Giá heo hơi hôm nay 1/12: Giá heo hơi miền Bắc giảm nhưng có nơi vẫn 77.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay ngày 1/12 tại các khu vực trung bình tại khu vực xuống còn khoảng 72.000 đồng/kg.
 
 

Mặc dù có một vài ngày lặng sóng, giá heo hơi tại khu vực miền Bắc vẫn ghi nhận xu hướng chủ đạo là giảm. Hiện tại, Lạng Sơn, Ninh Bình, Yên Bái, Thái Nguyên đang có mức giá cao nhất khu vực, đạt 77.000 đồng/kg.
Heo hơi tại Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định được thu mua ở mức 73.000 - 74.000 đồng/kg. Mức giá thấp hơn nữa, dao động trong khoảng 70.000 - 72.000 đồng/kg, được báo cáo tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang.
Nhìn chung, giá trung bình tại khu vực xuống còn khoảng 72.000 đồng/kg.
Gia heo hoi hom nay 1/12: Gia heo hoi mien Bac giam nhung co noi van 77.000 dong/kg
 Giá heo hơi hôm nay vẫn trên 70.000 đồng/kg
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên cũng biến động nhẹ. Tuần qua, sau ngày đầu tuần tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg, giá heo đi theo xu hướng chủ đạo của miền Bắc là giảm giá.
Theo đó, giá tại khu vực đang dao động ở mức 62.000 - 73.000 đồng/kg, với các tỉnh Bắc Trung Bộ đang nắm mức giá cao nhất, đạt khoảng 70.000 đồng/kg.
Những địa phương còn lại, giá heo hơi dao động phổ biến trong mức 62.000 - 63.000 đồng/kg.
Tại khu vực Tây Nguyên, giá đang giao dịch ở mức 72.000 -73.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam ổn định trở lại trong tuần qua. Trái ngược với hai khu vực còn lại, giá heo hơi không có nhiều biến động đáng chú ý trong tuần qua.
Hiện, giá heo tại các tỉnh dao động trong khoảng 70.000 - 74.000 đồng/kg. Cụ thể, giá tại Bạc Liêu, Sóc Trăng, Tiền Giang đạt 70.000 - 71.000 đồng/kg.
Các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vũng Tàu báo giá ở 73.000 đồng/kg.
Tại chợ Hóc Môn, lượng heo về chợ trong ngày 30/11 đạt 4.690 con heo; trong khi chợ Bình Điền về 1.770 con heo, với sức mua vẫn rất yếu.

Sơn Tùng M-TP bắt tay với Luxstay: ‘Phát súng mở màn’ hợp tác giữa thần tượng và startup

(Vietnamdaily) - Nam ca sĩ gốc Thái Bình chia sẻ rằng M-TP Entertainment quyết định đầu tư vào Luxstay với mong muốn đưa công ty khởi nghiệp này vượt lên nhanh chóng để chiếm lĩnh thị trường.
 

Luxstay, nền tảng cho thuê chỗ ở ngắn hạn (home-sharing) chính thức ký nhận đầu tư từ lntracom Group của Shark Nguyễn Thanh Việt, Shark Phạm Thanh Hưng và M-TP Entertainment (của ca sĩ Sơn Tùng M-TP tức Nguyễn Thanh Tùng) vào ngày 29/11.

Nói tại sự kiện này, ông Nguyễn Văn Dũng (Steven Nguyễn) - người sáng lập và CEO Luxstay, cho biết trong bối cảnh hiện nay, các công ty khởi nghiệp cần phải phát triển nhanh thần tốc để lấy lợi thế.

Giá heo hơi hôm nay 30/11: Miền Bắc bất ngờ tăng giá, chu kỳ mới bắt đầu?

(Vietnamdaily) - Mấy ngày liền giá heo hơi khu vực miền Bắc đều giảm và đứng giá thì hôm nay 30/11, CP miền Bắc bất ngờ thông báo tăng giá bán tại kho lên 500 đồng/kg. Liệu đây có phải là dấu hiệu cho một chu kỳ tăng giá quen thuộc trở lại?

Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc                                 

Giá heo hơi hôm nay ghi nhận tại các địa phương phía Bắc đứng giá trong khi Công ty chăn nuôi CP bất ngờ báo tăng thêm 500 đồng/kg. Giá heo CP lúc này lên mức 70.000 đồng/kg, nhưng cũng là khá dễ chịu so với ngoài dân.

DN bất động sản, chứng khoán sắp được 'gỡ vướng mắc' về chi phí lãi vay

Nếu chi phí lãi vay vượt mức 20% tổng lợi nhuận thuần của DN thì khoản vượt đó không được tính vào chi phí hoạt động của DN. Nội dung này đang gây ra thiệt hại đối với DN như bất động sản, công nghệ cao, chứng khoán.

Sáng 29/11, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp về việc sửa đổi quy định áp mức chi phí lãi vay vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp (DN) để nộp thuế theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP của Chính phủ.

DN bat dong san, chung khoan sap duoc 'go vuong mac' ve chi phi lai vay
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp - Ảnh: VGP/Thành Chung

Khoản 3, Điều 8 của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết quy định: “Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế”.

Có nghĩa là nếu chi phí lãi vay vượt mức 20% tổng lợi nhuận thuần của DN thì khoản vượt đó không được tính vào chi phí hoạt động của DN. Nội dung này đang gây ra thiệt hại đối với nguồn thu và năng lực cạnh tranh của DN có giao dịch liên kết, nhất là các lĩnh vực cần đầu tư vốn lớn như bất động sản, công nghệ cao, chứng khoán.

“Chặn” chuyển giá nhưng vướng cho DN trong nước

Lý giải về điều này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết trước yêu cầu của Đảng, Nhà nước về nghiên cứu các quy định khắc phục tình trạng “vốn mỏng”, “chuyển giá”, “ngăn chặn chuyển giá”... Bộ Tài chính đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định 20 với các nội dung phù hợp với thông lệ quốc tế và khuyến cáo của OECD, tạo ra quy định quản lý chống chuyển giá và là cam kết mạnh mẽ của Việt Nam tham gia Diễn đàn này.

Thực hiện Nghị định 20 từ 1/5/2017 tới hết năm 2018, đã có khoảng 11.970 đơn vị kê khai quan hệ liên kết. Trong đó, năm 2017 có 6.604 đơn vị và năm 2018 là 7.785 đơn vị phát sinh giao dịch liên kết và DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 85% (còn lại 15% là DN trong nước có phát sinh giao dịch liên kết-PV).

Việc thực hiện các quy định về chống chuyển giá theo Nghị định 20 đã giúp cơ quan thanh tra, kiểm tra tài chính thu về ngân sách mỗi năm 11.089 tỷ đồng, trong đó truy thu, truy hoàn và phạt là 2.089 tỷ đồng, giảm khấu trừ bình quân 75 tỷ đồng, giảm lỗ 8.925 tỷ đồng và điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế bình quân là 7.732 tỷ đồng.

Qua hơn 2 năm triển khai, bên cạnh mặt tích cực này, Thứ trưởng Trần Xuân Hà cũng cho biết có bất cập là phạm vi đối tượng áp dụng rộng, áp dụng cho tất cả các đơn vị có giao dịch liên kết; gây khó cho các hoạt động của DN trung chuyển vốn vay-cho vay lại (holding), hay việc vay nợ giữa công ty con với công ty mẹ trong cùng một tập đoàn, tổng công ty ở trong nước...

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn Xuân Nam bày tỏ Chính phủ cho phép công ty mẹ EVN là chủ thể vay để cho vay lại tới các tổng công ty phát điện (GENCO). “Bản chất mối liên kết này không phải EVN vay về để cho vay lại nhằm mục đích chuyển giá theo tinh thần Nghị định 20. Nhưng theo Nghị định 20 thì EVN phải nộp thuế (cho khoản chi phí lãi vay vượt 20% lợi nhuận thuần-PV) là không hợp lý, dẫn đến EVN buộc phải nộp thuế tăng 500 tỷ đồng”, ông Nam nói.

Đại diện VCCI đề nghị Chính phủ tạm dừng thi hành Khoản 3 Điều 8 của Nghị định số 20, còn EVN thì đề nghị Chính phủ đưa các DN như EVN ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Nghị định này.

Tạo thuận lợi về thuế nhưng vẫn bảo đảm mục tiêu chống chuyển giá  

DN bat dong san, chung khoan sap duoc 'go vuong mac' ve chi phi lai vay-Hinh-2
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Vũ Đại Thắng phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Thành Chung

Tại cuộc họp, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) Cao Anh Tuấn nhấn mạnh tới ý nghĩa và lợi ích chống chuyển giá trong các giao dịch liên kết nói chung của Nghị định số 20 trên tinh thần ứng xử công bằng, khách quan giữa các loại hình DN.

“Chúng tôi chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định rất kỹ trong 2 năm, tham khảo và tiếp nhận rộng rãi ý kiến các bên, nhất là các khuyến nghị của các tổ chức quốc tế. Thực tế, khi lấy ý kiến về nội dung này của Nghị định thì DN không có ý kiến gì còn các DN FDI phản ứng mạnh nhưng khi ban hành thì họ không có ý kiến gì nữa vì đã đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế. Ngược lại, khi ban hành xong rồi thì các DN trong nước lại có ý kiến về chi phí lãi vay”, ông Tuấn nói.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách Quốc hội Trần Quang Chiểu bày tỏ ủng hộ Nghị định số 20 có tác dụng rõ ràng về chống chuyển giá.

“Nói Nghị định 20 như một tội phạm trong cản trở phát triển kinh tế tôi không đồng ý. Nếu không có quy định này, tôi xin khẳng định diễn biến (chuyển giá-PV) phức tạp hơn rất nhiều”, ông nói và nhấn mạnh từ khi có Nghị định 20, việc chuyển giá, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đối với doanh nghiệp FDI hầu như không phát sinh.

Bảo lưu quan điểm “cứng rắn”, ông Trần Quang Chiểu cũng chỉ ra: “Thực trạng trong nước, cùng một tỷ lệ thuế suất, vẫn có hiện tượng chuyển giá, như giữa trong khu chế xuất và ngoài khu chế xuất, trong khu công nghiệp và ngoài khu công nghiệp, 2 doanh nghiệp hoạt động trong 2 chế độ khác nhau, nơi thuế thu nhập 20%, nơi chỉ có 10%. Việc Chính phủ ban hành Nghị định 20 là hoàn toàn đúng pháp luật, phù hợp, đúng thẩm quyền”, ông Chiểu nhấn mạnh.

Tuy nhiên, đồng tình với những khó khăn của DN khi áp dụng Nghị định 20, ông Chiểu cho rằng Chính phủ chỉ cần tập trung xử lý số lượng 15% là các DN trong nước trong tổng số các giao dịch liên kết hiện nay. Hướng sửa theo ông Chiểu là nâng chi phí mức lãi vay từ 20% như hiện nay lên 30% và kèm theo điều kiện loại trừ một số trường hợp và cho phép hạch toán chi phí lãi vay vào số lỗ được chuyển giao theo quy định pháp luật về thuế thu nhập DN.

Ý kiến của ông Chiểu được lãnh đạo Bộ KH&ĐT, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN, đại diện Bộ Tư pháp đồng tình và đề xuất Chính phủ soạn thảo một Nghị định sửa đổi Nghị định 20 theo hình thức rút gọn.

Theo đó, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Vũ Đại Thắng cho rằng: “Nếu nâng mức trần chi phí lãi vay lên 30% sẽ cao hơn mức huy động lãi suất ngân hàng thì DN sẽ thấy thỏa đáng”.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Bộ Tài chính có nghiên cứu, khảo sát, đánh giá, những bất cập phải sửa và quá trình này cần làm khẩn trương nhưng phải thận trọng.

“Sửa Nghị định 20, tập trung vào khoản 3, Điều 8 là cấp thiết và phải theo nguyên tắc công khai, minh mạch, không phân biệt đối xử, bình đẳng giữa DN trong nước và nước ngoài, tạo thuận lợi về chính sách thuế cho DN nhưng vẫn bảo đảm mục tiêu chống chuyển giá”, Phó Thủ tướng nói và đề nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ, Thủ tướng sửa đổi theo quy trình rút gọn, không chờ Chính phủ ban hành Nghị định thực hiện toàn diện Luật Quản lý thuế vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8, đồng thời bảo đảm kịp thời gian quyết toán thuế năm 2019.

Nội dung sửa đổi tập trung vào các bất cập hiện nay như quy định khống chế mức chi phí lãi vay đối với các DN có giao dịch liên kết, phạm vi áp dụng, đối tượng đặc thù...

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng nhắc nhở Bộ Tài chính tiếp tục củng cố các quy định về chống DN “vốn mỏng”, “tay không bắt giặc” tại Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.