Dự án Roman Plaza của Hải Phát từng dính “phốt” gì?

(Kiến Thức) - Tìm hiểu dự án căn hộ Roman Plaza của Hải Phát trước khi "xuống tiền" mua, không ít khách hàng thất vọng vì quá nhiều nhược điểm ở đây. Không những thế, dự án này còn từng dính “phốt” nợ thuế hàng trăm tỷ đồng…

Như Kiến Thức đã phản ánh, dự án Tổ hợp công trình thương mại, dịch vụ và căn hộ Roman Plaza (đường Tố Hữu - Lê Văn Lương kéo dài, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát – Hải Phát INVEST làm chủ đầu tư, gồm hai khối nhà 25 tầng nổi và 3 tầng hầm, với 804 căn hộ và duplex, khu thấp tầng với 39 căn liền kề, 4 căn biệt thự đơn lập và 16 căn biệt thự song lập". Dự án được khởi công từ Quý III/2016, dự kiến sẽ bàn giao vào Quý II/2019.
Bên cạnh những ưu điểm được chủ đầu tư đưa ra thì khảo sát thực tế của Kiến Thức cho thấy, dự án được ví như “Thành Rome giữa lòng Hà Nội” này đang nằm trên “điểm đen” ùn tắc giao thông nghiêm trọng và nằm cạnh dòng sông Nhuệ ô nhiễm quanh năm.
Phối cảnh dự án Roman Plaza. Ảnh: Internet.
 Phối cảnh dự án Roman Plaza. Ảnh: Internet.
Ngoài ra, cũng theo tìm hiểu của Kiến Thứcdự án Roman Plaza của Hải Phát từng dính “lùm xùm” về nợ tiền sử dụng đất lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Theo đó, Quý I/2017, Cục Thuế TP. Hà Nội đã 4 lần công bố danh sách các doanh nghiệp nợ thuế quá hạn. Trong số đó có rất nhiều doanh nghiệp đã nhiều lần bị nêu tên nhưng vẫn mở bán dự án đang nợ thuế. Công ty CP Hải Phát là một trong những doanh nghiệp nợ thuế đất "khủng" nhất trên đại bàn TP. Hà Nội có tên trong danh sách thời điểm đó.
Thông tin trên VTV News cho hay, ngày 28/12/2016, dự án này có thông báo nộp tiền sử dụng đất hơn 517 tỷ đồng. Sau thông báo này, Hải Phát đã nộp được 50 tỷ đồng. Ba tháng sau, con số phải nộp vẫn dậm chân tại chỗ ở mức 467 tỷ đồng. Tính đến ngày 26/3/2017, dự án Roman Plaza của Hải Phát vẫn nợ hơn 467 tỷ đồng tiền sử dụng đất.
Mời quý độc giả xem video "Hướng nào cho sổ đỏ tại dự án nợ tiền sử dụng đất?". Nguồn: VTV1:
Giải trình về vấn đề này trong một cuộc trao đổi với báo chí, đại diện Hải Phát cho rằng, dự án Hải Phát Plaza có tổng số tiền sử dụng đất là 517 tỷ đồng; trong đó, số tiền giải phóng mặt bằng được khấu trừ vào dự án là 27 tỷ đồng, số còn lại phải nộp là 490 tỷ đồng. Phần lớn số tiền này đã được Hải Phát đóng ngay sau đó, chỉ còn lại 95 tỷ đồng được cơ quan thuế chấp thuận cho Hải Phát nộp trước ngày 28/4/2017.
Cũng theo đại diện của Hải Phát, ngày 27/4/2017 Hải Phát đã nộp đủ số tiền trên và có văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của Chi cục thuế Quận Nam Từ Liêm.

Cặp khế “vợ chồng” hơn 400 năm tuổi của vua Gia Long

Cặp khế cổ trên 400 năm tuổi do đích thân vua Gia Long trồng và chăm sóc, hiện được đánh giá là cặp khế cổ nhất Việt Nam. Khi con trai cả của vua Gia Long là hoàng tử Cảnh trưởng thành, vua trao cặp khế cho hoàng tử đi khai phá miền Tây.

 

Nói đến vườn cây di sản độc nhất vô nhị ở Việt Nam, những người mê cây cảnh cũng như những người đang sở hữu vườn cây cảnh quý hiếm không thể không nhắc đến cái tên Toàn “đôla”, ở Việt Trì (Phú Thọ).
 Nói đến vườn cây di sản độc nhất vô nhị ở Việt Nam, những người mê cây cảnh cũng như những người đang sở hữu vườn cây cảnh quý hiếm không thể không nhắc đến cái tên Toàn “đôla”, ở Việt Trì (Phú Thọ).

Chợ cá lớn nhất thế giới ở Nhật Bản bán những con cá triệu USD

Chợ cá Tsukiji tại Tokyo, còn được gọi với cái tên "Phố Wall cá", là nơi bán những con cá tươi ngon nhất thế giới với giá trị sản lượng tương đương 21 triệu USD mỗi ngày.

Chợ cá Tsukiji, thuộc quận Tsukiji, Tokyo, gần quận mua sắm Ginza xa hoa và sông Sumida. Khoảng thời gian lý tưởng để đến thăm Tsukiji là trước khi mặt trời mọc, lúc ngư dân mang cá tới và các cửa hàng chuẩn bị cá để bán. Ảnh: Business Insider.
 Chợ cá Tsukiji, thuộc quận Tsukiji, Tokyo, gần quận mua sắm Ginza xa hoa và sông Sumida. Khoảng thời gian lý tưởng để đến thăm Tsukiji là trước khi mặt trời mọc, lúc ngư dân mang cá tới và các cửa hàng chuẩn bị cá để bán. Ảnh: Business Insider.