Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê sẽ được tái khởi động?

(Kiến Thức) - Hội thảo Góp ý Dự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê, Hà Tĩnh đã diễn ra sáng 25/7, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Hội thảo tập trung vào hai nội dung chính là hiệu quả kinh tế và tác động môi trường khi triển khai dự án. 
Du an khai thac mo sat Thach Khe se duoc tai khoi dong?
GS. TSKH Đặng Vũ Minh - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (ngồi giữa) chủ trì Hội thảo. 
Mỏ sắt Thạch Khê được đánh giá là mỏ sắt lớn nhất khu vực Đông Nam Á, được định giá lên đến 35 tỷ USD.
Dự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê, Hà Tĩnh đã được khởi động từ tháng 9/2009, tuy nhiên, do còn tồn tại quá nhiều yếu kém, bất cập chưa được giải quyết nên dự án chưa thể triển khai. 
Cụ thể quy mô dự án lớn, thời gian khai thác mỏ dài, nhưng năng lực chủ đầu tư TIC chưa huy động đủ vốn cần thiết để triển khai dự án như cam kết; vị trí khai thác mỏ sát biển, nhưng các báo cáo, trình tự về đầu tư xây dựng, giải pháp kỹ thuật khai thác, chế biến, bảo vệ môi trường còn quá sơ sài, đơn giản. Một vấn đề khác liên quan đến chủ đầu tư đó là chưa triển khai phương án tuyển dụng, đào tạo, chuyển đổi nghề cho lao động của địa phương…
Để có thể tái triển khai dự án, theo báo cáo mới nhất từ chủ đầu tư, dự án sẽ được điều chỉnh tăng vốn đầu tư so với thời điểm lập dự án lên đến 30%, tương đương với mức 14.517 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 1, nguồn vốn đầu tư gồm 30% vốn góp của các cổ đông, 70% vốn vay và nguồn huy động khác.
Du an khai thac mo sat Thach Khe se duoc tai khoi dong?-Hinh-2
PGS. TS Lưu Đức Hải, Đại học KHTN tham gia góp ý tại Hội thảo. 
Tham giá góp ý tại Hội thảo, các chuyên gia khẳng định, việc tái khởi động Dự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê là cần thiết. Tuy nhiên, chủ đầu tư cần sớm hoàn thiện các giải pháp để hạn chế đến mức tối đa tác động môi trường mà dự án có thể gây ra. Đồng thời, cũng cần có đánh giá cụ thể về những sản phẩm khác ngoài quặng sắt (ví dự như cát) để có hướng sử dụng hợp lý.

Những vụ đầu tư khiến Hoàng Anh Gia Lai lỗ nặng

(Kiến Thức) - Vốn đầu tư lớn, hiệu quả không cao từ một số dự án kinh doanh từng khiến Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai lỗ nặng.

Dư luận đang xôn xao trước thông tin Hoàng Anh Gia Lai lỗ nặng sau một thời gian ồ ạt nhảy vào đầu tư các dự án kinh doanh mới. Cùng điểm lại những thương vụ đầu tư khiến tập đoàn này "thủng ví".
Thất bại trong ngành thủy điện

Những đại gia Việt có tài sản khổng lồ ở nước ngoài

(Kiến Thức) - Ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức); Chính Chu - chồng tỷ phú khét tiếng của em gái Cẩm Ly... là những đại gia Việt có tài sản khổng lồ ở nước ngoài.

Nhung dai gia Viet co tai san khong lo o nuoc ngoai
1. Bầu Đức
Ông Đoàn Nguyên Đức, còn gọi là bầu Đức (SN 1962) khởi nghiệp bằng việc trực tiếp điều hành một phân xưởng mộc nhỏ, chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại xã. Sau đó, ông mở rộng hoạt động kinh doanh sang sản xuất hàng nội thất rồi nhiều lĩnh vực khác. Từ năm 1990, doanh nghiệp của ông phát triển, ông trở thành chủ của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Ảnh: Doanh Nghiệp.
Nhung dai gia Viet co tai san khong lo o nuoc ngoai-Hinh-2
Năm 2007, bầu Đức bắt đầu đầu tư vào Lào ở 4 lĩnh vực chính là cao su, khoáng sản, thủy điện, mía đường. Tính đến năm 2014 Lào là quốc gia nước ngoài thu hút nhiều vốn đầu tư nhất của HAGL với tổng giá trị các dự án lên tới hơn 900 triệu USD tập trung chủ yếu ở tỉnh Attapeu (nam Lào) và Huaphanh (đông Lào)... Ảnh: VietNamNet.

Hơn 1.560 tỷ đồng sai phạm tại 38 dự án BĐS Hà Nội

(Kiến Thức) - Theo Thanh tra Chính phủ, tổng số tiền sai phạm được phát hiện qua quá trình thanh tra các dự án bất động sản ở Hà Nội lên tới 1.562 tỷ đồng.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành kết luận thanh tra đối với nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội, trong đó có nêu nhiều sai phạm ở dự án khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ và lô đất CT2. Kết luận về quản lý đầu tư xây dựng tại 38 dự án phát triển nhà ở, khu đô thị và quản lý sử dụng quỹ đất, quỹ nhà để lại tại Hà Nội giai đoạn 2002-2014 vừa hoàn thành mới đây đã chỉ rõ hàng loạt sai phạm trong quá trình triển khai dự án.
Theo kết luận, tổng số tiền sai phạm được phát hiện qua thanh tra lên tới hơn 1.562 tỷ đồng. Trong đó, có tới 733 tỷ đồng số tiền sử dụng đất chưa nộp tại lô đất CT2 thuộc Khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ và hơn 611 tỷ đồng do việc xác định các nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư chưa đúng, chưa đủ và chưa nộp. Ngoài ra còn có, gần 206 tỷ đồng do các chủ đầu tư dự án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng… nhưng không thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với phần diện tích tăng thêm; hơn 12 tỷ đồng do xác định tiền sử dụng đất của dự án không đúng vị trí quy định tại bảng giá đất.