Dùng chất tẩy vệ sinh làm nước mắm, công an vào cuộc: “Án” nào đúng chuẩn?

(Kiến Thức) - Việc 3 doanh nghiệp sử dụng hóa chất Soda Na2CO3 là hóa chất công nghiệp không có trong danh mục chỉ định dùng cho thực phẩm và sản xuất thực phẩm để sản xuất nước mắm bán thành phẩm là vi phạm pháp luật về An toàn thực phẩm.

Liên quan đến vụ 3 công ty sử dụng hóa chất sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa vệ sinh để sản xuất nước mắm và nước mắm bán thành phẩm vừa được Thanh tra Bộ NN&PTNT phát hiện, phía Thanh tra Bộ cho biết đã chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng của Bộ Công an xem xét, xử lý theo quy định.
Cụ thể, theo danh sách 3 công ty sản xuất, kinh doanh, chế biến nước mắm không đúng quy định mà ông Nguyễn Văn Tiến, Chánh Thanh tra Bộ NN&PTNT cung cấp gồm Công ty TNHH MTV Điều Hương (Địa chỉ: Ấp Hòa Phú 1, thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang); Công ty TNHH chế biến thực phẩm Hòa Hiệp (Địa chỉ: Số 47 Trần Phú, Phường 4, Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long); Công ty TTHH thực phẩm Tấn Phát (Địa chỉ: Tổ 1, ấp Tân Đông, xã Tân Quới, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long).
Dung chat tay ve sinh lam nuoc mam, cong an vao cuoc: “An” nao dung chuan?
Mẫu nước mắm được thanh tra Bộ NN&PTNT phát hiện sử dụng soda công nghiệp và nguyên liệu bột ngọt Vedan để sản xuất. 
Trước đó, Thanh tra Bộ NN&PTNT xử phạt Công ty TTHH thực phẩm Tấn Phát với tổng số tiền xử phạt là 266 triệu đồng về các hành vi sản xuất, kinh doanh nước mắm bán thành phẩm nhưng cống rãnh thoát nước bị ứ đọng, không được che kín; Kho chứa nguyên liệu phụ gia, chất hỗ trợ chế biến và nơi sản xuất không có cửa lưới ngăn chặn côn trùng, động vật gây hại xâm nhập, sử dụng hóa chất Soda Ash Light Na2CO3 là hóa chất công nghiệp không có trong Danh mục chỉ định dùng cho thực phẩm và sản xuất thực phẩm để sản xuất nước mắm bán thành phẩm (nước hoa cà).
Thanh tra Bộ NN&PTNT xử phạt Công ty TNHH chế biến thực phẩm Hòa Hiệp 235 triệu đồng về các hành vi sản xuất, kinh doanh nước mắm nhưng khu ủ chượp chiết nước mắm có lỗ hổng, không có lưới che chắn côn trùng, động vật gây hại xâm nhập, sử dụng hóa chất Soda Ash Light Na2CO3.
Đồng thời xử phạt Công ty TNHH MTV Điều Hương 275 triệu đồng về các hành vi: Sản xuất, kinh doanh nước mắm bán thành phẩm nhưng không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, sử dụng hóa chất Soda Ash Light Na2CO3.
Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa cho rằng, những hành vi của các doanh nghiệp trên là vi phạm pháp luật về An toàn thực phẩm (vi phạm điều cấm của luật).
Phụ gia thực phẩm là chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm. Theo quy định của pháp luật, không phải loại chất nào cũng có thể được sử dụng vào sản xuất thực phẩm.
Cụ thể, tại Khoản 3 Điều luật An toàn thực phẩm năm 2010 quy định về những hành vi bị cấm gồm: Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Dung chat tay ve sinh lam nuoc mam, cong an vao cuoc: “An” nao dung chuan?-Hinh-2
 Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa.
Hành vi sản xuất chế biến không có vật che chắn để côn trùng và các động vật đi qua; sản xuất nguyên liệu nước mắm dùng phụ gia không đúng quy định - soda công nghiệp (Na2CO3) là loại không được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm của các đơn vị nêu trên là hành vi vi phạm pháp luật về An toàn thực phẩm (vi phạm điều cấm của luật).
Luật sư Hoàng Tùng cho rằng, đối với các hành vi vi phạm nêu trên sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Theo đó, các đơn vị sẽ bị xử phạt hành chính với mức xử phạt 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (khoản 4 Điều 5 Nghị định 115/2018/NĐ-CP) về hành vi sử dụng Soda công nghiệp – sử dụng chất phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng.
Ngoài ra các công ty, cơ sở sản xuất vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là “a) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 3 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này”.
Đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vi phạm; Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm.
Bị phạt tiền 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng về hành vi Sản xuất chế biến không có vật che chắn để côn trùng và các động vật đi qua theo quy định tại điểm b khoản 3 điều 9 Nghị định 115/2018/NĐ-CP.
“Khu vực sản xuất, kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập”, Luật sư Hoàng Tùng cho biết. Đồng thời cho rằng những hành vi vi phạm khác cũng sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
>>> Mời độc giả xem video Biến nước tẩy rửa bồn vệ sinh thành nước mắm:

Nguồn: VTC Now.

Video: Cận cảnh quy trình sản xuất nước mắm truyền thống Cát Hải

Từng nổi danh với thương hiệu Vạn Vân đầu thế kỷ 20, nghề làm nước mắm ở Cát Hải (huyện Cát Hải, TP.Hải Phòng) nay vẫn được lưu giữ bởi người dân. Nước mắm truyền thống Cát Hải thường có vị có vị mặn hơn, mùi nặng hơn, nên cũng… “mắm” hơn nhiều loại nước mắm khác trên thị trường.

Mời quý độc giả xem video Cận cảnh quy trình sản xuất nước mắm truyền thống Cát Hải:

Mua bán trinh tiết học sinh ở Ba Vì: Gọi điện đe dọa, ép đi bán dâm nhiều lần

(Kiến Thức) - Sau khi bị lừa vào đường dây bán trinh ở Hà Nội, các đối tượng gọi điện đe dọa, ép nạn nhân đi bán dâm thêm nhiều lần.

Mới đây, phóng sự về đường dây mua bán trinh tiết của các bé gái 14-15 tuổi do Trung tâm tin tức VTV24 (Đài truyền hình Việt Nam sản xuất, phát sóng) đang gây xôn xao dư luận. Theo đó, sự việc xảy ra tại một số trường học tại huyện Ba Vì, Hà Nội.
Mua ban trinh tiet hoc sinh o Ba Vi: Goi dien de doa, ep di ban dam nhieu lan
Trường THCS Khánh Thượng. (Ảnh cắt từ clip VTV24)
Trao đổi thông tin liên quan đến sự việc trên, ông Phùng Ngọc Oanh - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Vì (Hà Nội) cho biết, trường THCS Khánh Thượng (được đưa hình ảnh trong đoạn clip của VTV24) đã nắm bắt tư tưởng và động viên các em đi học bình thường. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ có bao nhiêu bé gái đã bị lạm dụng và dụ dỗ vào đường dây vì tâm lý chung của những bé gái này là muốn giấu kín sự thật.
Còn trên báo Đất Việt đưa tin, những em học sinh trong sự việc trên được xác định là học sinh lớp 9 tại trường THCS Khánh Thượng, huyện Ba Vì. Một số em sau lần đầu tiên bị lừa bán vào đường dây mại dâm thì tiếp tục bị các đối tượng đe dọa bằng cách gọi người đến đánh và yêu cầu đi bán dâm thêm một vài lần nữa. Nếu như không muốn đi, các em phải lôi kéo bạn của mình tham gia vào đường dây ấy.
Bị dụ dỗ đi khách, chính các nạn nhân lại trở thành công cụ kiếm tiền cho những kẻ môi giới khi chúng ăn chặn gần hết số tiền 1,5 - 2 triệu đồng sau mỗi lần khách trả.
Còn theo thông tin trên báo Tổ Quốc, đường dây mua bán trinh các học sinh tại huyện Ba Vì bị vỡ lở khi 1 thầy giáo phát hiện và thông báo với chính quyền địa phương.
Cụ thể, tại báo cáo gửi UBND xã và công an xã, thầy giáo này cho biết, "Vào hồi 14h15 phút, ngày 9/12/2019 thực hiện lịch dạy thêm - học thêm, trên đường đến trường tôi đã phát hiện trên đoạn đường từ cổng trường đi ra thôn xx có 01 xe taxi đang dừng tại ngõ vào hộ nhà ông Đ.V.N. và hộ ông N.V.B, và 01 xe máy màu trắng không có biển số có 02 nữ trên xe (người ngồi sau mặc áo khoác màu hồng) đang vẫy tay vào trong ngõ.
Khi thấy tôi đi gần đến ngõ thì hai người trên xe máy liền chạy xe đi, xe taxi lùi lại sau ngõ. Khi đi qua ngõ, tôi phát hiện thấy có 02 học sinh nữ của nhà trường là N.T.T.H. và N.P. T. lớp 9x đang di chuyển từ trong ra, tôi dừng xe và quay lại thì xe taxi liền di chuyển ra phía thôn xx.
Sau đó tôi đã yêu cầu 2 học sinh vào văn phòng và gọi PHHS đến để trao đổi. Qua trao đổi, học sinh đã khai báo là bị hai chị tên là A. và Y. gọi đi tiếp khách".
Trước đó như đã đưa tin, trong đoạn phóng sự của VTV24 đăng tải ngày 12/1, một em học sinh lớp 9 trên địa bàn huyện Ba Vì cho biết, đã được một đàn chị học lớp 11 của trường THPT trên địa bàn giới thiệu vào đường dây này.
Em học sinh được hứa hẹn sẽ được làm việc nhẹ lương cao, với số tiền công là 500 ngàn. Sau đó, em học sinh được các đối tượng trong đường dây dẫn đến một nhà nghỉ, đã có 2 người đàn ông đang ngồi chờ để thực hiện "giao dịch". Tại đây, em học sinh đã buộc phải quan hệ tình dục với người đàn ông lạ mặt.
Mỗi vụ trót lọt, các vị khách sẽ phải trả 10 triệu đồng, nhưng theo lời kể của nạn nhân thì bản thân chỉ nhận được 500 nghìn đồng khi bị nhiều đối tượng trung gian cùng ăn chặn, thậm chí có nạn nhân còn không nhận được một đồng nào.
Hiện, vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
>>> Mời quý vị độc giả xem video: Nghi vấn đường dây mua bán trinh tiết trẻ em.
(Nguồn: VTV)

Vụ Đồng Tâm: Lộ rõ Lê Đình Kình cùng “phe nhóm” đe dọa người dân

(Kiến Thức) - Ông Lê Đình Kình và phe nhóm đã nhiều lần đe dọa người dân dù “tổ đồng thuận” không đại diện cho người dân Đồng Tâm. Khi nhóm này bị khởi tố, bắt giam cuộc sống người dân Đồng Tâm sẽ an yên trở lại.

Liên quan đến vụ việc gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) theo các cơ quan chức năng, ông Lê Đình Kình cùng “phe nhóm” tổ đồng thuận đã nhiều lần đe dọa người dân.
Cụ thể, khi nói về vụ việc trong bản tin của VTV phát tối ngày 13/1 mới đây, ông Nguyễn Văn Hậu Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức cho biết, rất nhiều cán bộ bị đe dọa, sỉ nhục. "Kể cả những người dân có tinh thần, nhận thức tốt cũng bị những đối tượng này khống chế dọa nạt", ông Hậu cho hay.