên quan đến hóa chất đóng (đi theo máy). Ông đề xuất giá hóa chất có thể giao cho trung tâm đấu thầu quốc gia và bệnh viện sử dụng giá đó. 

Vi phạm đấu thầu ở Sở GD&ĐT Quảng Ninh với chiêu thức như vụ AIC

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn yêu cầu lãnh đạo, nhân viên Công ty AIC thực hiện “Quy trình 70 bước”, liên quan đến vi phạm đấu thầu ở Sở GD&ĐT Quảng Ninh.

Trong vụ án AIC, quá trình điều hành Công ty, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (người thành lập và điều hành hoạt động Công ty AIC, ngồi ghế Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc) yêu cầu lãnh đạo và nhân viên Công ty AIC phải thực hiện “Quy trình 70 bước”, trong đó có nội dung thực hiện thông thầu và gian lận trong đấu thầu, trái quy định của Luật Đấu thầu.
Khi đó, bà Hoàng Thị Thúy Nga là Phó Tổng giám đốc, kiêm Trưởng Ban 1, phụ trách địa bàn các tỉnh phía Nam. Bà Nga được coi là “cánh tay phải” của bà Nhàn.
Trong vụ án vi phạm đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở GD&ĐT Quảng Ninh, bà Nga được xác định là Chủ tịch Hội đồng sáng lập NSJ Group.
Từ năm 2016- 2019, bà Nga cùng đồng phạm đã thông đồng với bà Vũ Liên Oanh (nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh), để Công ty NSJ của bà Nga và các công ty được bà Nga mượn pháp nhân trúng 6 gói thầu, tổng giá trị hơn 636 tỷ đồng, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 80 tỷ đồng.
Vi pham dau thau o So GD&DT Quang Ninh voi chieu thuc nhu vu AIC
Bị can Hoàng Thị Thúy Nga (Ảnh: T.L)
Liên quan đến vụ AIC, để thực hiện hành vi phạm tội, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn từng yêu cầu lãnh đạo và nhân viên Công ty AIC phải thực hiện “Quy trình 70 bước”; liên quan đến vi phạm đấu thầu Sở GD&ĐT Quảng Ninh, bà Nga cũng phân công các phòng, ban, nhân viên cấp dưới ở công ty của mình thực hiện hành vi vi phạm theo “Quy trình 93 bước”.
Kết luận điều tra cho rằng, do tất cả 6 gói thầu đều được tổ chức bằng hình thức đấu thầu rộng rãi, nộp hồ sơ dự thầu bằng hồ sơ giấy nên bà Nga đã chỉ đạo Phòng Dự án lập hồ sơ dự thầu 1 “quân chính” (là Công ty NSJ, hoặc liên danh Công ty NSJ với các công ty khác) và đồng thời lập thêm 2 hoặc 3 hồ sơ công ty “quân xanh” để cùng dự thầu.
Đối với hồ sơ “quân xanh”, nhân viên Phòng Dự án liên hệ lấy hồ sơ dự thầu theo các tiêu chí của hồ sơ mời thầu, nhưng cố tình đưa vào các tiêu chí về kỹ thuật, năng lực kinh nghiệm, hồ sơ tài chính không đáp ứng yêu cầu hồ sơ mời thầu.
Lập xong hồ sơ, các nhân viên của bà Nga chuyển cho Giám đốc của các công ty “quân xanh” ký đóng dấu hoàn tất thủ tục hồ sơ dự thầu, ký đóng dấu sẵn giấy giới thiệu để Phòng Dự án của Công ty NSJ cử người đi nộp hồ sơ và dự đấu thầu với mục đích đủ số lượng nhà thầu tham dự và chắc chắn sẽ bị loại khi chấm thầu, tạo điều kiện cho Công ty NSJ (hoặc liên danh mà bà Nga mượn tư cách pháp nhân) trúng thầu.
Để đảm bảo giá bán các sản phẩm hàng hóa thiết bị giáo dục và các gói thầu đúng với mức giá dự kiến, bà Nga chỉ đạo Phòng dự án phối hợp với chủ đầu tư làm việc với đơn vị tư vấn thẩm định giá: Công ty AIC và Công ty Gia Lộc phát hành chứng thư thẩm định giá và đưa ra đúng mức giá mà bà Nga đã chỉ đạo.
Theo kết luận điều tra, Ban Tài chính Công ty NSJ do Bùi Thị Tình là Trưởng ban, Lê Huy Bình là TGĐ phụ trách, nhưng thực tế bà Nga là người trực tiếp chỉ đạo.
Ban tài chính có nhiệm vụ tính toán, cân đối tài chính để lựa chọn Công ty NSJ hoặc MQF là đơn vị nhập khẩu; phối hợp với Phòng sản phẩm để tính hiệu quả dự án, cung cấp cho Ban hàng hóa giá các thiết bị đã được nâng khống “giá nối, giá đẩy” (do bà Nga đưa cho Tình) để Ban hàng hóa lập hợp đồng nối giữa các công ty trung gian với Công ty NSJ/MQF và thực hiện nhập khẩu hàng hóa.
Ngoài ra, Ban Tài chính còn thực hiện việc tạm ứng rút tiền hoặc nộp tiền, chuyển tiền từ các công của bà Nga hoặc cá nhân để cân đối tài chính, rút tiền mặt chuyển cho bị can Nga để đưa cho các cá nhân tại Sở GD&ĐT Quảng Ninh cảm ơn đã tạo điều kiện cho Công ty NSJ trúng các gói thầu.