Đối nghịch anh em họ Dương: Dũng tham sống, Trọng bàng quan

(Kiến Thức) - Tính cách của Dương Chí Dũng và Dương Tự Trọng dường như ở hai thái cực đối nghịch nhau. Đối diện với song sắt nhà tù, kẻ sốt sắng, ham sống, người bàng quan, bình thản.

Đều là anh em ruột trong một gia đình danh gia vọng tộc, đều quyền cao chức trọng, vợ con đề huề nhưng vẫn bồ nhí, con rơi và cùng có chung cái kết là sa lưới pháp luật, song tích cách của Dương Chí Dũng và Dương Tự Trọng dường như lại ở hai thái cực đối nghịch nhau.
Nếu như Dương Chí Dũng tham sống, kháng án với mong muốn tha thiết là thoát án tử hình thì Dương Tự Trọng lại rất bàng quan, bình thản, chấp nhận án và không tỏ chút thái độ lo âu, sốt sắng nào. Thậm chí, ông Trọng vẫn chào anh em đồng đội và nở nụ cười nhẹ nhàng khi nghe tòa tuyên án.
Dương Chí Dũng: Làm nóng dư luận vì... mong được sống
Sau khi bị kết án tử hình, vào cuối tháng 12/2013, ba luật sư bảo vệ cựu chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng là Trần Đình Triển, Ngô Ngọc Thủy và Trần Đại Thắng cho biết, thân chủ của họ đã có đơn kháng cáo bản án tử hình về tội Tham ô tài sản và Cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế và chức vụ.
Các luật sư cho hay, ông Dũng tự làm đơn chống án và gia đình ông Dũng vẫn muốn mời họ tham gia bào chữa trong phiên tòa phúc thẩm.
Dương Chí Dũng: Làm nóng dư luận vì... mong được sống.
 Dương Chí Dũng: Làm nóng dư luận vì... mong được sống.
Sau khi Dương Chí Dũng làm đơn kháng án thì tại phiên tòa xử Dương Tự Trọng và đồng phạm về hành vi tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn thoát, Dũng cũng tham gia với tư cánh là nhân chứng. Tại đây, Dũng đã làm "nóng" phiên tòa khi khai "ông anh" mật báo báo tin bị khởi tố. Theo lời khai này, trưa ngày 17/5/2012, ông Dũng gọi điện cho một ông anh ở Bộ Công an. Chiều cùng ngày, Dũng đến gần nhà "ông anh" và sau đó, được hẹn tối đến. Khoảng 18h, ông Dũng nhận được điện thoại của "ông anh" nói quyết định khởi tố, bắt tạm giam đã được phê chuẩn. "Ông ta bảo tôi rằng chú nên tránh đi một thời gian", ông Dũng khai.
Ông Dương Chí Dũng nói thêm: "Tôi đã bị tuyên án tử hình nên ra đây tôi chỉ khai sự thật. Nghe em trai khai tại tòa, tôi rất thương".
Ngoài ra, ông Dũng còn gây chấn động phiên tòa và dư luận khi khai đã lót tay cho "ông anh" ở Bộ Công an này hơn nửa triệu USD để lo liệu cho ông Dũng trong vụ án Vinalines. Để chứng minh cho điều này, Dương Chí Dũng sẵn sàng đưa cả vợ của mình là bà Phương Mai vào vụ việc. Theo lời khai của Dũng thì trong một lần đưa số tiền trị giá 10.000 USD cho "ông anh" tại Tuần Châu, ông và bà Phương Mai có đi cùng. Và vì lời khai này, bà Mai Phương đã phải tham gia vào phiên tòa để làm chứng.
Dương Tự Trọng: Bình thản, chấp nhận mọi sự
Khác với thái độ của anh trai, tại tòa, nguyên PGĐ Công an Hải Phòng Dương Tự Trọng rất ít lời trước tòa. Thái độ của Trọng rất bình thản, chấp nhận mọi sự. 
Mỗi lần được hỏi, ông Trọng đều nói rằng: “Tôi không công nhận, cũng không phủ nhận” hoặc “Tôi không nhớ”.
Dương Tự Trọng: Bình thản, chấp nhận mọi sự.
 Dương Tự Trọng: Bình thản, chấp nhận mọi sự.
Trước tòa, Dương Tự Trọng cũng luôn dành những lời tốt cho anh em, đồng nghiệp. Để giải thích cho việc vì sao các đàn em, cấp dưới làm theo những chỉ đạo sai trái của mình, Dương Tự Trọng nói nhằm làm giảm nhẹ tội cho các bị cáo: “Bị cáo Sơn, Thắng, Khánh và tôi có những nguyên tắc, mà người ngoài nghe cảm thấy bất thường, nhưng đó là bình thường đối với những người làm điều tra như chúng tôi.
Ví dụ như khi đi làm thì anh em đều cất điện thoại ở nhà; Việc mọi người chấp hành tôi là một thói quen, mang tính chất nghề nghiệp, lính hình sự là như thế. Họ tuân thủ một cách đặc biệt như thế.
Tôi và anh Tuấn là bạn bè thân thiết. Anh Tuấn thường quan tâm tới đời sống anh em hình sự, thường được trưng dụng đi làm án với anh em chúng tôi.
Và những lần như thế anh Tuấn không được phép hỏi, bảo làm gì là làm điều đó. Thế nên khi được yêu cầu giúp đỡ, anh Tuấn cứ thế làm, không có gì là bất thường”.
Tại tòa, Dương Tự Trọng chấp nhận tất cả. “Cá nhân tôi chấp nhận tất cả”, lời Dương Tự Trọng nói sau khi nghe Tòa kết án.
Ngoài ra, Dương Tự Trọng cũng không khai tên người đã thông báo việc Dương Chí Dũng sẽ bị khởi tố. Khi nghe tòa hỏi về vấn đề này, Dương Tự Trọng chỉ nói: "Dạ, bị cáo xin giữ quan điểm như lời khai ban đầu tại cơ quan điều tra. Gần đây, trí nhớ bi cáo không được tốt nên bị cáo không nhớ gì nữa".
"Vậy còn lời khai của Vũ Tiến Sơn. Bị cáo có thừa nhận không?", Chủ tọa tiếp. "Bị cáo không thừa nhận cũng không phủ nhận lời khai này", ông Trọng đáp.
Trong rất nhiều lần thẩm vấn của Hội đồng xét xử về những nội dung liên quan đến vụ án, Dương Tự Trọng vẫn tiếp tục giữ quan điểm "không nhớ gì" hay "không có ý kiến gì" với một thái độ rất bình thản.
Nghe những lời nói và thái độ, cách hành xử của Dương Tự Trọng tại tòa, nhiều người cho rằng dù Trọng có phạm lỗi và phải trả giá cho hành vi của mình nhưng trong một kết cục xấu nhất với mình, ông Trọng vẫn giữ được một chữ tình. Những nhìn nhận ở một góc độ khác, không ít người lại cho rằng, chuyện Dương Tự Trọng đứng trước tòa nói một cách thản nhiên “tôi không khẳng định nhưng cũng không phủ nhận” thì đây là kiểu nói của của người hiểu pháp luật và thách thức pháp luật. Dương Tự Trọng là công an, là những người đứng ra bảo vệ lẽ phải cho chúng ta, những người đáng lẽ phải bảo vệ chúng ta, mà còn như vậy mà còn như vậy thì chúng ta sẽ phải tin vào cái gì?

Điều trông thấy ở nhà Dương Chí Dũng ngày đầu năm

(Kiến Thức) - PV Kiến Thức tìm đến nhà Dương Chí Dũng ở số 2 ngõ 26 Nguyên Hồng (Hà Nội), không khí tết tràn ngập con ngõ, song ngôi nhà ấy cửa đóng then cài, bụi phủ dày...

Vụ án Dương Chí Dũng (cựu Cục trưởng Cục Hàng hải, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines) được coi là đại án tham nhũng trong năm 2013. Sau khi vụ việc được phanh phui, cơ quan điều tra phát hiện một trong những số tiền tham ô được, ông Dương Chí Dũng dùng vào việc mua biệt thự, tậu nhà sang...
Ngôi nhà vợ chồng Dương Chí Dũng cùng 3 con gái sinh sống ở số 2, ngõ 26, đường Nguyên Hồng, quận Đống Đa, Hà Nội. Ảnh chụp sáng sớm mông 4 Tết. Ảnh: Anh Tú
Ngôi nhà vợ chồng Dương Chí Dũng cùng 3 con gái sinh sống ở số 2, ngõ 26, đường Nguyên Hồng, quận Đống Đa, Hà Nội. Ảnh chụp sáng sớm mông 4 Tết. Ảnh: Anh Tú
Nhà vợ cửa đóng then cài, bụi phủ dày...
Sáng mồng 4 Tết, PV Kiến Thức dạo một vòng Hà Nội, tìm đến những "tòa" bất động sản tiếng tăm của ông Dương Chí Dũng. Ghi nhận tại ngôi nhà số 2, ngõ 26, đường Nguyên Hồng, quận Đống Đa, Hà Nội - nơi sinh sống của vợ chồng ông Dũng và 3 con gái cho thấy, căn nhà được thiết kế trang nhã, tinh tế với màu vàng nhạt dễ chịu và khá rộng rãi nhìn từ bên ngoài.
Theo nhiều người dân nơi đây, khi ông Dương Chí Dũng chưa bị bắt thì ngôi nhà lúc nào cũng bật đèn sáng choang các tầng, kẻ ra người vào tấp nập, phần lớn là đến bằng ô tô. Từ ngày ông Dương Chí Dũng bị công an điều tra, truy nã, bắt giam, rồi hàng loạt anh em trong gia đình cũng vướng vào vòng lao lý thì cuộc sống của những người trong ngôi nhà này có sự đảo lộn rõ rệt, bà Phạm Thị Mai Phương - vợ Dương Chí Dũng sống khép kín, người ra kẻ vào thưa vắng dần...
Những ngày Tết cũng không có người trở về căn nhà này.
Những ngày Tết cũng không có người trở về căn nhà này.
Còn hôm nay (mồng 4 Tết), dù không khí tết vẫn tràn ngập con ngõ, nhà nhà trang hoàng, có đào, có quất, có mai vàng... thì ngôi nhà số 2 đó vẫn cửa đóng then cài, quan sát kỹ thì cho cảm nhận không có vẻ gì có người ở, chăm chút hay dọn dẹp, bụi phủ dày. Trên ban công tầng 2, 3 hoang lạnh... Điều này hợp lý thôi vì sau khi vụ án được phanh phui, nhà của vợ chồng Dương Chí Dũng đã được cơ quan điều tra tiến hành kê biên tài sản.
SkyCity Tower, số 88 đường Láng. Tầng 29 - nơi có căn hộ bồ nhí của Dương Chí Dũng (khoanh đỏ). Ảnh: Anh Tú
SkyCity Tower, số 88 đường Láng. Tầng 29 - nơi có căn hộ bồ nhí của Dương Chí Dũng (khoanh đỏ). Ảnh: Anh Tú
Nhà bồ vẫn hoành... nhưng bồ phải ra đường

Mục kích cuộc sống trại giam của anh em Dương Chí Dũng

(Kiến Thức) - Từ khi bị bắt tới nay, Dương Chí Dũng và Dương Tự Trọng bị giam ở trại nào và cuộc sống tù tội ra sao?

Sau khi bị bắt, Dương Chí Dũng được giam tại một trại giam ở Lạng Sơn. Theo lời kể của ông Dũng, trong quá trình điều tra "rất sợ bị ám sát".
Sau khi bị bắt, Dương Chí Dũng được giam tại một trại giam ở Lạng Sơn. Theo lời kể của ông Dũng, trong quá trình điều tra "rất sợ bị ám sát".
Ông Dũng khai, khi bị đưa vào trại giam ở Lạng Sơn, gặp nhiều thanh niên bặm trợn trong phòng nên đã lo sợ cho sự an toàn tính mạng. Trong ảnh là trại tạm giam Công an tỉnh Lạng Sơn.
Ông Dũng khai, khi bị đưa vào trại giam ở Lạng Sơn, gặp nhiều thanh niên bặm trợn trong phòng nên đã lo sợ cho sự an toàn tính mạng. Trong ảnh là trại tạm giam Công an tỉnh Lạng Sơn. 
"Cũng may cho tôi không bị đánh, tôi đã tử tế, nhún nhường với nhóm cùng phòng. Nhưng vẫn chưa yên tâm, sau đó tôi đăng ký với anh quản giáo để được chú ý giúp không để xảy ra chuyện gì", Dương Chí Dũng kể. Trong ảnh là trại tạm giam Yên Trạch, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn).
"Cũng may cho tôi không bị đánh, tôi đã tử tế, nhún nhường với nhóm cùng phòng. Nhưng vẫn chưa yên tâm, sau đó tôi đăng ký với anh quản giáo để được chú ý giúp không để xảy ra chuyện gì", Dương Chí Dũng kể. Trong ảnh là trại tạm giam Yên Trạch, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn). 
Sau đó, Dương Chí Dũng được chuyển đến trại giam B14 (thuộc Bộ Công an ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội) cùng các đồng phạm. Đây là nơi giam giữ nhiều phạm nhân hình sự trước khi cho đi cải tạo. Trong ảnh là trại giam B14 nhìn từ bên ngoài.
Sau đó, Dương Chí Dũng được chuyển đến trại giam B14 (thuộc Bộ Công an ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội) cùng các đồng phạm. Đây là nơi giam giữ nhiều phạm nhân hình sự trước khi cho đi cải tạo. Trong ảnh là trại giam B14 nhìn từ bên ngoài. 
Tại trại giam này, Dương Chí Dũng đã có đơn kháng cáo. Nội dung của đơn là xin xem xét mức độ trách nhiệm trong việc buộc tội bị cáo Cố ý trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, kêu oan về việc bị buộc tội Tham ô tài sản.
Tại trại giam này, Dương Chí Dũng đã có đơn kháng cáo. Nội dung của đơn là xin xem xét mức độ trách nhiệm trong việc buộc tội bị cáo Cố ý trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, kêu oan về việc bị buộc tội Tham ô tài sản.  
Về phần Dương Tự Trọng, sau khi bị tòa tuyên án 18 năm tù về tội tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài, ông Trọng được đưa về trại giam trong sự nghẹn ngào của nhiều người. Tuy nhiên, ông Trọng vẫn bình thản, "lệnh" cho vợ con: "Không được khóc, cứ bình tĩnh".
Về phần Dương Tự Trọng, sau khi bị tòa tuyên án 18 năm tù về tội tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài, ông Trọng được đưa về trại giam trong sự nghẹn ngào của nhiều người. Tuy nhiên, ông Trọng vẫn bình thản, "lệnh" cho vợ con: "Không được khóc, cứ bình tĩnh". 
Trong trại tạm giam, Trọng vẫn gửi những lời nhắn nhủ đầy lạc quan tới người mẹ của mình: "Ở trong này biệt lập với thế giới bên ngoài nên an toàn hơn, không có xe cộ, hàng ngày không phải lo ra ra đường, xe cộ đông đúc, tai nạn giao thông. Rồi cũng không phải lo những lần đi đánh án, đối mặt với tội phạm nguy hiểm, với súng đạn. Từ ngày vào đây, con có cái rất hay là tránh xa được rượu bia, tránh xa được ăn nhậu nên không lo hại đến sức khỏe". Ảnh: internet
 Trong trại tạm giam, Trọng vẫn gửi những lời nhắn nhủ đầy lạc quan tới người mẹ của mình: "Ở trong này biệt lập với thế giới bên ngoài nên an toàn hơn, không có xe cộ, hàng ngày không phải lo ra ra đường, xe cộ đông đúc, tai nạn giao thông. Rồi cũng không phải lo những lần đi đánh án, đối mặt với tội phạm nguy hiểm, với súng đạn. Từ ngày vào đây, con có cái rất hay là tránh xa được rượu bia, tránh xa được ăn nhậu nên không lo hại đến sức khỏe". Ảnh: internet