Gần 300 người tham gia cứu hộ xe khách lao vực sâu ở Lào Cai

(Kiến Thức) - Hiện nay ngoài 1 người tử vong và 4 người bị thương nặng, những nạn nhân còn lại vụ tai nạn xe khách lao vực sâu đều đã qua cơn nguy kịch.

Thông tin mới nhất liên quan vụ tai nạn xe khách lao vực sâu khiến 1 người tử vong, 22 người bị thương, tối ngày 3/3, trao đổi với PV Kiến Thức, đại diện Công an tỉnh Lào Cai cho biết, đã xác định được danh tính nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn trên là bà Trương Thị Nhung (SN 1968, quê tại xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc).
Theo vị đại diện này cho biết, khi nhận được thông tin vụ tai nạn, Công an tỉnh Lào Cai đã huy động hơn 200 cán bộ chiến sĩ thuộc các lực lượng và các địa bàn huyện tham gia cứu hộ, bảo vệ hiện trường. Hiện nay công tác điều tra nguyên nhân vụ tai nạn đang được khẩn trương tiến hành.
Gan 300 nguoi tham gia cuu ho xe khach lao vuc sau o Lao Cai
 Hiện trường vụ tai nạn.
Gan 300 nguoi tham gia cuu ho xe khach lao vuc sau o Lao Cai-Hinh-2
 Các nạn nhân vụ tai nạn đã được đưa đi cấp cứu kịp thời.Ảnh Laocaionline.
Ngoài lực lượng công an, các lực lượng khác như 81 cán bộ của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, lực lượng y tế, thanh tra giao thông…cũng khẩn trương đến hiện trường, kịp thời đưa các nạn nhân vụ tai nạn đi cấp cứu tại các bệnh viện như Đa khoa tỉnh Lào Cai, Bệnh viện Sản – Nhi, Bệnh viện Đa khoa Hưng Thịnh.
Đến tối ngày 3/3, hơn 20 bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai. Ngay khi tiếp nhận các nạn nhân, bệnh viện đã huy động tối đa các y, bác sĩ,thiết bị hiện đại để cấp cứu các bệnh nhân. Đến thời điểm này, hiện còn 4 bệnh nhân bị thương nặng, còn lại đã qua cơn nguy kịch và đang được tích cực điều trị. Lãnh đạo tỉnh Lào Cai đã có mặt kịp thời tại hiện trường và bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai để chỉ đạo công tác cấp cứu cho các nạn nhân.
Ngay khi nhận được thông tin vụ tai nạn, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách UBATGT Quốc gia đã khẩn trương lên đường tới hiện trường vụ tai nạn, phối hợp với địa phương, lực lượng chức năng khắc phục hậu quả vụ tai nạn.
Trước đó, Kiến thức đã đưa tin, vào lúc 17h40 ngày 3/3, xe khách du lịch 29 chỗ mang BKS 29B-01122 chạy hướng Sa Pa – Lào Cai đã lao xuống vực khi đến địa phận thôn Chu Cang Hồ (xã Tòng Sành, Bát Xát, Lào Cai). Vụ tai nạn khiến 1 người tử vong và 22 người bị thương. Các nạn nhân đa số đều quê ở huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) lên Lào Cai để du lịch.

Nguyên Chi cục trưởng Thi hành án dân sự chết trong nhà giam

Trong khi đang bị tạm giam để phục vụ công tác điều tra, nguyên Chi cục trưởng Thi hành án dân sự bị tai biến, được đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi.

Đại diện Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai vừa xác nhận, ông Võ Nhật Tân (49 tuổi, nguyên Chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự) huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đã tử vong trong thời gian tạm giam điều tra.

Tháng 8/2016, ông Võ Nhật Tân cùng với ông Nguyễn Văn Thức - nguyên Phó chi cục trưởng và bà Trương Thị Ngọc Diễm - nguyên kế toán trưởng Chi cục thi hành án dân sự huyện Long Thành bị bắt để điều tra về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Nguyen Chi cuc truong Thi hanh an dan su chet trong nha giam
Ảnh minh họa.
Theo kết quả điều tra, kể từ năm 2007 - 2013, ông Tân, ông Thức và bà Diễm đã lợi dụng, chiếm đoạt số tiền thi hành án gần 3,7 tỷ đồng.

Đại diện Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai cho biết, ông Võ Nhật Tân tử vong là do bệnh lý.

Theo thông tin ban đầu, trong khi đang bị tạm giam để phục vụ công tác điều tra, ông Tân bị tai biến, được đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi. Hiện ông Tân đã được gia đình đưa về lo hậu sự./.

Diễn đàn APEC dù gặp sóng lớn nhưng sẽ đi đúng hướng

Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định diễn đàn APEC đang đứng trước những thử thách lớn.

Chiều 3/3 tại Nha Trang, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã chủ trì buổi họp báo, công bố kết quả Hội nghị Quan chức cấp cao diễn đàn APEC lần 1 (SOM 1) và các hội nghị liên quan diễn ra từ 18/2 đến 3/3.

Khẳng định SOM 1 đã diễn ra thành công, Thứ trưởng Bùi Thành Sơn, chủ tịch SOM APEC 2017, cho biết đây là nền tảng để hướng đến các SOM tiếp theo tại Hà Nội và TP.HCM cũng như Tuần lễ Cấp cao tại Đà Nẵng vào tháng 11.
Dien dan APEC du gap song lon nhung se di dung huong
Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn chủ trì họp báo công bố kết quả SOM 1 của APEC tại Nha Trang hôm 3/3. Ảnh: Hải An. 
Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết 21 nền kinh tế đã cùng nhau đề ra 4 định hướng lớn cho hoạt động của APEC năm 2017, bao gồm: tiếp tục triển khai các nội dung hợp tác cụ thể, hoàn thành Mục tiêu Bogor; hình thành cơ chế thảo luận về tầm nhìn APEC sau năm 2020; tái định hướng APEC, ko chỉ tập trung vào tự do thương mại mà đảm bảo tăng trưởng bao trùm; và tiếp tục là cơ chế đi đầu về hợp tác phát triển trong kỷ nguyên số.

Đề cập những thách thức của APEC sau gần 30 năm thành lập, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn so sánh APEC như một con thuyền đang đối mặt với "những con sóng lớn".

"Năm nay sóng gió lớn, ban đầu 21 thuyền viên cũng lo lắng, nhưng nhờ đó mà có được sự đồng lòng. Nếu Việt Nam đưa ra được chủ đề và các ưu tiên phù hợp với ưu tiên của mỗi nền kinh tế, sẽ thu hút sự phối hợp của các thành viên, đưa con thuyền vượt qua sóng gió", Thứ trưởng Sơn nói. "Tôi tin rằng con thuyền APEC sẽ đi đúng hướng và đến đích".

Chủ tịch SOM APEC 2017 cũng cho biết Việt Nam đã bổ sung nhiều ý tưởng mới cho các nội dung truyền thống của APEC, vừa xuyên suốt dài hạn cũng vừa thiết thực cụ thể, được đại diện các nền kinh tế đánh giá cao. Một số sáng kiến do Việt Nam đưa ra bao gồm: phát triển nguồn nhân lực, việc làm trong kỷ nguyên số; định hướng chính sách công nghiệp hỗ trợ; thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới; phát triển du lịch, nông nghiệp bền vững trong bối cảnh biến đối khí hậu...

Hội nghị SOM 1 là SOM đầu tiên và lớn nhất trong năm với nhiều cuộc họp liên quan đã diễn ra từ 18/2 nhằm thống nhất chủ đề và các ưu tiên cho Năm APEC 2017. Trên cơ sở đó, các ủy ban của APEC xây dựng kế hoạch hành động cả năm và thảo luận một số sáng kiến để thúc đẩy chương trình hành động của APEC.

Qua 27 năm hình thành và phát triển kể từ 1989, APEC tiếp tục khẳng định vai trò là cơ chế hợp tác, liên kết kinh tế hàng đầu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tập trung vào 3 trụ cột hợp tác chính: Tự do hóa thương mại và đầu tư; Thuận lợi hoá kinh doanh; và Hợp tác kinh tế - kỹ thuật.

APEC là diễn đàn mở, hoạt động theo nguyên tắc cùng lợi, đồng thuận, tự nguyện và không ràng buộc. Kể từ khi thành lập, APEC đã trải qua 4 đợt mở rộng và hiện có 21 nền kinh tế thành viên, hội tụ các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tính đến tháng 11/2016, APEC đại diện khoảng 39% dân số thế giới, đóng góp 59% GDP và 48% thương mại toàn cầu.