Ðường sắt Cát Linh – Hà Ðông: Chưa xong đã phải trả nợ

Dù chưa biết ngày nào đưa vào khai thác, nhưng khoản vay để làm Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Ðông (Hà Nội) đã tới ngày trả nợ gốc, nên Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ giãn nghĩa vụ nợ.

Ðuong sat Cat Linh – Ha Ðong: Chua xong da phai tra no
 Dự án Ðường sắt Cát Linh - Hà Ðông đến nay vẫn chưa thể vận hành
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Chính Phủ báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc đã đến hạn trả nợ gốc khoản vay của Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Bộ GTVT có trách nhiệm bố trí vốn để trả nợ vay ODA Trung Quốc trong giai đoạn xây dựng, nghĩa vụ này chỉ kết thúc khi bàn giao dự án cho Hà Nội khai thác. Bộ GTVT đã bố trí 400 tỷ đồng tính vào tổng mức đầu tư dự án, tới nay đã trả nợ gốc 398 tỷ đồng (chỉ còn dư hơn 1,9 tỷ đồng trong số 400 tỷ đã bố trí). Trong khi đó, năm 2020, dự kiến nợ gốc phải trả tiếp là hơn 152 tỷ đồng.
Trước đó, liên Bộ GTVT - Tài chính - KH&ĐT đã họp và thống nhất phương án bố trí vốn trả nợ gốc khoản vay lại cho Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Bộ GTVT đã giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2020 để trả nợ gốc tới hạn. Tuy nhiên, khoản kinh phí này đang chờ ý kiến thẩm tra của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước mới có thể giải ngân.
Do đó, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính sớm xem xét việc gia hạn trả nợ gốc. Trường hợp không được Bộ Tài chính sớm xem xét gia hạn, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng có ý kiến với Kiểm toán Nhà nước để tháo gỡ về thủ tục tăng vốn cho dự án để có nguồn trả nợ; đồng thời, kiến nghị Chính phủ cho phép Bộ GTVT tiếp tục bổ sung vốn bố trí cho hạng mục trả nợ.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông dài 13,5km, tổng vốn đầu tư ban đầu hơn 552 triệu USD sau đó tăng lên 891,9 triệu USD. Dự án sử dụng vốn vay ODA của Trung Quốc và đối ứng của Việt Nam. Dự án khởi công năm 2011, tới nay vẫn chậm tiến độ và chưa hẹn ngày đưa vào khai thác thương mại. Dù đang chậm tiến độ, nhưng sau tết dự án vẫn chưa thể tiếp tục thực hiện, do các chuyên gia Trung Quốc về nghỉ Tết Nguyên đán vẫn chưa được sang Việt Nam, vì ảnh hưởng của dịch virus corona.

Sách hướng dẫn du lịch Tam Kỳ không có Hoàng Sa - Trường Sa: Lỗi thuộc về ai?

(Kiến Thức) - Dư luận quan tâm, việc cuốn sách hướng dẫn Du lịch Tam Kỳ trong phần bản đồ Việt Nam không có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đơn vị nào sẽ phải chịu trách nhiệm và bị xử lý như thế nào?

Ngày 5/2, một số cơ quan báo chí nhận được phản ánh của bạn đọc về việc UBND TP Tam Kỳ (Quảng Nam) chỉ đạo thực hiện in sách hướng dẫn Du lịch Tam Kỳ nhưng trong phần bản đồ Việt Nam không có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Thông tin cho thấy, cuốn sách khổ 10x15 cm, in 1.500 cuốn tại Công ty TNHH TM&DV In Minh Tuấn, theo Giấy phép XB số 58/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Nam cấp ngày 13/12/2019.

Dân cả Thủ đô mong chờ, đại dự án đội vốn 10 ngàn tỷ, 8 lần vỡ tiến độ

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra những nguyên nhân khiến dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị đội vốn “khủng” lên tới 10 ngàn tỷ đồng và chậm tiến độ, đến nay vẫn chưa đi vào hoạt động; trong đó nêu rõ trách nhiệm của Bộ GTVT.

Tại cuộc họp báo chiều 5/7 của Kiểm toán Nhà nước (KTNN), trả lời câu hỏi của PV về những nguyên nhân khiến dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị chậm tiến độ và đội vốn “khủng”, ông Trần Hải Đông, Trưởng đoàn kiểm toán dự án đường sắt trên cao (chuyên ngành 5 KTNN), cho hay, về vấn đề đội vốn, dự án được điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư ban đầu tư 8.700 tỷ lên 18.000 tỷ đồng.