Đồng hồ đếm ngược đến ngày nước Mỹ vỡ nợ?

(Kiến Thức) - Cuộc khủng hoảng ngân sách ở Mỹ đang bước vào giai đoạn "đếm ngược đến ngày vỡ nợ": đến ngày 17/10, nếu các bên không thỏa thuận về nâng trần nợ công.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Nếu vào ngày đó, Nhà Trắng và phe Cộng hòa đối lập không đạt thỏa thuận nâng trần nợ công, thì nước Mỹ hoặc là bị rơi vào tình trạng vỡ nợ kỹ thuật hoặc là buộc phải “thắt lưng, buộc bụng”. Cả hai phương án đều có thể gây ra những hậu quả tai hại cho nền kinh tế thế giới.

Tuần qua, hãng truyền thông Mỹ Bloomberg đã dự đoán rằng nếu nước Mỹ khai báo sự vỡ nợ và không có khả năng thanh toán nợ nước ngoài, kinh tế thế giới sẽ bị sụp đổ. Các nhà phân tích so sánh sự vỡ nợ của nước Mỹ với sự phá sản của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers từng gây ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và cho rằng lần này mọi chuyện sẽ còn khủng khiếp gấp bội.
Theo dự đoán của Bloomberg, nếu Mỹ không còn khả năng thanh toán các món nợ, các thị trường chứng khoán từ Braxin đến Zurich sẽ bị chao đảo. Cơ chế cấp tín dụng với doanh số 5.000 tỷ USD phụ thuộc vào nợ công của Mỹ cũng sẽ bị tê liệt. Điều đó sẽ dẫn đến sự sụp đổ của đồng đô la Mỹ. Trong bối cảnh này, giá vàng sẽ tăng vọt và các nguồn lực tài chính sẽ bắt đầu rút khỏi các tài sản. Hệ thống tài chính với hình thức hiện nay sẽ không còn tồn tại.
Trong cuộc đàm đạo với phóng viên đài Tiếng nói nước Nga, chuyên viên Mark Rubinstein - người đứng đầu bộ phận phân tích của công ty Metropol - nói: “Công cụ chính để thanh toán trên các thị trường tài chính là các trái phiếu Mỹ. Nếu chúng biến mất thì điều đó sẽ dẫn đến sự sụp đổ của các thị trường tài chính”.
Trong khi đó, các chuyên gia lưu ý rằng, các nghị sĩ Mỹ đã tìm được lỗ hổng trong pháp luật Mỹ để đưa các nhân viên dân sự của Bộ Quốc phòng và CIA trở về nơi làm việc cũ. Lỗ hổng này là "cách giải thích mới về luật ngân sách”. Xét theo sự kiện này và những kinh nghiệm của các vụ đối đầu trước đây giữa chính quyền và quốc hội, nhiều nhà phân tích cho rằng chẳng sớm thì muộn, hai phe Cộng hòa và Dân chủ sẽ phải đi đến thỏa thuận về cắt giảm chi phí và nâng trần nợ công.
Chuyên viên Aleksei Golubovich, đứng đầu công ty Arbat Capital, cho biết: “Các nhà kinh tế và các chuyên viên về thị trường tài chính hiểu rõ rằng, Mỹ không thể không nâng trần nợ công, vì thế không thể nói về tình trạng vỡ nợ. Người Mỹ sẽ tìm cách đạt được thỏa thuận và sẽ tiếp tục tài trợ các chi tiêu ngân sách. Có lẽ, ngân sách đó sẽ bị giảm nhẹ dưới áp lực của đảng Cộng hòa hoặc phe Cộng hòa sẽ bỏ cuộc”.
Năm 2011, do sự đối đầu trong Quốc hội, Mỹ cũng đã mất nhiều thời gian để thông qua quyết định nâng trần nợ công, nhưng cuối cùng đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đã có thể đạt thỏa thuận với nhau.

Chính sách Đông Nam Á của Nhật Bản

(Kiến Thức) - Chính sách Đông Nam Á của Nhật Bản là củng cố chặt chẽ hơn quan hệ với khu vực, với thành tố quốc phòng ngày càng nổi bật, bên cạnh kinh tế-thương mại.

Tổng thống Philippines Bennigno Aquino III cùng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe duyệt đội ngũ.
Tổng thống Philippines Bennigno Aquino III cùng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe duyệt đội ngũ.
Về chiến lược mới của Nhật Bản, hãng tin Mỹ Bloomberg ngày 3/10 nhận xét: Chính quyền Shinzo Abe dựa trên các liên kết kinh tế sẵn có và quan trọng của Nhật Bản với khu vực Đông Nam Á để phát triển quan hệ an ninh, quốc phòng, đặc biệt với các nước quanh Biển Đông.

Israel bó tay trước chương trình hạt nhân của Iran

(Kiến Thức) - Mạng tin debkafile của Israel cho rằng hiện đã quá muộn để Thủ tướng Netanyahu ngăn chặn việc Iran sở hữu vũ khí hạt nhân.

Máy bay chiến đấu của Không quân Israel.
Máy bay chiến đấu của Không quân Israel.
Hồi đầu tuần này, các phi đội máy bay chiến đấu F-15 và F-16 của không quân Israel đã tiến hành tập luyện kiểm tra khả năng không kích tầm xa.

Obamacare, nợ nần và thảm họa

Chính phủ buộc phải đóng cửa một phần, nguy hiểm đã cận kề…Vậy mà, Quốc hội Mỹ đấu đá lẫn nhau về vấn đề tài chính.

 
Có quá nhiều vấn đề quan trọng còn mắc mứu trong trận chiến sẫm màu chính trị giữa hai phe Cộng hòa và Dân chủ. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi nhất lại xuất phát từ quy mô bộ máy tổ chức của chính quyền liên bang. Chi phí để duy trì hoạt động của bộ máy này chiếm hơn 1/5 (tương đương với 22%) tổng sản phẩm quốc nội. Trong lúc đó, nợ quốc gia - khoảng 17 ngàn tỷ - giờ đã vượt quá tổng sản lượng kinh tế Mỹ.