Dự án điện mặt trời nổi hơn 4.000 tỷ ở Kon Tum về tay đại gia nào?

Dự án điện mặt trời nổi thực hiện trên diện tích hơn 233ha, với tổng vốn đầu tư 4.121 tỷ đồng vừa được UBND tỉnh Kon Tum chấp thuận chủ trương đầu tư.

Mới đây, UBND tỉnh Kon Tum đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời KN Ialy Kon Tum có địa điểm thực hiện tại xã Ya Tăng và xã Ya Ly (huyện Sa Thầy).
Dự án Nhà máy điện mặt trời KN Ialy Kon Tum là của Công ty cổ phần Điện mặt trời Ialy Kon Tum, với diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng là 233,2 ha. Khu vực bố trí tấm pin có diện tích 228 ha. Khu vực quản lý vận hành và TBA 110 KV là 5 ha. Đường vào khu vực quản lý và TBA 110 KV: 0,2 ha.
Dự án có công suất thiết kế 200 MW, gồm 449.428 tấm pin silic đơn tinh thể với công suất 445Wp/tấm, hiệu suất 20,2%, 980 bộ inverter. Sản phẩm, dịch vụ cung cấp là nguồn điện từ năng lượng mặt trời.
Tổng vốn đầu tư dự án điện mặt trời nổi là 4.121 tỷ đồng, trong đó, vốn góp của nhà đầu tư 620 tỷ đồng, chiếm 15% tổng vốn đầu tư; vốn huy động 3.501 tỷ đồng, chiếm 85% tổng vốn đầu tư. Thời gian khởi công dự kiến từ tháng 12/2021 đến tháng 12/2024. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày chấp thuận chủ trương đầu tư.
Du an dien mat troi noi hon 4.000 ty o Kon Tum ve tay dai gia nao?
Ảnh minh họa. 
Theo tìm hiểu của PV, Công ty cổ phần Điện mặt trời Ialy Kon Tum mới được thành lập vào tháng 1/2021, có trụ sở chính tại số 180 Nguyễn Hữu Thọ, phường Ngô Mây, TP.Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Người đại diện theo pháp luật kiêm Tổng Giám đốc doanh nghiệp này là bà Lê Nữ Thuỳ Dương.
Ban đầu thành lập, doanh nghiệp có vốn điều lệ 620 tỷ đồng, gồm 5 cổ đông là: Công ty cổ phần Tập đoàn KN Energy góp 62 tỷ đồng (tương đương 10% vốn điều lệ); ông Lê Văn Kiểm góp 248 tỷ đồng (40%), bà Trần Cẩm Nhung góp 93 tỷ đồng (15%), bà Lê Nữ Thuỳ Dương góp 62 tỷ đồng (10%), ông Nguyễn Hồng Sơn góp 93 tỷ đồng (15%).
Trong đó, Công ty cổ phần Tập đoàn KN Energy do ông Lê Văn Kiểm (SN 1945) làm người đại diện pháp luật kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Tính đến ngày 18/1/2021, Công ty cổ phần Tập đoàn KN Energy có vốn điều lệ 1.600 tỷ đồng, gồm 4 cổ đông: Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh Doanh Golf Long Thành (30%), ông Lê Văn Kiểm (45%), bà Lê Nữ Thuỳ Dương (10%), bà Trần Cẩm Nhung (15%).
Đáng chú ý, Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh Doanh Golf Long Thành cũng chính là doanh nghiệp được sáng lập bởi vợ chồng doanh nhân Lê Văn Kiểm - Trần Cẩm Nhung (sáng lập năm 2005).

DN Thái mua điện mặt trời Phong Điền II, đại gia Trần Thị Hương Hà lãi “khủng”?

(Kiến Thức) - Với việc doanh nghiệp Thái mua lại toàn bộ dự án Nhà máy điện mặt trời Phong Điền 2 với chi phí gần 40 triệu USD, đại gia Trần Thị Hương Hà cùng nhóm đầu tư thu về hàng trăm tỷ đồng. 

Theo tờ Bangkok Post, Gunkul Engineering Public Co., Ltd (Thái Lan) vừa công bố thông tin về việc mua lại toàn bộ dự án Nhà máy điện mặt trời Phong Điền 2 tại thôn Lương Mai, xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế với chi phí 39,85 triệu USD.

135 triệu cổ phiếu của công ty điện mặt trời sắp lên HoSE

(Kiến Thức) - Một công ty trong lĩnh vực điện mặt trời sắp đưa 135 triệu cổ phiếu giao dịch trên HoSE với định giá đến 2.430 tỷ đồng.

CTCP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Trường Thành (Trường Thành Group, TTA) chính thức đưa 135 triệu cổ phiếu giao dịch trên HoSE vào ngày 18/9 tới đây với giá tham chiếu là 18.000 đồng/cp, tương đương vốn hoá tới 2.430 tỷ đồng.

Trường Thành Group được thành lập vào ngày 5/9/2008 tại Yên Bái với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất và kinh doanh điện. Khi mới thành lập, vốn điều lệ ban đầu của Trường Thành Group chỉ vọn vẹn 50 tỷ đồng. Đến nay, vốn điều lệ của công ty đã lên tới 1.350 tỷ đồng vào năm 2019.

Vì sao ngày càng nhiều “ông lớn” nhảy vào lĩnh vực điện mặt trời?

(Kiến Thức) - Ngày càng nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt tham gia đầu tư điện mặt trời. Thậm chí có nhiều dự án dù mới chỉ đưa vào hoạt động cũng đều thông báo đạt lợi nhuận cao.

Loạt “ông lớn” đầu tư điện mặt trời ở Việt Nam
Được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất trong nhiều năm trở lại đây, thị trường năng lượng điện mặt trời Việt Nam luôn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư từ trong đến ngoài ngành, từ nội địa đến ngoại quốc.
Tại thị trường điện mặt trời Việt Nam, những “ông lớn” đầu tư hiện nay được biết đến như: Trung Nam Group, TTVN Group, TTC Group, BIM Group, Vietracimex, Tập đoàn Bitexco, Tập đoàn Thành Thành công (TTC), Tập đoàn Bamboo Capital, Xuân Thiện Group,…
Lợi nhuận khổng lồ từ năng lượng điện mặt trời
Năm 2019, hàng loạt dự án điện mặt trời trong nước đã đi vào hoạt động, tổng công suất dự kiến lên đến 2.200 MWp. Thậm chí có nhiều dự án dù mới chỉ đưa vào hoạt động cũng đều thông báo đạt lợi nhuận cao.
Điển hình như dự án điện mặt trời Dầu Tiếng (là dự án lớn nhất Đông Nam Á; ở Tây Ninh) của liên doanh Công ty TNHH Xuân Cầu (Việt Nam) và Công ty TNHH B. Grimm Power Public (Thái Lan), có công suất tối đa 420 MWP, với số vốn đầu tư hơn 9.100 tỷ, đạt doanh thu 807 tỷ đồng, lãi sau thuế tới 456 tỷ đồng. Mặc dù cụm nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng mới hòa lưới điện quốc gia vào tháng 6/2019.
Vi sao ngay cang nhieu “ong lon” nhay vao linh vuc dien mat troi?
 Cụm dự án điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á của BIM Group tại Ninh Thuận. (Ảnh: Zing).
Ngoài ra, còn có dự án do Tập đoàn BIM Group và đối tác AC Energy (thuộc Tập đoàn Ayala - Philippines) là chủ đầu tư và Bouygues Energies & Services (Pháp) là nhà thầu chính. Với vốn đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng, ba nhà máy BIM1, BIM2 và BIM 3 công suất 330 MWP, khánh thành cuối tháng 4/2019 đạt doanh thu 703 tỷ đồng, lãi sau thuế 344 tỷ đồng.
Trong khi đó, Trung Nam Solar Power của Tập đoàn Trung Nam vận hành nhà máy Trung Nam Ninh Thuận công suất 258 MWP cũng đạt doanh thu trên 500 tỷ đồng, lãi ròng 131 tỷ đồng. Trung Nam Trà Vinh sở hữu nhà máy công suất 165 MWP doanh thu 275 tỷ đồng, lãi 94 tỷ.
Vi sao ngay cang nhieu “ong lon” nhay vao linh vuc dien mat troi?-Hinh-2
 Nhà máy Điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam của Tập đoàn Trung Nam, với quy mô công suất 450 MW.
Được biết, khi Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời được thông qua, ngoài việc giúp cho nhiều tổ chức đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời tiết kiệm được chi phí điện hoạt động hàng năm, đem lại nguồn thu đáng kể từ việc bán lại lượng điện dư cho đơn vị điện lực, thì Quyết định này còn trở thành cú hích giúp cho điện mặt trời mái nhà phát triển.
Giá mua điện từ dự án điện mặt trời mái nhà theo Quyết định 13/2020 là 8,38 cent một kWh, kéo dài trong 20 năm với các dự án đấu nối, vận hành thương mại trước 31/12/2020. Đây là mức giá cao nhất trong các loại hình đầu tư điện mặt trời (mặt trời mặt đất, nổi), một trong những lý do khiến điện mặt trời mái nhà phát triển ồ ạt.
Theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tính đến ngày 26/8 cả nước đã có 46.042 hệ thống điện mặt trời mái nhà được phát triển với công suất 1.060 MWp, sản lượng đạt khoảng 500.692 MWh.
Tổng số tiền điện mà EVN đã thanh toán cho khách hàng lắp đặt điện mặt trời mái nhà tính đến cuối tháng 7 là 374,2 tỷ đồng.