Giá mít tăng đột biến, xuất hiện clip nhúng chín mít bằng thuốc độc

Theo lời người quay clip hướng dẫn, chỉ cần một lượng nhỏ sản phẩm theo "công nghệ mới", mít già, múi còn trắng... có thể nhanh chóng chuyển sang chín vàng.

Từ trước tết Nguyên đán đến nay, giá mít Thái tại các tỉnh Đông Nam bộ và các tỉnh ĐBSCL tăng cao chóng mặt, đạt mức kỷ lục từ 40.000 - 50.000 đồng/kg, tăng gấp 2-3 lần so với cùng kỳ năm trước.
Với giá mít này, rất nhiều bà con trồng mít tỏ ra phấn khởi vì được khoản lợi nhuận cao. Thương lái cũng về tận các địa phương để lùng mua mít. Tuy nhiên, do giá tăng kỷ lục nên các thương lái Trung Quốc lựa chọn hàng rất kỹ và chỉ lấy mít chín với độ ngọt là 80%.
Nhiều nhà vườn cho biết, sau nhiều đợt thu hái mít để bán dịp trước tết Nguyên đán, đến nay, lượng mít đủ chín trong vườn cũng đã giảm nhiều, muốn có trái bán phải chờ mít chín thêm. Thế nhưng, nhiều thương lái đã “năn nỉ” đặt cọc để mua mít, thậm chí, đặt hàng mua cả mít chưa đủ độ chín, mít non trong vườn…
Sản phẩm nhúng chín mít HPC -97 HXN bị cấm sử dụng trong bảo quản, chế biến nông sản, thực phẩm.
 Sản phẩm nhúng chín mít HPC -97 HXN bị cấm sử dụng trong bảo quản, chế biến nông sản, thực phẩm.
Lợi dụng tình hình giá mít tăng cao, thương lái lùng mua nhộn nhịp tại các vùng trồng mít, mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện một clip hướng dẫn người dân dùng các chế phẩm để thúc mít chín bán cho thương lái.
Trong đoạn phim dài hơn 1,5 phút này, người quay giới thiệu rằng đây là "công nghệ mới" giúp mít chín nhanh, từ trái mít còn trắng múi sau đó nhanh chóng chuyển sang màu vàng chỉ với một liều thuốc nhỏ.
Clip này đã nhanh chóng thu hút gần 2,1 triệu lượt view và gần 1.000 lượt share, rất nhiều bình luận (comment) bức xúc về hành động hướng dẫn thúc chín mít này.
Theo đó, sản phẩm dùng để thúc chín mít trong clip được cho là HPC - 97 HXN. Theo các chuyên gia nông nghiệp, đây là sản phẩm phân bón lá được phép sử dụng trong trồng trọt nhưng không không được phép sử dụng trong bảo quản, chế biến thực phẩm.
HPC - 97 HXN có hợp chất thúc đẩy tăng trưởng, làm xanh lá, tốt cây. Sản phẩm này có chứa kim loại nặng nên khi sử dụng thúc chín trái cây, kim loại nặng tồn dư trên sản phẩm sẽ gây hại đến sức khỏe người dùng.
Trước đây từng có việc người dân dùng HPC - 97 HXN để nhúng chín sầu riêng và bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý.
 Trước đây từng có việc người dân dùng HPC - 97 HXN để nhúng chín sầu riêng và bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý.
Ông Nguyễn Xuân Hồng - nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NNPTNT, cho biết tại VN chưa có chất làm chín trái cây nào được phép sử dụng, việc lấy phân bón lá để làm chín sầu riêng là sai chức năng của sản phẩm.
Theo ông Hồng, phân bón có chức năng cung cấp dinh dưỡng và cải tạo đất, trong thành phần có ethephon, là hoạt chất giúp trái cây chín nhanh. Tuy nhiên, không phải cứ có hoạt chất có tác dụng làm chín là có thể sử dụng để thúc chín trái cây, do các sản phẩm phân bón lá còn có nhiều thành phần khác chưa xác định được mức độ tinh khiết.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nông dân không nên sử dụng HPC - 97 HXN để thúc chín mít. Đây cũng là sản phẩm nằm trong danh mục cấm sử dụng trong chế biến, bảo quản nông sản, thực phẩm.
Trước đó, đã từng xảy ra tình trạng nông dân sử dụng sản phẩm này để thúc chín sầu riêng. Cơ quan chức năng sau đó phải niêm phong lô sầu riêng hàng trăm trái và tiêu hủy toàn bộ.

Giảm giá sốc nhà nông liêu xiêu vì mít Thái siêu sớm

Khoảng 1 tháng nay, giá mít Thái siêu sớm tại địa bàn Tiền Giang giảm liên tục, hiện nay chỉ còn khoảng từ 3.000 - 5.000 đồng/kg.

Với mức giá giảm sâu chỉ còn từ 3.000 - 5.000 đồng/kg, nông dân trồng mít Thái siêu sớm lỗ nặng. Theo nhiều nông dân, giá mít Thái siêu sớm giảm mạnh hiện nay là do thị trường Trung Quốc không còn tiêu thụ mạnh loại nông sản này; nông dân ồ ạt trồng mít Thái siêu sớm ở thời điểm “sốt” giá dẫn đến cung vượt cầu.

Vườn mít Thái quả đẹp mê hồn bên hồ Núi Cốc

Sau cả chục năm dày công, vun trồng, chị Hiền đã có cả nghìn cây mít Thái cho thu hoạch. Cây nào cũng sai trĩu quả, có cây cho 2-3 tạ quả, hứa hẹn một mùa bội thu.

Con đường mòn dẫn tới trang trại của chị Nguyễn Thị Hiền (SN 1978) ở xóm Đá Dựng, xã Phúc Trìu, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên rợp bóng cây xanh. Cả vùng non nước hữu tình hiển hiện lên giữa bốn bề mấy núi. Ngôi nhà nhỏ của chị Hiền cũng ngoảnh mặt ra hồ núi Cốc. Nom nó giống như một khu du lịch nghỉ dưỡng hơn là trang trại của người con gái xứ trà. Từng hàng dừa nước trải dài ngút tầm mắt.

Vườn mít Thái của chị Hiền ra sai trĩu quả. Quả trái vụ mà phát triển rất đều. Trọng lượng quả từ 5-30kg.
 Vườn mít Thái của chị Hiền ra sai trĩu quả. Quả trái vụ mà phát triển rất đều. Trọng lượng quả từ 5-30kg.

Loạt chung cư cũ nguy hiểm sắp bị dỡ bỏ ở Sài Gòn

(Kiến Thức) - TP.HCM sẽ tháo dỡ và xây mới một số chung cư cũ như chung cư Cô Giang, chung cư 11 Võ Văn Tần, chung cư 128 Hai Bà Trưng, chung Thanh Đa lô 4 và 6, chung cư Nguyễn Kim khu A, chung cư 350 Hoàng Văn Thụ, chung cư Nakyco...

1. Chung cư Cô Giang Chung cư Cô Giang (phường Cô Giang, quận 1, TPHCM) được xây dựng vào năm 1968 với 4 lô: A, B, C, D cho 900 hộ dân sinh sống. Ảnh: NLĐ.
1. Chung cư Cô Giang
Chung cư Cô Giang (phường Cô Giang, quận 1, TPHCM) được xây dựng vào năm 1968 với 4 lô: A, B, C, D cho 900 hộ dân sinh sống. Ảnh: NLĐ. 
Sau gần 50 năm được đưa vào sử dụng, chung cư Cô Giang đã và đang xuống cấp trầm trọng, có thể sập bất cứ lúc nào, gây nguy hiểm đến tính mạng của người dân. Nhiều hạng mục công trình đã bị hư hại theo thời gian như: ban công, vách tường bị nứt…Ảnh: NLĐ.
Sau gần 50 năm được đưa vào sử dụng, chung cư Cô Giang đã và đang xuống cấp trầm trọng, có thể sập bất cứ lúc nào, gây nguy hiểm đến tính mạng của người dân. Nhiều hạng mục công trình đã bị hư hại theo thời gian như: ban công, vách tường bị nứt…Ảnh: NLĐ.