Đối phó TQ, Mỹ kêu gọi lập trung tâm giám sát ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Trong bài viết mới đây, Thiếu tá Hải quân Mỹ Jeff W. Benson kêu gọi lập Trung tâm Hoạt động Hàng hải Quốc tế (IMOC) đối phó với Trung Quốc.

Theo đó, viên Thiếu tá Benson đã dẫn lại phát biểu của Tư lệnh sắp nhậm chức Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM), Đô đốc Harry B. Harris trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ hồi cuối năm 2014. Cụ thể, Đô đốc Harris nói rằng: “Sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc quân sự và kinh tế, và đặc biệt là sự hiện đại hóa quân đội nhanh chóng cùng hành vi gây hấn của họ với các nước láng giềng khu vực, đã đặt ra cho chúng ta những cơ hội và thách thức cần phải được giải quyết một cách hiệu quả. Đó là một trong những thách thức lâu dài nhất của chúng ta”.
Doi pho TQ, My keu goi lap trung tam giam sat o Bien Dong
 Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM), Đô đốc Harry B. Harris (áo xanh) xuất hiện cùng Chỉ huy Lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản Kazutaka Sugimotoa ngày 6/2/2015.

Do vậy, Thiếu tá Benson đưa ra đề xuất rằng, nhằm đối phó với thách thức đó, Hải quân Mỹ nên lập ra Trung tâm Hoạt động Hàng hải Quốc tế (IMOC) đặt trụ sở ở Indonesia.
Trung tâm này sẽ là sự thể hiện bằng thực tế trước các cam kết của Washington đối với các nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. IMOC sẽ giám sát các diễn biến ở Biển Đông và Ấn Độ Dương nhằm đối phó với sự lớn mạnh của Trung Quốc.
Trong khi đó, theo ông Benson, Hải quân Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAN) đã không ngừng tăng cường các nỗ lực chế tạo tàu ngầm và tàu chiến.
Chưa kể, tới năm 2020, theo một số nguồn tin, PLAN sẽ triển khai gấp đôi số lượng tàu ngầm ở châu Á-Thái Bình Dương, cao hơn so với 60% số tàu ngầm mà Mỹ dự kiến điều tới vùng này. Cùng với đó, PLAN cũng không ngừng tăng cường các hoạt động ở Ấn Độ Dương và Biển Đông.
Theo chia sẻ của ông Benson, IMOC sẽ đóng vai trò là cầu nối quan trọng để tăng cường các mối quan hệ hàng hải với Ấn Độ, Indonesia và lực lượng hàng hải của các quốc gia Đông Nam Á khác.
news.usni.org/2015/03/09/essay-u-s-should-consider-establishing-a-south-china-sea-international-operations-center-in-indonesia

Cuộc sống nhộn nhịp khó tin bên trong thành trì của IS

(Kiến Thức) - IS mới tung một loạt hình ảnh về cuộc sống nhộn nhịp trong thành trì Mosul, bất chấp thực tế đây là một trong những điểm giao tranh ác liệt. 

Cuoc song nhon nhip kho tin ben trong thanh tri cua IS

 Hình ảnh một sạp hàng bán rất nhiều thứ, từ quả ô-liu, dưa chuột đến các loại kẹo.

Mỹ: Trung Quốc mở rộng phi pháp tiền đồn trên Biển Đông

(Kiến Thức) - Giám đốc Cơ quan Tình báo Mỹ James Clapper tuyên bố, Trung Quốc đang mở rộng một cách trái phép các tiền đồn trên Biển Đông.

Theo đó, trong buổi điều trần ở Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ ngày 26/2 bàn về các mối đe dọa toàn cầu, Giám đốc James Clapper cho biết, hoạt động mở rộng trái phép các tiền đồn trên Biển Đông của Bắc Kinh là để các tàu thuyền neo đậu hay xây dựng các đường băng. Đó là một phần trong nỗ lực gây hấn nhằm mở rộng chủ quyền.
My: Trung Quoc mo rong phi phap tien don tren Bien Dong
Giám đốc Cơ quan Tình báo Mỹ James Clapper.
Theo đó, các phát biểu của ông Clapper đều nhấn mạnh về mối quan ngại của Washington đối với các hoạt động cải tạo đất phi pháp mà Bắc Kinh đang theo đuổi. Hoạt động này có thể làm dấy lên căng thẳng mới giữa Trung Quốc với các nước liên quan quanh cuộc tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông.

Nguyên nhân dân miền tây Ukraine lũ lượt gia nhập ly khai

(Kiến Thức) - Người dân ở các vùng miền tây Ukraine nhận ra rằng, họ không thể chiến đấu chống lại chính những người dân nước mình.

Cuộc xung đột vũ trang giữa lực lượng quân chính phủ và phe đòi ly khai đã làm cho người dân ở các tỉnh miền đông và tây Ukraine ít nhiều gặp khó khăn trong các hoạt động giao lưu hay liên lạc với nhau.
Sau khi ký kết Thỏa thuận ngừng bắn Minsk, truyền thông nước ngoài và cả các chính trị gia đều công nhận một điều rằng, đất nước Ukraine đã bị chia rẽ. Người dân nước này đều yêu cầu những lợi ích cơ bản cho họ. Tuy nhiên, một số người dân sinh sống ở các tỉnh miền tây lại mong muốn lấy lại sự công bằng cho các dân quân ly khai đang chiến đấu ở miền đông.