Dự án “kênh Panama của Việt Nam” khủng thế nào?

(Kiến Thức) - Dự án Luồng cho tàu vận tải biển có trọng tải lớn vào sông Hậu đóng vai trò lớn trong chiến lược phát triển kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long.

Ngày 15/3, tại Trà Vinh, dự án Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu đã được khởi động lại. Đây được coi là kênh đào Panama (Trung Mỹ) của Việt Nam. Tổng mức đầu tư của dự án là 9.781 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn thông luồng kỹ thuật thực hiện đến năm 2015 có giá trị hơn 6.626 tỷ đồng, gồm các hạng mục: Xây đê chắn sóng dài 2.400m; nạo vét tuyến luồng cho tàu 10.000 tấn đầy tải, tàu 20.000 tấn giảm tải với chiều dài 46,5 km (gồm đoạn sông Hậu dài 12,1km, đoạn kênh Quan Chánh Bố dài 19,2 km, đoạn kênh Tắt dài 8,2 km đào mới thông ra biển và đoạn kênh biển dài 7 km). Dự án còn bao gồm hạng mục kè bờ, xây bến phà, mua sắm trang thiết bị và hệ thống thông tin liên lạc.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, dự án Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu được khởi động lại đã có sự điều chỉnh. Theo đó, dự án có tổng mức đầu tư hơn 9.781 tỷ đồng và được phân chia thành hai giai đoạn để thực hiện từ nay đến năm 2017 chính thức thông luồng đảm bảo tính đồng bộ, ổn định cho tàu 10.000 tấn đầy tải và tàu 20.000 tấn giảm tải ra vào các cảng trên sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố. Tuyến luồng dài 46,5 km (gồm đoạn sông Hậu dài 12,1km, đoạn kênh Quan Chánh Bố dài 19,2 km, đoạn kênh Tắt dài 8,2 km đào mới thông ra biển và đoạn kênh biển dài 7 km). Dự án còn bao gồm hạng mục kè bờ, xây bến phà, mua sắm trang thiết bị và hệ thống thông tin liên lạc.
Thi công gói thầu nạo vét kênh tắt và công trình bảo vệ bờ thuộc Dự án Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu tại Trà Vinh.
 Thi công gói thầu nạo vét kênh tắt và công trình bảo vệ bờ thuộc Dự án Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu tại Trà Vinh.
Giai đoạn 1 từ nay đến 2015, dự án sẽ tiến hành thực hiện các hạng mục như xây dựng một đê chắn sóng phía Nam dài 2,4km để bảo vệ luồng biển, kết hợp bảo vệ khu nước bể cảng chung bao gồm bến cảng của Trung tâm Điện lực Duyên Hải; nạo vét và đào mới các tuyến luồng với tổng chiều dài 46,5km như đoạn sông Hậu, đoạn kênh Quan Chánh Bố hiện hữu, đoạn kênh tắt ra biển, với tổng mức đầu tư 6.626,4 tỷ đồng.
Giai đoạn 2 từ 2016-2017, hoàn thành các hạng mục còn lại đảm bảo tính ổn định, đồng bộ, đảm bảo dân sinh như: kè bảo vệ bờ đoạn sông Hậu và đoạn kênh Quan Chánh Bố; bến sà lan 500 tấn; đường ven kênh tắt; các tuyến đường kết nối đi qua địa bàn năm xã Long Toàn, Long Khánh, Dân Thành, Long Vĩnh, Ngũ Lạc, trạm quản lý luồng; hệ thống báo hiệu hàng hải điện tử AIS.
Dự án đã được khởi công từ tháng 1/2009, nhưng do khủng hoảng kinh tế nên bị lùi hoãn đến nay.

“Địa đạo Củ Chi” giữa Thủ đô

(Kiến Thức) - Khi mặt đường được nâng lên, hàng loạt nhà mặt tiền giữa Thủ đô biến thành "địa đạo Củ Chi", mưa lo bị ngập, nắng vẫn khó vào nhà.

Nhiều nhà mặt tiền phố Đại Từ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội đang biến thành những cái hang bất đắc dĩ, cứ mưa là ngập...
Nhiều nhà mặt tiền phố Đại Từ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội đang biến thành những cái hang bất đắc dĩ, cứ mưa là ngập...
... nắng không thể chiếu vào nhà...
... nắng không thể chiếu vào nhà...

Bi hài chuyện anh em chung vợ giữa đại ngàn Trường Sơn

(Kiến Thức) - Câu chuyện anh em ruột chung vợ, chị em ruột chung chồng đang là một dấu lặng của đồng bào dân tộc ít người ở huyện A Lưới, Thừa Thiên - Huế.

Trải qua nhiều thế hệ, đồng bào người Ka Tu, Tà Ôi, Pa Kô, Vân Kiều ở huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) vẫn còn duy trì nhiều nét đẹp văn hoá của cha ông để lại. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đại ngàn Trường Sơn xứ Huế vẫn còn nặng nề nhiều hủ tục trong ma chay cưới hỏi…

Chung vợ là chuyện bình thường
Đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện A Lưới (Thừa Thiên – Huế) sinh sống giữa núi rừng Trường Sơn hùng vỹ, nơi không lãng mạn nên thơ như cảnh núi rừng ở Tây Bắc, cũng không ồn ào, mạnh mẽ như núi rừng Tây Nguyên nhưng vẫn có nhiều nét văn hoá mang tính chất đặc thù rất riêng.
Nhờ có sự quan tâm của Đảng và các cấp chính quyền nên những năm gần đây, cuộc sống của họ đã và đang từng ngày được cải thiện. Tuy nhiên, trong ma chay, cưới hỏi còn nặng nề nhiều hủ tục. Câu chuyện về cảnh anh em ruột cùng lấy chung một người vợ đang là một dấu lặng buồn với đồng bào dân tộc thiểu số cũng như chính quyền địa phương nơi đây.
Cuộc sống khó khăn của đồng bào Tà Ôi, Pa Kô, Tà Ôi ở huyện A Lưới
 
Cuộc sống khó khăn của đồng bào Tà Ôi, Pa Kô, Tà Ôi ở huyện A Lưới
Đang là mùa mưa nhưng chúng tôi vẫn được những chiến sỹ biên phòng A Đớt, thuộc huyện A Lưới dẫn đi thăm đồng bào dân tộc Tà Ôi và Pa Kô thuộc xã Đông Sơn. Đồng chí Trung uý Nguyễn Bá Truyền cho biết: “Ngày nay chuyện hai anh em lấy chung một vợ, hay hai chị em lấy chung một chồng nơi đây vẫn đang tồn tại khá nhiều. Chúng tôi đã có nhiều biện pháp, phương án để hạn chế tình trạng nói trên nhưng do nó đã ăn sâu vào ý thức của người dân nên cần phải có những khoảng thời gian nhất định.