Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Đón Tết sớm cùng đồng bào dân tộc Dao nơi biên giới Bình Liêu

21/01/2023 19:05

Một trong những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Dao ở Bình Liêu (Quảng Ninh) đó là phong tục đón Tết sớm. Từ giữa tháng 12, nơi đây đã rộn ràng không khí Tết.

Thiên Di
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Từ giữa tháng 12 âm lịch bà con người Dao ở huyện Bình Liêu, Quảng Ninh đã rộn ràng đón Tết sớm. Có mặt tại thôn Ngàn Vàng Trên, xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu, mới cảm nhận rõ nét không khí rộn ràng đón Tết sớm của bà con nơi đây.
Từ giữa tháng 12 âm lịch bà con người Dao ở huyện Bình Liêu, Quảng Ninh đã rộn ràng đón Tết sớm. Có mặt tại thôn Ngàn Vàng Trên, xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu, mới cảm nhận rõ nét không khí rộn ràng đón Tết sớm của bà con nơi đây.
Anh Chìu Quay Héng – Thôn Ngàn Vàng Trên, xã Đồng Tâm cho biết, đã thành thông lệ, hằng năm, từ rằm tháng Chạp trở đi, bà con dân tộc Dao sẽ chọn ngày đẹp để tổ chức ăn Tết tại nhà trưởng họ (nhà tổ) - nơi thờ cúng tổ tiên của mỗi dòng họ người Dao. Mỗi gia đình khi đến ăn Tết sớm sẽ mang theo lễ vật (gà, thịt lợn, rượu, gạo nếp, hương, giấy vàng...) đến góp (hoặc góp tiền). Những gia đình ở cùng một thôn thì tất cả các thành viên cùng đến để giúp làm các công việc cần thiết.
Anh Chìu Quay Héng – Thôn Ngàn Vàng Trên, xã Đồng Tâm cho biết, đã thành thông lệ, hằng năm, từ rằm tháng Chạp trở đi, bà con dân tộc Dao sẽ chọn ngày đẹp để tổ chức ăn Tết tại nhà trưởng họ (nhà tổ) - nơi thờ cúng tổ tiên của mỗi dòng họ người Dao. Mỗi gia đình khi đến ăn Tết sớm sẽ mang theo lễ vật (gà, thịt lợn, rượu, gạo nếp, hương, giấy vàng...) đến góp (hoặc góp tiền). Những gia đình ở cùng một thôn thì tất cả các thành viên cùng đến để giúp làm các công việc cần thiết.
Bàn thờ tổ tiên của người Dao Thanh Phán như một ngôi nhà nhỏ đặt bên phải sát mép tường trong gian giữa ngôi nhà của trưởng họ, bưng kín 3 mặt, mặt còn lại để đặt đồ cúng và thắp hương. Khi có những việc đại sự, người Dao Thanh Phán cúng tổ tiên 9 đời, còn hàng ngày thì chỉ cúng 3 đời.
Bàn thờ tổ tiên của người Dao Thanh Phán như một ngôi nhà nhỏ đặt bên phải sát mép tường trong gian giữa ngôi nhà của trưởng họ, bưng kín 3 mặt, mặt còn lại để đặt đồ cúng và thắp hương. Khi có những việc đại sự, người Dao Thanh Phán cúng tổ tiên 9 đời, còn hàng ngày thì chỉ cúng 3 đời.
Theo bí thư chi bộ, trưởng thôn Ngàn Vàng Chíu Vằn Sình, dân tộc Dao quan niệm rằng, mình đã mời tổ tiên xuống giúp bảo vệ nhà cửa, mùa màng trong một năm (thực hiện ở nghi lễ đầu năm mới), thì đến cuối năm phải có lễ tạ ơn. Sau khi tổ chức được buổi ăn Tết chung tại nhà tổ thì các gia đình mới được về chuẩn bị đón Tết ở nhà riêng của mình”. Mâm cỗ cúng của đồng bào dân tộc Dao rất đơn giản, là những nông sản bình dị mà nhà nuôi, trồng được như gà, thịt lợn, bánh dày, bánh chưng, rau xào, cơm...
Theo bí thư chi bộ, trưởng thôn Ngàn Vàng Chíu Vằn Sình, dân tộc Dao quan niệm rằng, mình đã mời tổ tiên xuống giúp bảo vệ nhà cửa, mùa màng trong một năm (thực hiện ở nghi lễ đầu năm mới), thì đến cuối năm phải có lễ tạ ơn. Sau khi tổ chức được buổi ăn Tết chung tại nhà tổ thì các gia đình mới được về chuẩn bị đón Tết ở nhà riêng của mình”. Mâm cỗ cúng của đồng bào dân tộc Dao rất đơn giản, là những nông sản bình dị mà nhà nuôi, trồng được như gà, thịt lợn, bánh dày, bánh chưng, rau xào, cơm...

Tiền vàng của người Dao được làm từ vỏ cây keo, sau đó đóng dấu bằng dầu đen. Lễ vật được bày trước bàn thờ gia tiên, thầy cúng được gia đình mời về thay gia chủ báo cáo những việc đã làm trong năm qua, tạ ơn tổ tiên đã phù hộ cho các thành viên trong dòng họ và cầu cho năm mới may mắn, bình an, mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu.
Tiền vàng của người Dao được làm từ vỏ cây keo, sau đó đóng dấu bằng dầu đen. Lễ vật được bày trước bàn thờ gia tiên, thầy cúng được gia đình mời về thay gia chủ báo cáo những việc đã làm trong năm qua, tạ ơn tổ tiên đã phù hộ cho các thành viên trong dòng họ và cầu cho năm mới may mắn, bình an, mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu.
Theo sự sắp xếp của trưởng họ, mỗi người sẽ tự giác làm các phần việc của mình. Chị em phụ nữ nấu cơm, nhặt rau, chế biến gia vị, làm các món ăn truyền thống; đàn ông, thanh niên khỏe mạnh thì giã bánh dày, mổ lợn, mổ gà; người già thì giúp thầy cúng cắt vàng mã, sắp xếp đồ lễ…
Theo sự sắp xếp của trưởng họ, mỗi người sẽ tự giác làm các phần việc của mình. Chị em phụ nữ nấu cơm, nhặt rau, chế biến gia vị, làm các món ăn truyền thống; đàn ông, thanh niên khỏe mạnh thì giã bánh dày, mổ lợn, mổ gà; người già thì giúp thầy cúng cắt vàng mã, sắp xếp đồ lễ…

Cũng trong khoảng thời gian từ Rằm tháng Chạp trở đi, các gia đình lại tất bật dọn dẹp nhà cửa và gọi anh em trong thôn đến giúp mổ lợn, thịt gà, gói bánh…để cùng dòng họ đón Tết sớm.
Cũng trong khoảng thời gian từ Rằm tháng Chạp trở đi, các gia đình lại tất bật dọn dẹp nhà cửa và gọi anh em trong thôn đến giúp mổ lợn, thịt gà, gói bánh…để cùng dòng họ đón Tết sớm.
Khắp mọi nhà người Dao Thanh Y ở thôn Ngàn Phe (xã Đồng Tâm), Thôn Ngàn Chuồng, thôn Khe O, thôn Cao Thắng (xã Lục Hồn), thôn Mạ Chạt, thôn Nà Nhái (xã Vô Ngại) đều rộn ràng tổ chức đón Tết sớm. Không khí ấm cúng, nồng đượm tình đoàn kết thôn bản đã xua đi cái giá lạnh của thời tiết, chỉ còn tiếng nói, tiếng cười vang vọng cả núi rừng.
Khắp mọi nhà người Dao Thanh Y ở thôn Ngàn Phe (xã Đồng Tâm), Thôn Ngàn Chuồng, thôn Khe O, thôn Cao Thắng (xã Lục Hồn), thôn Mạ Chạt, thôn Nà Nhái (xã Vô Ngại) đều rộn ràng tổ chức đón Tết sớm. Không khí ấm cúng, nồng đượm tình đoàn kết thôn bản đã xua đi cái giá lạnh của thời tiết, chỉ còn tiếng nói, tiếng cười vang vọng cả núi rừng.


Bà Lý Thị Hoa – Thôn Ngàn Phe, xã Đồng Tâm chia sẻ: “Mỗi nhà tùy vào điều kiện, có thể thịt lợn, gà, ngan… rồi mời anh em họ hàng và hàng xóm đến chung vui. Chúng tôi cùng nhau ăn Tết như vậy cho đến hết rằm tháng Giêng. Đặc biệt, người Dao Thanh Y nhà nào cũng treo ảnh Bác Hồ ở nơi trang trọng nhất và treo cờ Tổ quốc trên cột cao ở ngoài sân, hoặc trước cửa nhà".
Bà Lý Thị Hoa – Thôn Ngàn Phe, xã Đồng Tâm chia sẻ: “Mỗi nhà tùy vào điều kiện, có thể thịt lợn, gà, ngan… rồi mời anh em họ hàng và hàng xóm đến chung vui. Chúng tôi cùng nhau ăn Tết như vậy cho đến hết rằm tháng Giêng. Đặc biệt, người Dao Thanh Y nhà nào cũng treo ảnh Bác Hồ ở nơi trang trọng nhất và treo cờ Tổ quốc trên cột cao ở ngoài sân, hoặc trước cửa nhà".

Anh Tằng Chăn Tào, thôn Ngàn Phe, xã Đồng Tâm chia sẻ: “Trước kia, gia đình tôi khó khăn, Tết chỉ dám mua ít thịt mỡ ngoài chợ. Những năm gần đây, nhờ được vay vốn để phát triển kinh tế, chăn nuôi gia súc, gia cầm..., cuộc sống khá hơn. Do đó, năm nay, tôi quyết định thịt con lợn hơn một tạ để mời anh em họ hàng đến chung vui”.
Anh Tằng Chăn Tào, thôn Ngàn Phe, xã Đồng Tâm chia sẻ: “Trước kia, gia đình tôi khó khăn, Tết chỉ dám mua ít thịt mỡ ngoài chợ. Những năm gần đây, nhờ được vay vốn để phát triển kinh tế, chăn nuôi gia súc, gia cầm..., cuộc sống khá hơn. Do đó, năm nay, tôi quyết định thịt con lợn hơn một tạ để mời anh em họ hàng đến chung vui”.
Tết sớm, bên bếp lửa hồng, những người dân bản Dao miền núi biên giới Bình Liêu lại cùng nhau quây quần bên mâm cỗ Tết ấm tình đoàn kết, đượm nồng hương sắc của mùa xuân.
Tết sớm, bên bếp lửa hồng, những người dân bản Dao miền núi biên giới Bình Liêu lại cùng nhau quây quần bên mâm cỗ Tết ấm tình đoàn kết, đượm nồng hương sắc của mùa xuân.
>>> Mời quý độc giả xem video: Chị Lê Thị Thu, chủ vườn hoa ở Xuân Quan (Hưng Yên) chia sẻ về giá cả các loại hoa Tết năm nay. Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

Top tin bài hot nhất

Con trâu đực cào chân xuống đất tố tội ác kinh hoàng trong bụi rậm

Con trâu đực cào chân xuống đất tố tội ác kinh hoàng trong bụi rậm

06/05/2025 07:05
Cận cảnh biệt thự 3 mặt tiền như resort của NSƯT Bảo Quốc

Cận cảnh biệt thự 3 mặt tiền như resort của NSƯT Bảo Quốc

26/04/2025 07:30
Toàn cảnh lâu đài lớn nhất Đông Nam Á ở Ninh Bình

Toàn cảnh lâu đài lớn nhất Đông Nam Á ở Ninh Bình

05/05/2025 13:30
Trở về từ đám cưới, ô tô chở 5 người lao xuống vực sâu

Trở về từ đám cưới, ô tô chở 5 người lao xuống vực sâu

20/04/2025 20:31
Người phụ nữ chết tức tưởi vì “lời hẹn ước đến kiếp sau“

Người phụ nữ chết tức tưởi vì “lời hẹn ước đến kiếp sau“

21/04/2025 06:45

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status