Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội tăng vốn hơn 89%, chậm 12 năm
UBND thành phố Hà Nội vừa ký quyết định phê duyệt điều chỉnh thời gian hoàn thành và tổng mức đầu tư dự án đường sắt đô thị (metro) Nhổn - ga Hà Nội.
Trong quyết định này, UBND thành phố Hà Nội cũng chỉ ra nguyên nhân chậm tiến độ, đội vốn là do chủ đầu tư và đơn vị có liên quan năng lực hạn chế, yếu kém.
Cụ thể, trong quyết định số 3785/QĐ-UBND do Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký cho biết, UBND thành phố phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn-ga Hà Nội với thời gian thực hiện dự án năm 2009 - 2027.
Với phần vốn thi công, quyết định của UBND thành phố Hà Nội điều chỉnh tổng mức đầu tư là 34.826,05 tỷ đồng.
Theo quyết định ban đầu, dự án metro Nhổn - ga Hà Nội có tổng mức đầu tư 18.408 tỷ đồng; thời gian hoàn thành năm 2016. So với quyết định điều chỉnh lần này, tổng mức đầu tư dự án đã tăng lên 16.417 tỷ đồng - tương đương 89,1%; chậm tiến độ 12 năm.
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội tăng vốn hơn 89%, chậm 12 năm.
UBND thành phố Hà Nội cũng chỉ ra một số nguyên nhân chủ quan chính dẫn đến tình trạng trên, như: Công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành của các cấp ngành thành phố chưa sát sao, quyết liệt đối với việc thực hiện dự án quan trọng; chậm trễ, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB) và di dời hạ tầng kỹ thuật trong việc bàn giao mặt bằng sạch cho nhà thầu thi công;
Năng lực triển khai thực hiện dự án của chủ đầu tư là Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội và sự phối hợp giữa Tư vấn, chủ đầu tư, các sở, ngành thành phố liên quan còn nhiều hạn chế, yếu kém; Năng lực của Tổng Công ty xây dựng Hà Nội (Hancorp) là nhà thầu thực hiện gói thầu CP05 - Công trình kiến trúc depot hạn chế và chậm trễ thực hiện các yêu cầu của chủ đầu tư, UBND thành phố.
Cùng với đó, UBND thành phố cũng nêu ra 5 nguyên nhân khách quan, trong đó có một số nguyên nhân: Vướng mắc liên quan đến sự khác biệt giữa quy định hợp đồng quốc tế và pháp luật Việt Nam hiện hành; quy định về giao kế hoạch vốn ODA của Việt Nam và quy định của các Nhà tài trợ; cơ chế, chính sách và quy định về GPMB rất phức tạp; ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Về nguyên nhân dẫn đến tăng tổng mức đầu tư, UBND thành phố cho rằng, sự biến động của tỷ giá quy đổi trong quá trình thanh toán khối lượng thực hiện dự án; do chậm trễ tiến độ dẫn đến gia hạn thời gian thực hiện các gói thầu và bổ sung chi phí…
Dự án Metro Nhổn - ga Hà Nội được thành phố Hà Nội khởi công tháng 9/2010, dự kiến hoàn thành năm 2016; tổng mức đầu tư 18.408 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay thời gian thực hiện được kéo dài tới năm 2027, tổng mức đầu tư được điều chỉnh là 34.826,05 (tăng 89,1%). Như vậy, từ năm 2015 đến nay, dự án đã 11 lần lỡ hẹn về "đích".
>>> Mời độc giả xem thêm video Đường sắt trên sa mạc đầu tiên trên thế giới được xây dựng sao?
Metro Nhổn - ga Hà Nội tuyển hơn 400 nhân sự chuẩn bị vận hành
Để chuẩn bị vận hành tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội vào cuối năm 2022, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hà Nội Metro) đang tổ chức tuyển 438 nhân lực.
Ngày 18/4, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hà Nội Metro) cho biết, đang tổ chức tuyển 438 nhân lực để cử đi đào tạo nghề vận hành, khai thác đường sắt đô thị (metro) tuyến Nhổn - ga Hà Nội.
Đề xuất tái thiết đô thị khi đi ngầm Metro Nhổn - ga Hà Nội
Thành phố Hà Nội vừa xin ý kiến các bộ ngành việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Metro Nhổn - ga Hà Nội với các nội dung tăng vốn, lùi thời gian hoàn thành.
Ngày 20/11, UBND TP. Hà Nội có văn bản xin ý kiến các bộ ngành về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Metro Nhổn - ga Hà Nội với các nội dung: Tăng vốn, kéo dài thời gian hoàn thành.
Trong khi có nhiều sáng kiến khác có thể rút ngắn thời gian thi công và tạo cơ hội cho nhiều nguồn lực đầu tư/hạ giá thành.
Bài học tái thiết từ thảm họa tại Nhật Bản
Hầu hết các thành phố châu Á cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 phải đối mặt mặt với hỏa hoạn vì hầu hết các ngôi nhà làm bằng vật liệu dễ cháy (tre, gỗ, rơm, lá khô…). Thành phố Tokyo (Nhật Bản) còn có nguy cơ cao hơn do mật độ xây dựng dày đặc (hơn 1 triệu dân) lại ảnh hưởng động đất.
Trận hỏa hoạn năm 1872 đã thiêu trụi gần 300 nghìn nhà gỗ, gần như toàn bộ dân cư không còn nhà ở và tài sản. Thành phố đã phải đối mặt cùng lúc hai vấn đề, một là cứu trợ quy mô lớn, hai là tái thiết đô thị theo hướng hiện đại và an toàn hơn (nhà cửa xây dựng bằng vật liệu bền vững có khả năng chống cháy tốt hơn; đường phố rộng rãi để giãn cách phòng hỏa, đi lại dễ dàng cho sinh hoạt và cứu hỏa...). Vấn đề là chi phí cho công việc này quá lớn, trong khi hầu hết cư dân phá sản.
Bài học tái thiết đô thị Tokyo: Khu phố Edogawabashi sau 200 năm (1760-1960). Ảnh: KTS Trần Huy Ánh
Hóa giải bế tắc này, một Quỹ Cho vay Hoàng gia được hình thành với sự tham gia của 3 bên: Người dân (có đất) - Nhà đầu tư (có tiền) và Thành phố (có kế hoạch và cam kết chính trị). Tất cả các mối quan hệ công bằng/minh bạch với sự bảo lãnh của Nhà vua – Hoàng gia Nhật Bản.
Quy trình hợp tác nhiều bên đã giúp Nhật vượt qua rất nhiều thảm họa khủng khiếp như động đất Kanto (1923), Bom cháy Thế chiến 2 (1945)… Gần như cả thành phố bị xóa sổ nhưng đã nhanh chóng phục hồi và phát triển mạnh mẽ như huyền thoại “Chim Phượng hoàng tái sinh trong lửa”.
Hà Nội chúng ta có may mắn không có thảm họa, nhưng những khó khăn của Hà Nội không nhỏ: Giao thông tắc nghẽn, ngập lụt đô thị, ô nhiễm môi trường, tiền bạc khó khăn… Nhưng, thách thức lớn nhất là năng lực thực hiện các dự án đầu tư tái thiết đô thị.
Phương án Hành lang an toàn thi công đường sắt ngầm để phát triển không gian ngầm và nổi. Ảnh: Trần Huy Ánh
Ví dụ, tại dự án Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội khởi công từ gần 20 năm trước, nay chậm thêm 5 năm, đội giá 87% và tổng thầu cũng đang kiện do chậm giao mặt bằng. Các công trường thi công 4 km ngầm đã bất động, nhà thầu yêu cầu đền bù 114 triệu USD.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Hồng Minh nhìn nhận về những tồn tại ở dự án đường sắt đô thị: Do chuẩn bị đầu tư kém, từ khảo sát, thiết kế sơ bộ đến tổng mức đầu tư làm rất sơ sài và mang kết quả sơ sài này đi đấu thầu. Sau khi đấu thầu và trúng thầu, lại dựa vào đó để ký hợp đồng. Khi triển khai thì bắt đầu vướng, vướng từ sửa đổi thiết kế, rồi thay đổi về biện pháp thi công, thay đổi về vật liệu, thay đổi về giải pháp công nghệ, kể cả vấn đề năng lực…
Giải pháp khắc phục: Tích hợp xây dựng đường sắt ngầm với tái thiết đô thị
Tuyến Nhổn - ga Hà Nội với con số đội vốn hàng ngàn tỷ đồng đền bù cho tổng thầu do chậm giải phóng mặt bằng không phải là con số cuối cùng vì còn nhiều nhiều rủi ro phát sinh trong quá trình thi công ngầm (an toàn địa chất, khiếu kiện của người bị ảnh hưởng cũng như nhà thầu…).
Trong khi đó, BQL dự án năng lực hạn chế, không đủ nhận thức toàn diện các tình huống rủi ro, chuẩn bị cơ sở pháp lý, chuyên môn kỹ thuật để đối thoại với các bên liên quan kéo theo tiếp tục tăng vốn và kéo dài thời gian thi công.
Đề xuất tái thiết đô thị hơn 1km từ ga ngầm Cát Linh đến Ga Hà Nội. Ảnh: Trần Huy Ánh
Hành lang ảnh hưởng do thi công tuyến 4 km ngầm từ ga Kim Mã đến ga Hà Nội rộng 70 - 80m có hàng ngàn ngôi nhà, trong đó 43 tòa nhà bị ảnh hưởng trong quá trình thi công tuyến hầm cần tạm cư và 7 tòa nhà cần phá dỡ, xây lại sau khi thi công.
Tuy nhiên, do chưa có quy định pháp luật (về chính sách bồi thường hỗ trợ, tạm cư; về hợp đồng thỏa thuận tạm cư; về quy trình thực hiện) và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam, nguy cơ phát sinh phức tạp là rất tiềm tàng.
Đi ngầm hơn 1km từ ga Kim Mã tới ga Hà Nội qua 4 ga ngầm, khi đi vào sử dụng sẽ có những thay đổi đáng kể về hoạt động đô thị quanh nhà ga. Nhiều thành phố đã triển khai những dự án tái thiết đô thị lớn lấy các ga ngầm làm trung tâm và gặt hái nhiều thành công. Nên chăng, Hà Nội cũng nên tham khảo.
Quy hoạch Phân khu ga Hà Nội đề xuất 2017 đã tập trung khai thác đất công vào kinh doanh bất động sản trong khi cần ưu tiên vì lợi ích công cộng – như Tokyo đã làm.
Với khả năng tạo không gian hàng trăm ngàn mét vuông ngầm, hàng triệu mét vuông sàn cao tầng trên mặt đất liên kết đồng bộ với nhau sẽ đem lại nguồn lực khổng lồ cho thành phố, có thể chủ động vốn đầu tư cho di dân, giải phóng mặt bằng toàn tuyến, hỗ trợ đầu tư cho đường sắt đô thị ngầm nổi và tổng thể hạ tầng đô thị: đường sắt, đường bộ, đường phố, đường dây, đường ống, cây xanh, bể chứa nước ngầm…
Cần bổ sung nội dung đất ngầm đô thị, chuyển đổi đất vào Luật Đất đai sửa đổi
Rất nhiều các dự án phát triển tại Việt Nam trục trặc có nguyên nhân là do chậm GPMB. Tất cả các dự án GPMB đều dựa vào Luật Đất đai làm cơ sở pháp lý.
Kinh nghiệm chuyển đổi đất tại Nhật Bản đã hỗ trợ các dự án tái thiết đô thị rất hiệu quả
Nhằm tháo gỡ GPMB, Luật Đất đai 2013 đã tăng hơn 23.273 từ, trong đó có các nội dung mới nhằm tháo gỡ so với Luật Đất đai 2003. Riêng phần ngầm, Luật Đất đai 2013 mới có thêm 202 từ. GPMB cho đất nổi có hàng vạn từ còn khó, đất ngầm phức tạp hơn mà chỉ có 202 từ thì quá nhiều thách thức.
Dự án đường sắt đô thị ngầm tại Hà Nội cho thấy Luật Đất đai không đáp ứng các tình huống tạm cư, GPMB, xác định ảnh hưởng, sở hữu không gian ngầm… đã tạo ra rất nhiều cản trở và thiệt hại cho xã hội.
Qua thực nghiệm này, cần những bài học cụ thể và giải pháp sáng tạo đi cùng với bổ sung các nội dung vào Luật Đất đai sửa đổi. Như vậy mới giải phóng được nguồn lực mới trong tiến trình tái thiệt, hiện đại hóa Thủ đô cũng như các đô thị lớn Việt Nam.
Xe Camry lao lên vỉa hè đâm 3 người… khi xế hộp hóa hung thần
Đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm như xe Camry lao lên vỉa hè đâm 3 người thương vong hay vụ người đàn ông ngồi hóng mát vỉa hè bị xe tông chết...
Xe Camry đâm 3 người uống trà đá trên vỉa hè: Tối 26/7, xe Toyota Camry do tài xế N.T.V. (60 tuổi, trú tại Tây Hồ, Hà Nội) lái trên đường Phạm Văn Đồng, hướng từ cầu Thăng Long - bến xe Mỹ Đình. Khi đến trước số nhà 154 đường Phạm Văn Đồng, tài xế bất ngờ mất lái khiến ô tô lao thẳng lên vỉa hè va chạm với một xe máy và tông vào 3 người đang ngồi uống trà đá. Hậu quả khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương nặng.
Xe tải bất ngờ lao lên vỉa hè tông chết 2 người: Chiều 21/7, tại quốc lộ 1 (đoạn qua chợ Đồng Cát, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) xảy ra vụ tai nạn giao thông, chiếc xe tải 95C 006... chạy trên quốc lộ 1 bất ngờ mất lái lao lên vỉa hè đâm vào nhà dân, tông chết 2 người, 1 người bị thương. Hai nạn nhân tử vong là bà C. (78 tuổi) và bà N. (40 tuổi, cùng ngụ thị trấn Mộ Đức). Thời điểm xảy ra tai nạn, bà C. đang ngồi trên vỉa hè, còn bà N. đứng gần lề đường không kịp né tránh khi chiếc xe bất ngờ từ lòng đường lao thẳng vào nhà dân.