Dương Tự Trọng mong anh trai được người đời khoan dung

(Kiến Thức) - “Anh Dương Chí Dũng là anh ruột của tôi. Tôi luôn cầu mong cho anh tôi, mong anh tôi được hưởng khoan hồng của pháp luật”, Dương Tự Trọng nói.

Trong phiên xét xử Dương Tự Trọng cùng các thuộc cấp xuất hiện tình tiết (người mật báo cho Dương Chí Dũng từng nói “chú né đi”), mở đầu cho hàng loạt hoạt động phi pháp như tổ chức chạy trốn, chạy trốn... của các bị cáo. Do đó, Luật sư Tuấn sáng nay cho rằng, nên dừng vụ án này, chờ làm rõ hành vi lộ tin mật (như trên) rồi hãy xem xét vụ tổ chức người khác trốn đi nước ngoài đúng bản chất.
Luật sư Phạm Minh Tuấn đề nghị VKS phải nói rõ quan điểm đối với tình tiết mới phát sinh trong vụ án là như thế nào, tiếp nhận rồi để đấy hay là phải nhất quyết có động thái làm rõ.
Luật sư Đặng Việt Hùng thì cho rằng, cơ quan công tố chưa chú trọng đến thành tích, quá trình hoạt động, cống hiến của các bị cáo mà chỉ nhìn vào lỗi của các bị cáo ở một thời điểm cụ thể.
Đưa ra mức án 17 - 18 năm đối với thân chủ của ông Hùng - bị cáo Vũ Tiến Sơn - là quá cao. Luật sư khuyến cáo, không nên vì vụ án của Dương Chí Dũng mà làm ảnh hưởng đến sự công minh, khách quan của phiên tòa, vụ án này.
Bị cáo Dương Tự Trọng trước vành móng ngựa.
Bị cáo Dương Tự Trọng trước vành móng ngựa.

Về các tình tiết mới phát sinh trong vụ án, đại diện VKS khẳng định đã đề nghị để tòa yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ theo quy định pháp luật. Với đề xuất trả hồ sơ vụ án để điều tra lại của luật sư, đại diện VKS cho rằng đã đủ căn cứ kết tội tất cả các bị cáo trong vụ án.

Được nói lời sau cùng, bị cáo Dương Tự Trọng nói: “Anh Dương Chí Dũng là anh ruột của tôi. Thời gian qua tôi luôn sống trong kỷ niệm và luôn thương anh nhiều hơn. Tôi luôn cầu mong cho anh tôi, mong anh tôi được hưởng khoan hồng của pháp luật. Luôn mong sự khoan dung, vị tha của người đời. Với các bị cáo khác, tôi kính mong HĐXX xét xử khách quan, khoan hồng để họ có thể sớm trở lại cuộc đời. Còn về phần tôi, tòa kết tội như thế nào, tôi xin chấp hành nghiêm túc".
Với Vũ Tiến Sơn (nguyên Phó trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP Hải Phòng bị VKS đề nghị mức án 17 - 18 năm tù) nói: “Bị cáo tha thiết mong HĐXX xem bị cáo có phạm tội hay không. Bị cáo mong muốn tất cả các bị cáo có mức án thấp để chóng được trở về với con cái".
Còn bị cáo Trần Văn Dũng: "Bị cáo mong muốn được HĐXX xem xét xử đúng người đúng tội và mong được khoan hồng. Gia đình bị cáo là gia đình cách mạng, có nhiều công trạng, mong được xem xét".
Còn bị cáo Hoàng Văn Thắng: "Bị cáo thực hiện hành vi phạm tội, đã nhận thức được hành vi của mình. Kính mong HĐXX xem xét cho bị cáo. Lỗi lớn nhất của bị cáo là đứng trong lực lượng công an. Cái mất lớn nhất là làm mất lòng tin của Đảng, Nhà nước, mất tâm huyết lớn nhất là được đứng trong hàng ngũ. Bị cáo để lại một lý lịch đen tối trong một gia đình cách mạng.
Hình phạt là lời cảnh tình của pháp luật cho các bị cáo để mỗi người nhận thức, hoàn lương. Bị cáo mong được hưởng mức án thấp nhất để làm lại cuộc đời chứ không phải quay lại xã hội để phạm tội mà quay lại để phụng dưỡng công lao bố mẹ, sửa lại lý lịch cho con cháu và gia đình".
Bị cáo Phạm Minh Tuấn: "Luôn luôn thiết tha mong HĐXX sáng suốt xem tôi có phạm tội hay không".
Trong khi đó bị cáo Nguyễn Trọng Ánh và Đồng Xuân Phong cũng mong HĐXX xem xét cho bị cáo được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.

Hà Nội bắn pháo hoa 29 điểm dịp Tết Nguyên đán

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 tại Thủ đô Hà Nội.

Theo đó, tổng số điểm bắn trên địa bàn thành phố là 29 điểm (30 trận địa) gồm 5 điểm với 6 trận địa tầm cao và 24 điểm tầm thấp.

5 điểm bắn pháo hoa tầm cao tại hồ Hoàn Kiếm (2 trận địa), Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng), Vườn hoa Lạc Long Quân (quận Tây Hồ), hồ Văn Quán (quận Hà Đông) và sân vận động quốc gia Mỹ Đình (huyện Từ Liêm). 24 điểm bắn pháo hoa tầm thấp thuộc 24 quận, huyện, thị xã còn lại.

Còn tình tiết mới, sốc nào trong phiên tòa Dương Tự Trọng?

(Kiến Thức) - Tình tiết nhân chứng Dương Chí Dũng khai rõ "người mật báo" đang khiến dư luận choáng váng.

Sáng qua (7/1), TAND Hà Nội xét xử Dương Tự Trọng, nguyên Phó giám đốc Công an Hải Phòng, nguyên Cục phó Cảnh sát quản lý hành chính, Bộ Công an về hành vi tổ chức cho anh trai Dương Chí Dũng, cựu Cục trưởng Hàng hải trốn ra nước ngoài.
Trong phiên tòa, ông Dương Chí Dũng có mặt với tư cách người làm chứng; đã làm nóng phiên tòa và gây sốc dư luận với tình tiết mới về "người mật báo". Ông Dũng khai trưa ngày 17/5/2012 gọi điện cho Thứ trưởng Bộ Công an P.Q.N. Khoảng 18h, ông Dũng nhận được điện thoại của vị thứ trưởng nói quyết định khởi tố, bắt tạm giam đã được phê chuẩn. Theo ông Dũng, ông N. còn khuyên ông nên tránh đi một thời gian.