Gay cấn cuộc tranh giành 20 tỷ ở phiên phúc thẩm Đinh La Thăng

(Kiến Thức) - Cả Nguyễn Xuân Sơn và đại diện Ngân hàng Oceanbank đều cho rằng số tiền 20 tỷ đồng mà Ninh Văn Quỳnh hưởng lợi bất chính từ Sơn phải trả cho họ, cuộc tranh giành diễn ra gay cấn tại tòa.

Một trong những điểm đáng chú ý nhất tại phiên xử phúc thẩm bị cáo Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐQT/HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN) cùng đồng phạm trong vụ làm mất 800 tỷ đồng của PVN tại Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank) sáng ngày 23/6, là việc bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó Tổng giám đốc PVN) và đại diện Ngân hàng Oceanbank đều mong muốn nhận lại số tiền 20 tỷ đồng mà bị cáo Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng Ban Tài chính kế toán và Kiểm toán PVN) đã hưởng lợi bất chính từ Nguyễn Xuân Sơn (nay Quỳnh đã khắc phục).
Bị cáo Ninh Văn Quỳnh (đi trước) và bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (sau) được cảnh sát dẫn giải đến tòa.
Bị cáo Ninh Văn Quỳnh (đi trước) và bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (sau) được cảnh sát dẫn giải đến tòa.
Tại tòa, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn cũng mong muốn tòa phúc thẩm xem xét về số tiền 180 tỷ đồng mà bị cáo kiến nghị trong đơn kháng cáo đã giao cho bị cáo Ninh Văn Quỳnh, không phải 20 tỷ đồng như lời khai của Quỳnh.
Phía đại diện Ngân hàng Oceanbank thì cho rằng: “20 tỷ đồng này là tiền do người phạm tội chiếm đoạt, chiếm giữ trái phép thì phải trả cho chủ sở hữu là Oceanbank. Có thể quyết định trả ngay cho người sở hữu hợp pháp, tạo điều kiện cho chúng tôi được thực hiện thi hành án một cách nhanh gọn nhất. Đề nghị trong bản án phúc thẩm quyết định ngay việc này”.
Tuy nhiên người giữ quyền công tố khẳng định chỉ có cơ sở xác định bị cáo Quỳnh chiếm đoạt 20 tỷ đồng và đề nghị làm rõ khoản tiền chênh lệch để có cơ sở xử lý theo quy định.
Người giữ quyền công tố cho rằng, khoản tiền 20 tỷ đồng mà Ninh Văn Quỳnh chiếm đoạt thuộc thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự Hà Nội, nên không đề nghị xem xét giải quyết.

Cư dân mạng nói gì trước ngày ông Đinh La Thăng bị tuyên án?

(Kiến Thức) - “Bị cáo Đinh La Thăng chỉ nhận trách nhiệm người đứng đầu mà không nhận trách nhiệm sai phạm của mình nên cần xử lý nghiêm. Việc đưa vụ án ra xét xử là thực hiện đấu tranh phòng chống tham nhũng, không có vùng cấm…”, độc giả Minh Anh bình luận.

Sáng mai (22/1), HĐXX TAND TP Hà Nội sẽ tuyên án bị cáo Đinh La Thăng cùng 21 đồng phạm trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài” sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).
Trước đó, VKSND TP Hà Nội đã đề nghị tuyên phạt ông Đinh La Thăng 14-15 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Vụ Đinh La Thăng: HĐXX không chịu sức ép gì khi công bố các bản án

(Kiến Thức) - Luật sư Trương Quốc Hòe đánh giá, mức án tòa tuyên với bị cáo Đinh La Thăng và các đồng phạm là phù hợp. Trong khi thẩm phán Trương Việt Toàn nhận định đây là phiên tòa không có vùng cấm, HĐXX đã đề ra mức án nghiêm minh nhất.

Sáng nay (22/1), TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch HĐQT/HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 13 năm tù, bị cáo Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) chung thân và nhiều bị cáo khác cũng nhận các hình phạt nghiêm khắc. 
Mức án là phù hợp, đã có tình tiết giảm nhẹ