
Ngày 17/2, các nhà lãnh đạo của một số quốc gia châu Âu đã gặp nhau tại Paris để thảo luận về việc có nên gửi quân nhằm hỗ trợ bất kỳ thỏa thuận nào nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine hay không, và nếu có, họ sẽ làm gì ở đó. Ảnh:SecGenNATO

Tuy nhiên, nhiều quyết định này còn phụ thuộc vào việc Mỹ sẽ cung cấp sự hỗ trợ như thế nào, nếu có. Điều đó còn tùy thuộc vào việc liệu một thỏa thuận có đạt được hay không, điều vẫn còn bỏ ngỏ. Ảnh: Top War

Nỗ lực do Pháp dẫn đầu nhằm thúc đẩy các cuộc thảo luận về việc triển khai binh sĩ trên thực địa được đẩy mạnh sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần trước loại châu Âu khỏi các cuộc đàm phán hòa bình. Dù thế nhưng ông Trump đã gợi ý rằng họ có thể đóng vai trò gìn giữ hòa bình tại đó. Ảnh: Bloomberg

Các nước châu Âu và chính quyền ông Trump vẫn đang thảo luận về việc Mỹ có thể hỗ trợ những gì cho một lực lượng quốc tế và châu Âu sẵn sàng đóng góp đến đâu. Dù chỉ trích Trump vì loại họ khỏi bàn đàm phán, các lãnh đạo châu Âu thừa nhận rằng kế hoạch của họ phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ của Mỹ. Ảnh: Getty Images

Cho đến nay, Mỹ đã tuyên bố sẽ không gửi quân đến Ukraine. Tờ Reuters, cho biết, đặc phái viên hòa bình của ông Trump, Keith Kellogg, hôm ngày 17/9 gợi ý rằng “chính sách luôn là không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào”. Tuy nhiên, cho đến nay, các quốc gia châu Âu vẫn chưa đưa ra nhiều cam kết cụ thể cho nỗ lực này. Ảnh: TASS

Theo tờ The Washington Post, Pháp đã có kế hoạch quân sự chi tiết hơn so với các nước khác và ước tính có thể triển khai gần 10.000 binh sĩ. Ngày 16/2, Thủ tướng Anh Kier Starmer cũng đề cập đến khả năng gửi quân tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình trong một bài viết trên The Telegraph. Ảnh minh họa: Bộ Quốc phòng Pháp

Ngoài cam kết cung cấp viện trợ quân sự trị giá 3 tỷ bảng mỗi năm (khoảng 3,79 tỷ USD) cho Ukraine đến ít nhất năm 2030, ông Starmer nhấn mạnh rằng ủng hộ Kyiv có nghĩa là “phải sẵn sàng và sẵn lòng đóng góp vào các cam kết an ninh cho Ukraine, bao gồm cả việc triển khai binh sĩ của chúng ta tại đó.” Ảnh: Reuters

Ông nói thêm: “Tôi không nói điều này một cách dễ dàng. Tôi hiểu rõ trách nhiệm nặng nề khi đưa các quân nhân Anh vào vùng nguy hiểm. Nhưng bất kỳ vai trò nào trong việc đảm bảo an ninh cho Ukraine cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ an ninh cho châu Âu và cho chính nước Anh.” Tuy nhiên, ông không đưa ra chi tiết cụ thể về kế hoạch này. Ảnh: Top War

Thụy Điển và Hà Lan tỏ ra mơ hồ hơn về khả năng gửi quân. Thụy Điển cho biết họ không loại trừ khả năng triển khai binh sĩ đến Ukraine nếu cần thiết, trong khi Hà Lan thì cho rằng họ “không phản đối.” Trong khi đó, Đức, Ba Lan và Tây Ban Nha đều bác bỏ khả năng gửi quân, ít nhất là trong tương lai gần. Ảnh: Top War

“Thật không may, chúng ta vẫn còn rất xa mới đi đến quyết định như vậy,” Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói, theo Süddeutsche Zeitung. Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cũng có quan điểm tương tự. Ngoại trưởng Tây Ban Nha José Manuel Albares cũng tuyên bố, theo Financial Times: “Hiện tại, không ai xem xét việc gửi quân đến Ukraine. Hòa bình vẫn còn rất xa, và lý do duy nhất là Vladimir Putin”. Ảnh: Top War

Về phía mình, Tổng thống Zelensky cho rằng việc triển khai quân nước ngoài trên lãnh thổ Ukraine không phải là lựa chọn duy nhất để hỗ trợ một thỏa thuận hòa bình trong tương lai. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

“Tôi tin rằng đây là bước đầu tiên để tạo ra một lực lượng chung trong tương lai—Lực lượng Vũ trang châu Âu, một đội quân có thể phản ứng trên không, trên biển, trên bộ, bằng máy bay không người lái và trí tuệ nhân tạo, cũng như trong trường hợp Nga phát động tấn công,” ông nói. Ảnh: Top War

Tất cả điều này vẫn phụ thuộc vào một thỏa thuận hòa bình, điều chưa hề được đảm bảo. Mặc dù các điều khoản cụ thể chưa được công bố, nhưng tuần trước, các quan chức chính quyền ông Trump đã phác thảo một số điểm chính. Ảnh minh họa: Bộ Quốc phòng Anh
![Ngoài ra, Pete Hegseth, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, nhấn mạnh rằng mặc dù chính quyền ông Trump muốn lực lượng quân sự từ cả châu Âu và ngoài châu Âu tham gia đảm bảo an ninh, nhưng những lực lượng này “nên được triển khai trong một sứ mệnh phi NATO và không nằm trong phạm vi bảo vệ của Điều 5 [Hiến chương NATO về hỗ trợ lẫn nhau]. Đồng thời, phải có sự giám sát quốc tế chặt chẽ đối với đường ranh giới như một phần rõ ràng của bất kỳ cam kết an ninh nào”. Ảnh: Top War](https://cdn.kienthuc.net.vn/images/5cb6c22870c0949c7b7b7e5e15552e37349ebe993b02ec95377d3f559556249d5e89a541b4b9c2c70371b6ff08beeeaa91a8caba7f0e18fb1c3631b818efd35844f7c9b5c626e72c63d12d94efe3631275bd7727550d5231720297523271ce328b8b79dbb6ee4aaa23d8ef29a8815404/dua-quan-vao-ukraine-chau-au-muon-dong-bang-xung-dot-Hinh-14.png)
Ngoài ra, Pete Hegseth, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, nhấn mạnh rằng mặc dù chính quyền ông Trump muốn lực lượng quân sự từ cả châu Âu và ngoài châu Âu tham gia đảm bảo an ninh, nhưng những lực lượng này “nên được triển khai trong một sứ mệnh phi NATO và không nằm trong phạm vi bảo vệ của Điều 5 [Hiến chương NATO về hỗ trợ lẫn nhau]. Đồng thời, phải có sự giám sát quốc tế chặt chẽ đối với đường ranh giới như một phần rõ ràng của bất kỳ cam kết an ninh nào”. Ảnh: Top War