Dự án 8B Lê Trực: Công bố danh tính 8 cán bộ bị đề xuất kỷ luật

Thanh tra Sở Xây dựng HN vừa đề xuất hình thức kỷ luật khiển trách và cảnh cáo các cá nhân liên quan đến những sai phạm tại dự án 8B Lê Trực.

Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội vừa đề xuất bằng văn bản để Hội đồng kỷ luật Sở Xây dựng xem xét đưa hình thức kỷ luật cụ thể đối với từng cá nhân liên quan đến những sai phạm trong việc buông lỏng quản lý hoạt động xây dựng sai phép tại công trình 8B Lê Trực, phường Điện Biên, quận Ba Đình.
Theo đó, cơ quan này đề xuất hình thức kỷ luật khiển trách và cảnh cáo đối với: Đội trưởng, Đội phó Đội Thanh tra xây dựng quận Ba Đình; 5 cán bộ Đội Thanh tra xây dựng quận Ba Đình và Phó Chánh Thanh tra Sở Xây dựng phụ trách địa bàn.
Trước đó, TP. Hà Nội cũng đã công bố đích danh và đề nghị xử lý một số cá nhân liên quan đến sai phạm tại dự án 8B Lê Trực trong một văn bản kết luận.
Danh tính 8 cán bộ thanh tra xây dựng bị đề xuất kỷ luật trong dự án 8B Lê Trực
 Danh tính 8 cán bộ thanh tra xây dựng bị đề xuất kỷ luật trong dự án 8B Lê Trực
Theo kết luận này, từ tháng 3/2011 đến 12/2012, chủ đầu tư công trình 8B Lê Trực đã thi công khi không có giấy phép xây dựng. Tuy nhiên các cơ quan quản lý nhà nước lại buông lỏng, không tiến hành kiểm tra, khi kiểm tra thì không có biện pháp ngăn chặn.
Cụ thể, trước khi lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, Chủ đầu tư đã thi công xây dựng công trình, song phòng Quản lý cấp phép của Sở Xây dựng đã không có biên bản kiểm tra hiện trạng. Trách nhiệm này thuộc về ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, bà Lê Thị Nhung, trưởng phòng Quản lý cấp phép Sở Xây dựng (hiện nay cả hai cán bộ này đều đã nghỉ hưu) và ông Lê Văn Đức, chuyên viên phòng Quản lý cấp phép Sở Xây dựng.
Trước đó, theo kết luận của Thanh tra TP Hà Nội, trong quá trình xây dựng công trình 8B Lê Trực ở nhiều giai đoạn khác nhau, để xảy ra sai phạm tại công trình có liên quan đến trách nhiệm của các ông Trần Mạnh Quân - Chủ tịch UBND phường Điện Biên, ông Nguyễn Cương Quyết - Đội trưởng Đội thanh tra xây dựng quận Ba Đình, Phạm Hùng Phương - Đội phó và Nguyễn Tiến Dũng - cán bộ Đội thanh tra xây dựng quận Ba Đình.
Ngoài ra, còn có ông Trần Mạnh Quân, Chủ tịch UBND phường Điện Biên đã xác nhận vào Thông báo khởi công xây dựng công trình ngày 24/3/2014 của Chủ đầu tư, để Chủ đầu tư tiếp tục xây dựng công trình, trong khi phần công trình xây dựng sai với giấy phép chưa được Chủ đầu tư phá dỡ là vi phạm quy định tại Nghị định 180/2007 của Chính phủ.
Vị Chủ tịch này không thực hiện đúng trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng về kiểm tra, xử lý, báo cáo theo quy định tại Nghị định 180; không ban hành quyết định đình chỉ thi công; không thực hiện các biện pháp ngăn chặn theo đề nghị của Đội Thanh tra xây dựng quận Ba Đình là vi phạm Quyết định 09/2014 của UBND Thành phố.
Đội Thanh tra Xây dựng quận từ ngày 24/3/2014 đến 24/4/2014 không thực hiện kiểm tra công trình xây dựng là vi phạm quy định tại Quyết định 09/2014 của Thành phố; khi kiểm tra không làm rõ và không có biện pháp buộc Chủ đầu tư phá bỏ phần công trình đã xây dựng sai với Giấy phép; Mặc dù Chủ tịch UBND phường Điện Biên không ban hành quyết định đình chỉ thi công, không thực hiện các biện pháp ngăn chặn theo đề nghị nhưng đội Thanh tra Xây dựng quận Ba Đình không ban hành quyết định đình chỉ thi công, cũng không thông báo cho UBND quận Ba Đình để xư lý là vi phạm Nghị định 180/2007 của Chính phủ.
Thanh tra Sở Xây dựng đã có văn bản gửi UBND phường Điện Biên đề nghị xử lý công trình vi phạm trật tự Xây dựng; UBND phường Điện Biên không ban hành quyết định đình chỉ nhưng Thanh tra Sở Xây dựng cũng không báo cáo Giám đốc Sở, không thông báo đến UBND quận Ba Đình để xử lý theo quy định là không thực hiện đúng Quyết định 09/2014 của UBND Thành phố.
Trách nhiệm thuộc về Chủ đầu tư, đơn vị thi công, tư vấn giám sát, ông Trần Mạnh Quân - Chủ tịch UBND phường Điện Biên; ông Nguyễn Cương Quyết - Đội trưởng, ông Phạm Hùng Phương - Đội phó, ông Nguyễn Tiến Dũng - Cán bộ, Đội Thanh tra xây dựng quận Ba Đình; Thanh tra Sở Xây dựng.
Còn đối với sai phạm khi thực hiện thi công xây dựng từ tầng 8 đến tầng 18 mà không để khoảng lùi theo giấy phép xây dựng, Kết luận thanh tra cũng cho biết, UBND phường Điện Biên đã không thực hiện kiểm tra công trình; khi có văn bản thông báo đến Chủ đầu tư về giới hạn chiều cao, số tầng nhưng không có hồ sơ xử lý vi phạm trật tự xây dựng. Trong khi đó, Đội thanh tra Xây dựng quận Ba Đình không kịp thời điểm kiểm tra, đôn đốc, báo cáo Thanh tra Sở Xây dựng, không thông báo cho UBND quận Ba Đình để xử lý theo quy định.
Đối với giai đoạn thi công tầng 19 và tum thang (từ tháng 10/2014 đến tháng 12/2014) không có trong giấy phép xây dựng là vi phạm Nghị định của Chính phủ nhưng các cơ quan quản lý nhà nước khi tiến hành kiểm tra đã không xử lý kịp thời, kiên quyết. Theo đó, kết luận chỉ đích danh: Trách nhiệm này thuộc về Chủ đầu tư, đơn vị thi công, tư vấn giám sát, ông Trần Mạnh Quân - Chủ tịch UBND phường Điện Biên, ông Nguyễn Cương Quyết - Đội trưởng, Đội Thanh tra xây dựng Quận.

Choáng mức lương... 40 triệu của bảo vệ công ty sổ xố

Mức lương của bảo vệ công ty xổ số Bình Thuận vừa công bố 40 triệu đồng/tháng khiến nhiều người choáng váng.

Một công ty xổ số kiến thiết khu vực phía Nam vừa công bố mức lương của bảo vệ công ty xổ số lên đến 35 - 40 triệu đồng/tháng.

Sự thật vụ xẻ thịt cá voi đem bán gây phẫn nộ ở Nam Định

(Kiến Thức) - Việc xẻ thịt cá voi là cách giảm thiểu ô nhiễm môi trường chứ không có chuyện mang thịt cá voi đi bán như dư luận đồn thổi.

Ngày 18/1, trên một số trang mạng xã hội lan truyền bức ảnh người dân đang xẻ thịt cá voi ở bãi biển. Bức ảnh ngay sau đó được cho là chụp tại bãi biển thuộc xã Hải Đông (huyện Hải Hậu – Nam Định). Cộng đồng mạng dậy sóng cho rằng giết cá voi là một tội ác.

Để rộng đường dư luận, phóng viên Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Hòa, Trưởng ban nông nghiệp xã Hải Đông (huyện Hải Hậu – Nam Định). Ông Hòa cho biết, khoảng 11h45 phút ngày 18/1, người dân phát viện một con cá voi xám vẫn còn sống trôi dạt vào bờ biển thuộc thôn Hợp Thành. Ngay sau đó, người dân đã đưa cá voi trở lại biển. Tuy nhiên, khi kéo cá voi ra đến mép sóng thì cá voi đã chết rồi lại bị sóng đánh dạt vào bãi biển.
Khi phát hiện ra cá voi bị xây xát ở bụng, phần đuôi bị nhiều vết cắn. Cá voi dài gần 4m, nặng khoảng 1 tấn.
Nhận được tinh báo, ông Hòa cùng công an xã Hải Đông có mặt tại bãi biển lập biên bản, đồng thời bàn phương án chôn cất cá voi.
“Tuy nhiên, sau đó linh mục ở địa phương có ý kiến muốn xử lý cá voi làm sao để không ảnh hưởng đến môi trường. Phương án đưa ra là mổ xẻ cá voi để làm thức ăn cho gia súc và chúng tôi đã đồng ý phương án này” ông Hòa thông tin.
Đến khoảng 13h cùng ngày, cá voi được bàn giao cho Bí thư, Trưởng thôn Sơn Hà xử lý. Sau đó, nhiều người đã xẻ thịt cá voi. Phần xương và ruột cá voi được người dân đem đi chôn cất.
Su that vu xe thit ca voi dem ban gay phan no o Nam Dinh-Hinh-2
 Việc xẻ thịt cá voi đem bán là thất thiệt, sai sự thật.
Theo ông Hòa, trước đây, cũng có một số cá voi bị chết trôi dạt vào bờ biển, người dân đã mang cá voi đi chôn nhưng do việc chôn lấp ở bãi biển không tốt nên sau một thời gian  đất cát trôi đi cá voi hở ra mùi rất hôi thối. Do vậy, trong lần này, lãnh đạo địa phương đã đồng ý phương án xử lý cá voi để không làm ảnh hưởng đến môi trường.
“Thông tin đồn người dân xẻ thịt cá voi rồi mang đi bán là thông tin không đúng, sai sự thật”, ông Hòa nói.
Về thông tin cho rằng, có thể cá voi bị xẻ thịt là con cá voi trước đó người dân ở xã Bạch Long, huyện Giao Thủy đã cứu khi bị kẹt ở bãi biển và đưa trở lại biển sau đó. Ông Hòa cho rằng, cá voi người dân ở xã Bạch Long cứu dài gần 5m và nặng gần 3 tấn. Con cá voi này to hơn rất nhiều so với cá voi ở bãi biển xã Hải Đông nên không phải là con cá voi trước đó người dân thả ra.
Trao đổi thêm với phóng viên, ông Đinh Văn Cơ, Phó trưởng công an xã Hải Đông bác thông tin người dân xẻ thịt cá voi mang đi bán. Ông Cơ cho hay, nhận thông tin dân báo, lãnh đạo địa phương đã xuống lập biên bản, chđạo tổ môi trường đem cá đi chôn. Nhưng sau đó linh mục Trần Văn Công đã xin mang giáo xứ xử lý để không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Lãnh đạo địa phương cũng đã đồng ý phương án này.