Giá điện được áp dụng tăng, giảm 3 tháng/lần

Quyết định mới nhất về giá điện cho phép rút ngắn thời gian tối thiểu giữa 2 lần điều chỉnh giá điện từ 6 tháng xuống 3 tháng.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân thay thế Quyết định 24/2017/QĐ-TTg được ban hành từ năm 2017.
Theo đó, giá bán điện bình quân được lập trên cơ sở chi phí khâu phát điện, chi phí mua các dịch vụ truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, chi phí dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, chi phí điều hành - quản lý ngành, các khoản chi phí khác được phân bổ và chỉ bao gồm những chi phí phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất, cung ứng điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)...
Gia dien duoc ap dung tang, giam 3 thang/lan
Ảnh minh họa. 
Trong năm, giá bán điện bình quân được xem xét điều chỉnh trên cơ sở cập nhật chi phí khâu phát điện, chi phí mua điện từ các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ theo thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện và các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.
Khi giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh giảm tương ứng.
Khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh tăng.
Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 03 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.
Về thẩm quyền điều chỉnh khi giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá hiện hành, EVN có trách nhiệm giảm tương ứng.
Khi giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh giảm tương ứng.
Khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh tăng.

Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn giá bán điện bình quân hiện hành từ 10% trở lên hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan kiểm tra, rà soát và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến. 
Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Nếu giá bán điện bình quân tính toán nằm ngoài khung giá, chỉ được xem xét điều chỉnh trong phạm vi khung giá do Thủ tướng Chính phủ quy định. Tập đoàn EVN được điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bán điện bình quân trong phạm vi khung giá theo cơ chế.
Quyết định này có hiệu lực từ 15/5/2024, thay thế Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công thương thực hiện quyết định này với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về giá. Bộ Công thương có trách nhiệm hướng dẫn EVN tính toán giá bán điện bình quân theo quy định; thực hiện việc điều chỉnh giá điện; chủ trì kiểm tra, giám sát theo quy định.

Chuyển giá điện sang giá thị trường sẽ tạo đột phá kinh tế

Ông Thiên cho rằng nếu chúng ta chuyển nhanh giá điện sang giá thị trường như từng làm với giá lương thực trước đây, thì sẽ tạo ra được đột phá về kinh tế.

4 nghịch lý khác thường của nền kinh tế
Trình bày tham luận "Khơi thông nguồn lực, phát huy năng lực nội sinh của doanh nghiệp và nền kinh tế" tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2023 diễn ra sáng nay (19/9), PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, cùng trong bối cảnh phát triển chung, Việt Nam ở trong một tình thế phát triển có nhiều nét khác biệt, thậm chí khác thường.

Cảnh tượng khó tin ở chợ truyền thống sầm uất bậc nhất Cần Thơ

Hơn 20 năm hoạt động Trung tâm thương mại (TTTM) Cái Khế từng là khu chợ sầm uất bậc nhất ở Cần Thơ chưa từng ghi nhận cảnh đìu hiu, ế ẩm như hiện nay.

TTTM Cái Khế (phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) có 3 nhà lồng, đi vào hoạt động từ năm 2002, là TTTM theo mô hình chợ truyền thống lớn bậc nhất Cần Thơ.

Tuy nhiên, tình trạng buôn bán ế ẩm đã diễn ra từ sau dịch COVID-19 và đặc biệt từ sau Tết Nguyên đán 2024 đến nay, nhiều sạp hàng đóng cửa, dán thông báo cho thuê lại, sang nhượng; những tiểu thương còn bám trụ thì ngồi lướt điện thoại, “dài cổ” ngóng khách.

Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc tới 3.612,22 đồng/kWh, người tiêu dùng lợi hay thiệt?

Mới đây, Bộ Công thương tiếp tục đề xuất phương án sửa đổi cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt từ 6 bậc xuống còn 5 bậc để có một biểu giá điện đơn giản, người dân cũng dễ hiểu và dễ quản lý.

Cụ thể, Bộ Công Thương đã có văn bản số 7970/BCT-ĐTĐL gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt mới, thay thế cho Quyết định 28/2014/QĐ-TTg năm 2014.
Giá bán lẻ điện sinh hoạt theo đề xuất của Bộ Công Thương dự kiến gồm 5 bậc, thay vì 6 bậc như hiện nay với bậc thấp nhất từ 0-100 kWh, cao nhất từ 701 kWh trở lên. Trong đó, giá điện bậc 5 (cho kWh từ 701 trở lên) được đề xuất là 3.612,22 đồng/kWh. Cụ thể: