Gang thép Thái Nguyên nợ khủng thế nào để nguy cơ phá sản?

(Kiến Thức) - Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) có số nợ phải trả gấp gần 4,7 lần vốn chủ sở hữu, các ngân hàng hạ mức đánh giá xếp hạng tài chính khiến doanh nghiệp rơi vào tình cảnh khó khăn, thậm chí nguy cơ phá sản.
 

Nợ khủng dẫn đến nguy cơ phá sản

Theo thông tin tài liệu lãnh đạo của Gang thép Thái Nguyên (TISCO) gửi cổ đông để chuẩn bị cuộc họp Đại hội cổ đông vào ngày 10/4 tới, doanh nghiệp này đang trong tình cảnh khó khăn chồng chất khó khăn khi mất cân đối tài chính nghiêm trọng.

Báo cáo chỉ rõ rằng, nguy cơ khủng hoảng tài chính sẽ dẫn tới phá sản nếu TISCO không có sự giải cứu kịp thời của Chính phủ, các ngân hàng và cấp có thẩm quyền.

Gang thep Thai Nguyen no khung the nao de nguy co pha san?
 Nguy cơ khủng hoảng tài chính sẽ dẫn tới phá sản nếu TISCO không có sự giải cứu kịp thời. Ảnh: Internet.

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất 2018 của TISCO (chưa được kiểm toán), tổng nợ phải trả 8.707 tỷ đồng, tăng 544 tỷ đồng so với hồi đầu năm, chiếm tới 82,3% tổng nguồn vốn. Trong đó, nợ vay ngân hàng là 5.717 tỷ đồng, tăng hơn 150 tỷ đồng.

Nợ phải trả quá nhiều, gấp gần 4,7 lần vốn chủ sở hữu cho thấy cơ cấu vốn của TISCO không an toàn. TISCO rơi vào tình cảnh khó khăn về tài chính, khả năng cao không thể trả được các khoản nợ đến hạn.

Một trong những nguyên nhân khiến TISCO trở nên ngày càng khó khăn được cho là do phải cạnh tranh với các đối thủ do giá thép xuống thấp.

Đặc biệt, những vướng mắc tại dự án mở rộng giai đoạn 2 Gang thép Thái Nguyên. Được biết, dự án này có mức đầu tư dự tính gần 3.844 (dự toán điều chỉnh được phê duyệt là 8.105 tỷ) khởi công từ 2007 đến nay vẫn chưa hoàn thành các hạng mục. Tính đến cuối năm 2018, tổng mức đầu tư đã lên tới 5.093 tỷ đồng. Riêng chi phí lãi vay là 1.888 tỷ đồng. Thời điểm năm 2015, dự án này bị liệt vào danh sách 12 dự án thua lỗ hàng nghìn tỷ.

Năm 2015, TISCO đã phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) 1.000 tỷ đồng, nhằm thanh toán cho các hạng mục đầu tư của dự án mở rộng giai đoạn 2 Gang thép Thái Nguyên. Tuy nhiên, SCIC đã rút cổ phần trên, khiến quy mô vốn điều lệ của TISCO xuống còn 1.840 tỷ đồng. Theo đó, các chỉ tiêu tài chính của TISCO trở nên xấu hơn.

Hơn nữa, giai đoạn 2 dự án mở rộng bị tạm dừng, không có hướng giải quyết, kéo theo đó, các nhà băng đã hạ mức đánh giá tài chính và nâng mức lãi vay lên 8%, khiến TISCO càng khó khăn hơn để cân đối dòng tiền.

Gang thep Thai Nguyen no khung the nao de nguy co pha san?-Hinh-2
 Dự án mở rộng giai đoạn 2 Gang thép Thái Nguyên đang có nhiều vướng mắc. Ảnh: Internet.

Nợ xấu cũng "khủng" không kém

Nguy cơ khủng hoảng tài chính dẫn đến bờ vực phá sản cũng chịu ảnh hưởng rất lớn trong việc cân đối tài chính của TISCO, đặc biệt là những khoản nợ xấu “kếch xù”. Tính đến cuối tháng 12/2018, các khoản nợ xấu của TISCO gần 852 tỷ đồng, giá trị có thể thu hồi hơn 393,3 tỷ.

Một số tên danh sách nợ xấu của TISCO là Công ty TNHH TM và DL Trung Dũng (252 tỷ đồng); Công ty TNHH TM và DL Hà Nam (127,3 tỷ đồng); Công ty TNHH Lưỡng Thổ (102,2 tỷ đồng); Công ty TNHH Hồng Trang (74,6 tỷ đồng). Bên cạnh đó, khoản tiền phạt, phải thu về lãi trả chậm phát sinh từ các khoản phải thu quá hạn nhưng không được ghi nhận doanh thu là hơn 201 tỷ đồng. Các khoản nợ này đã nhiều năm TISCO chưa thể thu hồi.

Được biết, Công ty Trung Dũng từng là cổ đông lớn của TISCO nhưng hiện tại công ty này đã không còn trong danh sách cổ đông lớn của TISCO. Còn nhớ Công ty Trung Dũng có liên quan đến ông Trần Bắc Hà, cựu Chủ tịch BIDV bị khởi tố vào cuối năm 2018.

Chi tiết gần 750 tỷ đồng nợ xấu của Eximbank bị cảnh báo

(Kiến Thức) - Trong báo cáo tài chính hợp nhất 2018 vừa công bố, đơn vị kiểm toán đã nhấn mạnh về khoản 746 tỷ đồng nợ xấu của ngân hàng Eximbank. 

Mới đây, Ngân hàng Eximbank công bố báo cáo tài chính hợp nhất đã qua kiểm toán 2018.
Đáng chú ý, đơn vị kiểm toán là Công ty TNHH KPMG đã đưa ra nhấn mạnh về khoản 746 tỷ đồng nợ xấu phát sinh đối với khoản cho vay 7 khách hàng, với tài sản đảm bảo là cổ phiếu của Sacombank và dự phòng tương ứng gần 21,8 tỷ đồng.

Thủ tướng yêu cầu triển khai thí điểm về xử lý nợ xấu

Thủ tướng vừa ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 19/7/2017 yêu cầu triển khai thực hiện thí điểm xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng đã được Quốc hội thông qua mới đây.

Để triển khai thực hiện thí điểm xử lý nợ xấu như Quốc hội đã thông qua tại Nghị quyết 42, Thủ tướng mới đây đã yêu cầu các lãnh đạo cơ quan liên quan tập trung chỉ đạo triển khai các quy định tại Nghị quyết.

746 tỷ nợ xấu của Eximbank liên quan Sacombank như thế nào?

(Kiến Thức) - Khoản nợ xấu 746 tỷ đồng vừa bị kiểm toán cảnh báo của Eximbank bắt nguồn từ 7 khách hàng vay nợ và cầm cố bằng cổ phiếu của "ngân hàng khác" mà dư luận cho rằng đó là Sacombank.
 

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Eximbank (mã EIB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2018. Đáng chú ý, đơn vị kiểm toán là Công ty TNHH KPMG (KPMG) đã đưa ra nhấn mạnh về khoản 746 tỷ đồng nợ xấu phát sinh đối với khoản cho vay 7 khách hàng, với tài sản đảm bảo là 75 triệu cổ phiếu của ngân hàng khác và dự phòng tương ứng gần 21,8 tỷ đồng.
746 ty no xau cua Eximbank lien quan Sacombank nhu the nao?

 746 tỷ đồng nợ xấu của Eximbank là khoản cho vay 7 khách hàng, với tài sản đảm bảo là cổ phiếu của ngân hàng khác. Ảnh: Internet.

Khoản nợ này được phân loại vào Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) và chiếm tới 87,9% giá trị dư nợ của các khoản nợ nhóm này của Eximbank tính đến ngày 31/12/2018. Eximbank cũng cho biết ngân hàng này đã trích lập dự phòng 21,787 tỷ đồng tính đến cuối năm 2018, tăng hơn 9,8 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2017.

Khoản nợ xấu của Eximbank đã phát sinh và quá hạn nhiều năm. Trong khi đó, thông thường, các khoản nợ được phân loại vào Nhóm 3 khi quá hạn từ 91 đến 180 ngày hoặc nợ được gia hạn lần đầu. Vì thế, có thể nói việc phân loại nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với khoản cho vay này là một trong những “trường hợp đặc biệt”.

Eximbank giải thích rằng, khoản nợ này được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm nợ căn cứ theo Công văn số 942/NHNN/TTGSNH do NHNN ban hành vào tháng 1/12/2016 cho đến khi NHNN phê duyệt Đề án cơ cấu lại sau sáp nhập của ngân hàng khác (Đề án cơ cấu lại sau sáp nhập) và xử lý các khoản nợ liên quan.

Đến ngày 22/5/2017, NHNN đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu lại sau sáp nhập nêu trên. Tuy nhiên, cho đến thời điểm lập báo cáo hợp nhất năm 2018 (tức hơn 1 năm sau khi đề án tái cơ cấu được phê duyệt), Eximbank vẫn chưa nhận được hướng dẫn nào khác của NHNN về việc phân loại và trích lập dự phòng đối với các khoản cho vay này.

Khoản nợ liên quan đến việc Eximbank khởi kiện 7 khách hàng từ năm 2016 để thu hồi nợ. Đến ngày lập báo cáo tài chính kiểm toán 2018, đã có bản án sơ thẩm vụ kiện 3/7 khách hàng với dư nợ gốc 312 tỷ đồng. Số tiền mà 3 khách hàng này phải trả cho Eximbank là 438 tỷ đồng. Hiện, các khách hàng này đã kháng cáo phán quyết của tòa sơ thẩm về cách tính lãi. Đối với 4 khách hàng còn lại có số dư nợ cho vay là 434 tỷ thì Eximbank vẫn đang chờ thẩm quyền giải quyết theo quy định.
Tại ngày 31/12/2018, Eximbank có chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cho năm 2018 sẽ tăng lên gần 98 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm hơn 78 tỷ.
Theo Nhà Đầu Tư, Hãng kiểm toán uy tín KPMG không chỉ rõ 7 khách hàng đã thế chấp cổ phiếu của ngân hàng nào. Tuy nhiên, theo các dữ kiện ngân hàng đó được phê duyệt đề án tái cơ cấu và sáp nhập vào ngày 22/5/2017 thì có thể biết chắc chắn nhà băng đang được đề cập là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - Mã CK: STB).
Còn nhớ hồi năm 2012, Trầm Bê đã coi Eximbank như là công cụ đắc lực để thâu tóm Sacombank. Eximbank đã từng nắm gần 10% vốn của Sacombank và vừa mới thoát hết vốn khỏi Sacombank.

Việc thoái vốn khỏi Sacombank đã giúp Eximbank có khoản lợi nhuận sau thuế 661 tỷ đồng, dù suy giảm tới 20% so với năm 2017.