EVNHANOI tăng cường lực lượng ứng trực

(Kiến Thức) -Thành phố Hà Nội đã thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày (từ ngày 24/7/2021 đến ngày 08/8/2021), Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) đã kích hoạt các phương thức vận hành và chế độ làm việc trong điều kiện giãn cách xã hội để đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định và liên tục phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên toàn địa bàn Thành phố Hà Nội.

EVNHANOI tang cuong luc luong ung truc
 EVNHANOI tăng cường lực lượng ứng trực
Ngay khi có kế hoạch trưng dụng 10 dự án nhà tái định cư được thành phố Hà Nội tại các quận Hoàng Mai, Tây Hồ, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Long Biên của UBND thành phố Hà Nội để sử dụng làm nơi cách ly, lập bệnh viện dã chiến với dự kiến 20.000 – 30.000 giường. EVNHANOI đã yêu cầu các đơn vị quản lý tại địa bàn các quận lập phương án vận hành, chuẩn bị đầy đủ vật tư và thiết bị dự phòng để xử lý nhanh trong trường hợp xảy ra sự cố. Bố trí máy phát điện Diesel để cung cấp điện tại các điểm đảm bảo điện trong thời gian khắc phục sự cố.Trường hợp phải xử lý sự cố tại hiện trường hoặc khuôn viên khu vực bệnh viện, cơ sở y tế đang theo dõi và điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm virus Covid-19, CBCNV được trang bị bảo hộ phù hợp đảm bảo an toàn khi thực hiện nhiệm vụ tránh bị lây nhiễm.
EVNHANOI tang cuong luc luong ung truc-Hinh-2
 EVNHANOI bố trí máy phát điện dự phòng trong trường hợp khẩn cấp
Bên cạnh đó, EVNHANOI thành lập 8 cụm Công ty Điện lực để phối hợp trong công tác quản lý vận hành, đảm bảo điện phòng chống dịch. Các đơn vị trong cùng một cụm sẽ hỗ trợ nhau trong công tác quản lý vận hành, đảm bảo điện trong tình huống gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Dự phòng nhân lực để sẵn sàng ứng phó tình huống CBCNV bị nhiễm và nghi nhiễm Covid-19. Đối với các đơn vị đặc thù như Trung tâm Điều độ Hệ thống điện TP Hà Nội sẽ thành lập trung tâm điều hành dự phòng, tổ Điều độ dự phòng sẵn sàng ứng phó, thay thế trong trường hợp khẩn cấp.
EVNHANOI tang cuong luc luong ung truc-Hinh-3
 Trung tâm điều hành dự phòng tại trạm 220kV Tây Hồ
Ông Ông Ngọc Long, Phó Giám đốc, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện TP Hà Nội cho biết “Trung tâm đã chia thành 2 khối, khối 1 điều hành trực tiếp lưới điện và cách ly hoàn toàn với bên ngoài, khối 2 làm việc từ xa và hỗ trợ cho khối 1 hoàn thành nhiệm vụ. Thực hiện cách ly toàn xã hội theo nội dung chỉ thị 16/CT-TTg, đơn vị đã triệt để sử dụng các công nghệ hiện đại để giám sát và điều khiển từ xa hạn chế tối đa việc sử dụng con người để kiểm tra, thao tác thiết bị. Đơn vị cũng đã lên kế hoạch, tính toán phụ tải, ghi chú các điểm đảm bảo điện và ưu tiên các cơ sở y tế với quyết tâm cung ứng điện an toàn, liên tục, ổn định cho lưới điện Hà Nội”.
EVNHANOI tang cuong luc luong ung truc-Hinh-4
CBCNV làm việc tại khu vực dịch bệnh được trang bị bảo hộ theo quy định của Bộ Y tế 
EVNHANOI đã sẵn sàng các phương án vận hành trong điều kiện toàn thành phố giãn cách xã hội theo chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 từ ngày 24/7/2021 đến ngày 08/8/2021, các CBCNV được trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ theo quy định của Bộ Y tế khi thực hiện nhiệm vụ, quyết tâm bằng mọi nỗ lực đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục và ổn định trên địa bàn Thủ đô đặc biệt tại các nơi cách ly, bệnh viện dã chiến. Bên cạnh đó, EVNHANOI tăng cường tuyên truyền cho khách hàng lợi ích khi sử dụng các dịch vụ điện trên App EVNHANOI (đăng ký dịch vụ điện, thanh toán tiền điện…) để hạn chế tập trung đông người cũng như tăng sự tiện lợi cho khách hàng.

Lùm xùm 12 thuốc hỗ trợ trị Covid-19: Trách nhiệm Cục trưởng Y dược cổ truyền?

Dư luận cho rằng, Công văn 5944 mà Bộ Y tế vừa phải thu hồi do có nội dung không phù hợp liên quan 12 loại thuốc cổ truyền phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19 có trách nhiệm của Cục Quản lý Y Dược Cổ truyền và người đứng đầu.

Sau 2 ngày ký ban hành công văn số 5944/BYT-YDCT về việc tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu, ngày 26/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký văn bản thu hồi công văn trên.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết Bộ quyết định thu hồi vì một số nội dung không phù hợp. Đồng thời, ông cho hay, về danh mục 12 loại thuốc cổ truyền phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19, đây là danh sách do Cục Quản lý Y Dược Cổ truyền đính kèm công văn.
Lum xum 12 thuoc ho tro tri Covid-19: Trach nhiem Cuc truong Y duoc co truyen?

Điều trị bệnh nhân COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Bộ Y tế 

Dư luận cho rằng, ngoài việc cần giải thích về 12 loại thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19, Bộ Y tế nên làm rõ trách nhiệm ông Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng cục Quản lý Y Dược cổ truyền.
Với vai trò là cơ quan tham mưu, Cục Quản lý Y Dược cổ truyền đã có sơ suất trong quá trình soạn thảo, tham mưu trình lãnh đạo Bộ ban hành, dẫn đến một số nội dung chưa phù hợp, chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, có nguy cơ tích trữ, nâng giá bán làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch và tâm lý người dân.
Đáng chú ý, theo danh mục 12 loại thuốc cổ truyền phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19 có cả sản phẩm thực phẩm thực chức năng, sản phẩm hỗ trợ điều trị không đúng tính năng và công dụng điều trị bệnh COVID-19.
Trách nhiệm Cục trưởng Y dược cổ truyền?
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, PGS.TS. Lâm Bá Nam, Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho rằng, đây là một thông tin xảy ra vào đúng lúc cả nước đang dồn sức cho chống dịch COVID-19. Dư luận khi tiếp nhận thông tin trên đều thấy rất lạ lùng.
“Vụ việc trên có mấy điều cần phải đặt ra. Một, cần làm rõ thực chất của 12 loại thuốc cổ truyền phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19 trên giải quyết vấn đề cấp bách của chống dịch hiện nay như thế nào và phài có một kết luận khoa học.
Thứ hai, nếu chưa có cơ sở về mặt khoa học trong bối cảnh chống dịch cấp bách hiện nay, việc đưa các loại thuốc này, cộng thêm một số loại mà gọi đúng là sản phẩm thực phẩm thực chức năng là không phù hợp trong bối cảnh này, nếu không muốn nói đây là một sự lợi dụng, lợi dụng trong bối cảnh này, lợi dụng lòng tin của người dân,
Thứ ba, tại sao người ta có thể nâng giá thuốc như thế, sao có thể ăn chặn ở trong thời điểm này. Thực phẩm chức năng cũng tốt thôi nhưng không đúng yêu cầu về phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19, đặc biệt trong bối cảnh chống dịch này là không đúng”, PGS.TS. Lâm Bá Nam nói.
PGS.TS. Lâm Bá Nam cho rằng, Bộ Y tế đã có công văn thu hồi công văn 5944 là rất cần thiết.
“Ở đây sai thì sửa, là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, việc ra văn bản đưa loại thuốc xuyên tâm liên cộng với các loại thuốc khác là một sự lừa dối người dân trong thời điểm này. Tệ hại nhất là làm khủng hoảng niềm tin của người dân. Tôi cho rằng, ở đây có lợi ích nhóm. Công cuộc chống dịch của cả nước còn kéo dài không chỉ 15 hay 20 ngày, do đó cần phải xem xét sự việc này một cách nghiêm túc”, ông Nam nói.
Chuyên gia của Liên hiệp Hội cho rằng, cần xem xét ở hai góc độ: quản lý nhà nước như thế nào và nếu lợi dụng để tăng giá, trục lợi, để giải quyết lợi ích nhóm thì cần phải xem xét nghiêm khắc, thậm chí xem xét xử lý trách nhiệm hình sự chứ không chỉ là xin lỗi rồi rút kinh nghiệm. Tất nhiên làm được điều đó, thì phải điều tra nghiêm túc.
“Đây là một vụ việc hi hữu và đáng tiếc xảy ra trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân đang dồn sức chống dịch và cần cảnh báo những kẽ hở để người ta lợi dụng đó để trục lợi trên công sức và đồng tiền của người dân, làm ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước trong phòng chống dịch như hiện nay”, PGS.TS. Lâm Bá Nam nói.
Lum xum 12 thuoc ho tro tri Covid-19: Trach nhiem Cuc truong Y duoc co truyen?-Hinh-2

Thuốc Đông y có tác dụng nâng cao sức đề kháng tăng giá lên 1 triệu đồng/hộp. 

Cần xử lý nghiêm doanh nghiệp đầu cơ, tăng giá
Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại nhiều địa phương, số ca nhiễm trên cả nước đã vượt con số 100.000 ca, việc đưa ra nhiều phác đồ điều trị để đối phó với virus SARS-CoV-2 là cấp bách, cần thiết.
Bộ Y tế hiện cũng đã áp dụng phác đồ mới trong điều trị COVID-19, trong đó sửa cách phân loại bệnh nhân và giảm thời gian điều trị, thay đổi điều kiện xuất viện. Đồng thời, Bộ Y tế cũng đưa ra danh sách các loại thuốc cổ truyền, các sản phẩm chế biến, bào chế từ dược liệu do bệnh viện bào chế và do các cá nhân, tổ chức ủng hộ được sử dụng điều trị cho người bệnh nhiễm Covid-19 ở mức độ nhẹ, không triệu chứng, cho các đội ngũ y, bác sĩ tuyến đầu và các đối tượng cách ly (F1) phù hợp với tình hình dịch bệnh tại đơn vị, địa phương.
Dưới góc độ pháp lý, theo Quyết định số 3416/QĐ-BYT ngày 14/7/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 do chủng vi rút Corona mới (Sars-cov-2), hiện chưa có thuốc đặc hiệu nên chủ yếu là điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Các biện pháp phòng bệnh chính là tiêm phòng vắc xin, phát hiện sớm và cách ly ca bệnh.
Theo quyết định này, nguyên tắc điều trị chung là phân loại người bệnh và xác định nơi điều trị theo các mức độ nghiêm trọng của bệnh. Do chưa có thuốc đặc hiệu, điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng là chủ yếu; Cá thể hóa các biện pháp điều trị cho từng trường hợp, đặc biệt là các ca bệnh nặng, nguy kịch; Có thể áp dụng một số phác đồ điều trị nghiên cứu được Bộ Y tế cho phép; Theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các tình trạng nặng, biến chứng của bệnh.
Do đó, về việc đưa 26 sản phẩm, trong đó có 12 sản phẩm thuốc cổ truyền từ dược liệu trong danh mục hướng dẫn phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19 theo Công văn 5944 do Bộ Y tế mới ban hành đây rõ ràng không phải là thuốc đặc trị COVID-19.
Việc Bộ Y tế ban hành Công văn đưa rõ tên sản phẩm, nhà sản xuất 26 các sản phẩm này hoàn toàn có thể khiến cho người dùng nhầm lẫn rằng đây là thuốc đặc trị COVID và đổ xô đi mua khiến cho các loại sản phẩm này có thể bị đầu cơ, khan hiếm, gây hệ lụy xấu cho việc điều trị bệnh nhân COVID-19.
Đồng thời, tạo điều kiện cho nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng dịch bệnh vi phạm về quy chế chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh; quảng cáo không đúng nội dung được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kinh doanh, sử dụng dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu không có nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, đầu cơ tăng giá dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và các sản phẩm sản xuất từ dược liệu.
Ngoài ra, việc ghi rõ tên sản phẩm, nhà sản xuất cũng tạo ra yếu tố cạnh tranh không lành mạnh cho các doanh nghiệp sản xuất.
Luật sư Cường cho rằng, việc Bộ Y tế thu hồi công văn trên là cần thiết. Bộ Y tế cần thận trọng trong việc đưa ra các sản phẩm phù hợp, có nguồn gốc xuất xứ, chất lượng đảm bảo nhằm hỗ trợ trong quá trình điều trị, tạo môi trường lành mạnh cho các doanh nghiệp sản xuất.
Đối với những cá nhân, doanh nghiệp đầu cơ, tăng giá các sản phẩm, cần có các biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định pháp luật, để ngăn chặn tình trạng này. 

>>> Mời độc giả xem thêm video Thông điệp 5K phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới

Nguồn: Truyền hình TP Cần Thơ.

Nữ sinh Nghệ An thủ khoa khối C, thủ khoa khối D đến từ Kon Tum

Khối C có 2 thủ khoa cùng đạt 29,25 điểm đến từ Nghệ An và Khánh Hòa. Thủ khoa khối D là một học sinh của tỉnh Kon Tum đạt 29,15 điểm.

Một trong hai thủ khoa khối C trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 là em Đinh Thị Kim Ngân, học sinh lớp 12C3 của Trường THPT chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An, với điểm các môn: Văn 9,5, Sử 10, Địa 9,75.
Nu sinh Nghe An thu khoa khoi C, thu khoa khoi D den tu Kon Tum

Em Đinh Thị Kim Ngân, một trong hai thủ khoa khối C trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021. 

Các môn thi còn lại Kim Ngân cũng đạt điểm khá cao, Toán 8,2 điểm, Giáo dục công dân 9,75 và Tiếng Anh 8,8 điểm. Thủ khoa còn lại đến từ tỉnh Khánh Hòa với 9,25 điểm môn Ngữ văn, 10 điểm môn Lịch sử và 10 điểm môn Địa lý.

Ngoài thủ khoa Đinh Thị Kim Ngân, tỉnh Nghệ An có 7 thí sinh khác đạt 29 điểm khối C. Trong đó có 2 thí sinh đạt 10 điểm lịch sử là Lê Thảo Đan, Lớp 12C2, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu và Nguyễn Thị Kiều Oanh, lớp 12D1 Trường THPT Nguyễn Duy Trinh, huyện Nghi Lộc, Nghệ An.

Các thí sinh còn lại cùng 29 điểm là: Nguyễn Hoàng Kim Ngân, lớp 12D1, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (TP Vinh, Nghệ An); Nguyễn Thị Thùy Dung, lớp 12C, Trường THPT Thanh Chương 3, huyện Thanh Chương, Nghệ An; Phan Thị Kim Chi, lớp 12C, Trường THPT Đặng Thai Mai, huyện Thanh Chương, Nghệ An; Cao Thị Thảo, lớp 12A3, Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, huyện Diễn Châu, Nghệ An; Phạm Kim Oanh, lớp 12C1, Trường THPT Cờ Đỏ, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, ở khối C, có 25.575 thí sinh đạt điểm từ 23 đến 24, 1.788 thí sinh đạt từ 27 đến 28 điểm. Số thí sinh có tổng điểm từ 28 đến 29 là 225 em. Thủ khoa khối D năm nay là thí sinh đến từ Kon Tum. Thí sinh này đạt tổng điểm là 29,15 với Toán 9,4; Ngữ văn 9,75 và Tiếng Anh 10.

Nu sinh Nghe An thu khoa khoi C, thu khoa khoi D den tu Kon Tum-Hinh-2

Bùi Thị Ngọc Quỳnh (học sinh lớp 12A1, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, tỉnh Kon Tum) - thủ khoa khối D năm nay. 

Hai thí sinh có điểm cao tiếp theo đạt 29,1 điểm và cùng đến từ Hà Nội. Khối này có 4 thí sinh cùng đạt 28,95 đến từ các tỉnh Nghệ An, Phú Thọ và Hà Nội.