Ga Sóng Thần ùn tắc kinh hoàng vì sà lan tông sập cầu Ghềnh

(Kiến Thức) - Sau khi sự cố sà lan tông sập cầu Ghềnh xảy ra, tại ga Sóng Thần mỗi ngày bị ùn tắc 180 tấn hàng. 

>>> Clip hiện trường cầu Ghềnh bị đâm sập:
Liên quan đến sự cố sà lan tông sập cầu Ghềnh xảy ra vào trưa 20/3 khiến tuyến đường sắt Bắc – Nam bị tê liệt. Tại ga Sóng Thần (Bình Dương) đã ngưng tiếp nhận hàng hoá chuyển đi đến các khu vực miền Trung và miền Bắc. Một lượng lớn hàng hóa đã nhận, xếp lên 18 toa hàng tàu Hoa Lâm đã bị kẹt lại. Theo ước tính, 18 toa này vận chuyển gần 550 tấn hàng.
Trao đổi với PV, bà Bà Trần Thị Thư – Trạm trưởng vận tải hàng hóa ga Sóng Thần cho biết, theo kế hoạch, số lượng hàng hoá bị tắc lại ga Sóng Thần sẽ được chuyển bằng đường bộ xuống ga Hố Nai rồi chuyển đi miền Trung và miền Bắc. Vì thời gian chậm lại, thế nên khách hàng nào có nhu cầu lấy lại hàng để vận chuyển bằng phương tiện khách sẽ được tạo điều kiện thuận lợi nhất.
Ga Song Than un tac kinh hoang vi sa lan dam sap cau Ghenh
Bà Trần Thị Thư trao đổi với PV. 
Cũng theo bà Thư cho biết, sau sự cố cầu Ghềnh bị đâm sập, mỗi ngày ga Sóng Thần bị ùn tắc 180 tấn hàng hoá. Ngoài ra nhiều nhân viên đang làm việc tại ga phải tạm nghỉ làm vì không có việc.
“Mỗi ngày ga Sóng Thần tiếp nhận và gửi đi trên dưới 180 tấn hàng hóa. Việc vận chuyển hàng hóa của chúng tôi sẽ bị gián đoạn trong một thời gian dài, e rằng sau khi khắc phục cũng khó có lại những khách hàng này như trước”. – bà Thư lo lắng.
Ga Song Than un tac kinh hoang vi sa lan dam sap cau Ghenh-Hinh-2
Để khắc phục được sự cố sập cầu Ghềnh, phải mất ít nhất 3 - 5 tháng. 
Được biết, ga Sóng Thần là nơi vận tải hàng hóa bằng đường sắt lớn nhất khu vực Đông Nam Bộ, là nợi tập kết hàng hóa của TP HCM, TP Biên Hòa (Đồng Nai), tỉnh Bình Dương và các tỉnh miền Tây.
Trong chiều tối 21/3, tổ công tác thuộc Công ty cổ phần tư vấn thiết kế cảng – kỹ thuật biển (Portcoast) đã xác định được vị trí dầm cầu Ghềnh bị đâm sập. Cơ quan chức năng đang họp bàn để đưa ra kế hoạch khắc phục, sữa chữa cầu Ghềnh nhằm thông tuyến đường sắt Bắc – Nam.
Theo ước tính, để khắc phục sự cố sập cầu Ghềnh sẽ mất từ 3 – 5 tháng.

Sà lan tông sập cầu Ghềnh: Tài xế sà lan ra trình diện

(Kiến Thức) - Thông tin mới nhất vụ sà lan tông sập cầu Ghềnh ở TP Biên Hòa, Đồng Nai, người tái xế điều khiển chiếc sà lan đã ra trình diện công an.

Clip hiện trường vụ sập cầu Ghềnh: (PV Vũ Sơn)

Tàu kéo sà lan tông sập cầu Ghềnh quá hạn kiểm định

(Kiến Thức) - Theo báo cáo của Cục Đăng kiểm Việt Nam, chiếc tàu kéo sà lan đâm sập cầu Ghềnh đã hết hạn kiểm định vào ngày 1/12/2015.

Mới đây, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã gửi báo cáo Bộ GTVT, Ủy ban ATGT Quốc gia về tình trạng kỹ thuật phương tiện thủy trong vụ sà lan đâm sập cầu Ghềnh. Theo đó, dữ liệu trên hệ thống kiểm định cho thấy, chiếc tàu kéo đã hết hạn kiểm định.

Dùng thiết bị quét 3D khắc phục sự cố sập cầu Ghềnh

(Kiến Thức) - Lực lượng chức năng thuộc Bộ GTVT, Công an và tỉnh Đồng Nai sử dụng thiết bị quét 3D để đưa ra phương án khắc phục sự cố sập cầu Ghềnh. 

>>> Clip hiện trường cầu Ghềnh bị đâm sập:
Ngày 21/3, lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai tiếp tục phối hợp cùng Công an TP HCM, Bộ GTVT và các đơn vị liên qua tổ chức xử lý sự cố sập cầu Ghềnh bắc qua sông Đồng Nai tại TP Biên Hòa (Đồng Nai).

Theo đó, lực lượng chức năng tiến hành đưa thiết bị quét 3D để thực hiện việc chụp, chiếu dưới đáy sông nhằm đưa ra phương án khắc phục sự cố sập cầu Ghềnh một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Dung thiet bi quet 3D khac phuc su co sap cau Ghenh
Thiết bị quét 3D được đưa đến hiện trường để thực hiện việc chụp, chiếu đáy sông Đồng Nai. 

Trong buổi sáng 21/3, thiết bị quét 3D đáy sông cũng được các kỹ sư của Công ty cổ phần tư vấn thiết kế cảng, kỹ thuật biển đóng tại TP HCM đưa đến hiện trường để phục vụ công tác cứu hộ.

Theo ông Nguyễn Tân Sơn, đại diện công ty Công ty cổ phần tư vấn thiết kế cảng, kỹ thuật biển cho biết, thiết bị quét 3D nặng gần 80 kg được móc vào cáp treo sau đó thả xuống nước để quay, chụp đáy sông. Thiết bị sẽ truyền hình ảnh màu về màn hình vi tính chuyên dụng đặt trên thuyền.

"Hình ảnh đáy sông có thể thấy được trong bán kính 200 m. Trường hợp đáy sông Đồng Nai thì nhìn thấy rõ ở bán kính 50 m do sông hẹp" - ông Sơn nói.

Dung thiet bi quet 3D khac phuc su co sap cau Ghenh-Hinh-2
Thiết bị sẽ truyền hình ảnh màu về màn hình vi tính chuyên dụng đặt trên thuyền.  

Theo tìm hiểu, thiết bị chiếu chụp 3D dưới nước có giá khoảng trên 2 tỷ đồng. Tổ vận hành thiết bị được thành lập gồm 4 thành viên, hình ảnh đáy sông được ghi nhận sẽ góp phần xác định vị trí các hạng mục cầu bị chìm, vị trí sà lan để lực lượng cứu hộ đưa ra phương án trục vớt hiệu quả.

Ngoài thiết bị chiếu chụp 3D, các kỹ sư công ty tư vấn thiết kế cảng cũng đưa đến hiện trường máy hồi âm đo độ sâu của sông. Thiết bị gồm máy chuyên dụng có thể in trực tiếp các thông số địa hình, địa vật, đưa ra giá trị độ sâu khu vực khảo sát. Đến 10h30 cùng ngày, các thiết bị được đưa lên thuyền và bắt đầu cuộc thăm dò, khảo sát.

Dung thiet bi quet 3D khac phuc su co sap cau Ghenh-Hinh-3
 Thiết bị quét 3D đưa đưa lên thuyền để ra vị trí cầu bị đâm sập.

Như Kiến Thức đã đưa tin, trước đó, vào khoảng 1hh30 trưa 20/3, một chiếc tàu kéo sà lan mang số hiệu SG 3745 lưu thông từ hạ nguồn sông Đồng Nai lên thượng nguồn, khi đến đoạn Cầu Ghềnh (cầu đường sắt Bắc - Nam) bắc qua sông Đồng Nai ở khu vực thuộc xã Hiệp Hòa (TP Biên Hòa) thì sà lan 800 tấn này gây tai nạn rồi đâm sập nhịp cầu khiến nhiều người đang lưu thông trên cầu rơi xuống sông. Xảy ra sự cố, nhà chức trách vào cuộc khắc phục, điều tra làm rõ vụ việc. Sáng 21/3, hai tài công vận hành sà lan gây tai nạn đã bị Cơ quan điều tra Công an Đồng Nai bắt giữ.

Lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai điều động 200 cán bộ, chiến sĩ công an lập các chốt chặn trên bộ lẫn đường thủy khu vực gần hiện trường sập cầu để đảm bảo an toàn.

Hiện tại, việc trục vớt cầu và sà lan chưa được nhà chức trách công bố.