Đọc "Walden - Một mình sống trong rừng", chiêm nghiệm lối sống giản đơn

"Walden - Một mình sống trong rừng" là sự chiêm nghiệm lối sống giản đơn, tự chủ, trầm tư, gần gũi thiên nhiên, vượt lên trên “sinh tồn tuyệt vọng” thông qua “hai năm hai tháng hai ngày” sống trong rừng của chính tác giả, Henry David Thoreau.

Walden - Một mình sống trong rừng, xuất bản lần đầu năm 1854. Trong kho tàng văn học thế giới, đôi khi người ta phân vân không biết nên xếp tác phẩm vào thể loại nào: triết học, tiểu thuyết, hồi ký.
Doc
Walden- Một mình sống trong rừng 
Các nhà phê bình coi “Walden” như tác phẩm kinh điển của văn học Mỹ, khám phá sự giản đơn, hài hoà và vẻ đẹp của thiên nhiên như những mẫu mực cho một xã hội và văn hóa xứng đáng.
Walden- Một mình sống trong rừng là sự hồi tưởng đầy chiêm nghiệm suy tư về quãng đời “hai năm hai tháng hai ngày” của chính tác giả khi ông sống một mình trong một mảnh đất rừng bên cạnh đầm Walden trong một ngôi nhà tự xây lấy, và bằng lao động của chính đôi tay mình.
Ở Walden, tác giả Henry David Thoreau đã số́ng nhiệt thành say mê đầy tỉnh thức: “Tôi đi vào rừng bởi vì tôi muốn sống thong dong, chỉ đối diện với những sự kiện tinh tuý nhất của cuộc sống, và xem thử tôi có thể học được những gì nó phải dạy tôi hay không, và không để đến khi tôi gần chết mới khám phá ra rằng mình chưa hề sống”.
Henry David Thoreau viết Walden- Một mình sống trong rừng chủ trương sống đơn giản vì “Phần lớn những xa xỉ và cái được gọi là tiện nghi không chỉ không tuyệt đối cần thiết, mà còn rõ ràng cản trở việc nâng cao phẩm giá con người”. Ông mang vào rừng giấc mơ về một cuộc sống vô ưu đầy vui thú.
Walden - Một mình sống trong rừng nhấn mạnh tầm quan trọng của lối sống giản đơn, tự chủ, trầm tư, gần gũi thiên nhiên, vượt lên trên “sinh tồn tuyệt vọng” này, vốn là số mệnh của đa số người.
Ở đó, vào những ngày đông giá rét, Thoreau tiêu khiển bằng cách quan sát thế giới hoang dã. Nơi đó, ông sống trong một cái đầm, đầy màu sắc của muông thú. Hay những buổi trưa, sau khi trồng trọt, nghỉ ngơi dưới bóng cây, ăn trưa hay đọc sách bên dòng nước…
"Tôi đã sống qua một vài cơn bão tuyết vui vẻ và sống những đêm mùa đông dễ chịu bên bếp lửa, trong khi tuyết xoáy điên cuồng bên ngoài át cả tiếng cú kêu..."
Và sau thời gian trải nghiệm "hai năm hai tháng hai ngày”, Thoreau viết: “Tôi rời khỏi khu rừng cũng với lí do chính đáng như khi tôi đến. Tôi thấy dường như tôi còn có nhiều cuộc đời khác để sống, và không thể tiêu phí thời gian cho cuộc sống này”.
"Nếu bạn đã xây những lâu đài trong không khí, thì chúng không cần phải mất đi, chúng nên ở trên đó, nhưng bây giờ hãy xây nền bên dưới chúng”.
Đọc Walden - Một mình sống trong rừng của tác giả Henry David Thoreau, nhà thơ Mỹ Robert Frost đã phải thốt lên: “Chỉ trong một quyển sách, ..ông đã vượt qua tất cả những gì chúng ta đã có ở Mỹ.”
Henry David Thoreau (1817- 1862), là nhà văn, nhà thơ, nhà triết học, nhà tự nhiên học, nhà trắc đạc, nhà sử học người Mỹ. Ông sinh ra trong một gia đình bình thường, tốt nghiệp đại học Harvard năm 1837.
Doc
 Tác giả Henry David Thoreau
Ông nghiên cứu khoa hùng biện, cổ điển học Hy-La, triết học, toán học và khoa học tự nhiên. Cuộc đời ngắn ngủi của ông chứa đựng đầy sự phong phú, mạnh mẽ và độc đáo.
Ông để lại hơn 20 tập sách, báo, tiểu luận, thơ. Suốt đời mình, Thoreau chống chế độ nô lệ, công kích đạo luật về nô lệ bỏ trốn, bảo vệ thiên nhiên, lên tiếng mạnh mẽ bảo vệ quyền tự do cà nhân. Ông viết: “Sẽ không bao giờ có một nhà nước thật sự tự do và khai minh cho đến khi nhà nước nhận thức cá nhân như một quyền lực cao hơn và độc lập, tất cả mọi quyền lực và quyền uy của nhà nước đều từ đó mà ra, và đối xử với cá nhân một cách tương ứng.”.
Nhiều đóng góp của ông còn có tác dụng đến tận ngày nay.

Mời độc giả xem video: Làm việc ở công ty này có thể khiến bạn không muốn về nhà. Nguồn: VTV24.


Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Tâm không an, mọi thứ đều vô nghĩa

Cuốn sách "Hạnh phúc cầm tay" của thiền sư Thích Nhất Hạnh nói với chúng ra rằng: Cuộc sống quanh ta vô cùng màu nhiệm, bầu trời trong xanh, dòng suối tươi mát, hoa lá đua nở nhưng nếu tâm ta không an, mọi thứ trở nên vô nghĩa.

Thien su Thich Nhat Hanh: Tam khong an, moi thu deu vo nghia

Tác phẩm Hạnh phúc cầm tay là một trong số cuốn sách được ưu thích nhất của thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Thien su Thich Nhat Hanh: Tam khong an, moi thu deu vo nghia-Hinh-2
 Thời hiện đại mang lại cho con người nhiều tiện nghi về mặt vật chất nhưng cũng kéo theo những vấn đề nghiêm trọng về tâm lý như stress, cô đơn, trầm cảm, thất vọng... Vì vậy, nhiều người tìm đến tuệ giác đạo Phật để sống hạnh phúc, lành mạnh.
Thien su Thich Nhat Hanh: Tam khong an, moi thu deu vo nghia-Hinh-3
 Đạo Phật là đạo diệt khổ. Đức Phật đã nói: “Ta chỉ dạy một điều thôi: khổ và diệt khổ”. Tuy nhiên, các giáo lý đạo Phật cũng cần được làm mới lại để phù hợp với nhận thức và tâm lý con người thời nay. Cuốn sách "Hạnh phúc cầm tay" ra đời để đáp ứng nhu cầu này.
Thien su Thich Nhat Hanh: Tam khong an, moi thu deu vo nghia-Hinh-4
Cuốn sách Hạnh phúc cầm tay của thiền sư Thích Nhất Hạnh gồm nhiều bài viết ngắn, đưa ra nhiều phương pháp giúp người đọc đưa đạo Phật vào đời sống hàng ngày. 
Thien su Thich Nhat Hanh: Tam khong an, moi thu deu vo nghia-Hinh-5
Điều đặc biệt, các bài viết không sử dụng nhiều thuật ngữ của đạo Phật, mà là ngôn ngữ rất gần gũi, bình dị nên phù hợp với mọi đối tượng, dù là một người chưa biết gì về đạo Phật hay các Phật tử thuần thành đã có nhiều năm tu tập. 
Thien su Thich Nhat Hanh: Tam khong an, moi thu deu vo nghia-Hinh-6
"Hạnh phúc cầm tay" đề cập tới năm uẩn trong một con người: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Thiền sư Thích Nhất Hạnh không dạy ta cách “cho qua” những đau khổ mà chỉ ta cách nhìn thẳng vào mọi khổ đau. Bằng 5 uẩn, ông giúp chúng ta khám phá được cội nguồn của khổ đau, sự an yên, hay nỗi sợ hãi quanh ta. 

Tướng Việt nào đánh giặc siêu phàm, khiến quân Tống hồn xiêu phách lạc?

Tông Đản là vị tướng tài ba người dân tộc Nùng, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077). Khi ra trận, nghe tên ông, quân giặc đã kinh hồn bạt vía.

Tuong Viet nao danh giac sieu pham, khien quan Tong hon xieu phach lac?
Tướng Tông Đản tên đầy đủ là Nùng Tông Đản, sau này một số sử liệu gọi là Tôn Đản. Lý do vì lệ kỵ húy thời Nguyễn. Vua Thiệu Trị tên thật là Nguyễn Phúc Miên Tông, nên, những nhân vật lịch sử trước đó có tên hoặc hiệu hay tự là Tông đều phải đổi thành Tôn. 
Tuong Viet nao danh giac sieu pham, khien quan Tong hon xieu phach lac?-Hinh-2
 Tông Đản là vị tướng tài ba người dân tộc Nùng sinh năm 1046 tại tổng Kim Pha, châu Quảng Nguyên thuộc đạo Thái Nguyên (nay là Nà Cạn, phường Sông Bằng, thị xã Cao Bằng).
Tuong Viet nao danh giac sieu pham, khien quan Tong hon xieu phach lac?-Hinh-3
 Năm 1072, thấy vua Lý Nhân Tông còn nhỏ, nhà Tống liền chuẩn bị xâm lược Đại Việt. Năm 1074, Tống Thần Tông xây dựng căn cứ quân sự ở ba châu Ung, Khâm, Liêm; đồng thời lôi kéo Chiêm Thành và Chân Lạp cùng một lúc tấn công cả hai phía Nam và Bắc nước ta.
Tuong Viet nao danh giac sieu pham, khien quan Tong hon xieu phach lac?-Hinh-4
Với kế sách đánh thẳng vào quân địch, cuối năm 1075, Thái úy Lý Thường Kiệt huy động hơn 10 vạn quân thủy bộ và cử Tông Đản làm phó tướng chỉ huy phần bộ binh, chủ động đưa quân đánh qua Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu ngay trên đất Tống. 
Tuong Viet nao danh giac sieu pham, khien quan Tong hon xieu phach lac?-Hinh-5
Đây là cuộc tấn công hết sức táo bạo, chỉ một sơ suất nhỏ có thể dẫn đến nguy hại vận mệnh quốc gia. Ung châu, Khâm châu và Khiêm châu lại ở cách biệt nhau, cho nên vai trò độc lập tác chiến là rất quan trọng. 
Tuong Viet nao danh giac sieu pham, khien quan Tong hon xieu phach lac?-Hinh-6
Lý Thường Kiệt đã tin cậy giao phó nhiệm vụ tiêu diệt Châu Ung cho Tông Đản, đánh Châu Khảm và Châu Liêm do đích thân ông đảm trách. 
Tuong Viet nao danh giac sieu pham, khien quan Tong hon xieu phach lac?-Hinh-7
Nhận được mệnh lệnh tiến đánh Ung Châu, Tông Đản đã nhanh chóng họp các tướng, hoạch định kế sách tiến công. 
Tuong Viet nao danh giac sieu pham, khien quan Tong hon xieu phach lac?-Hinh-8

Ông chủ động đánh trại Cổ Vạn - một tiền đồn của thành Ung Châu. Đây là đòn thử khả năng tác chiến của quân binh Tống đồng thời nhử địch ra khỏi thành Ung Châu. Tướng Tống đã mắc mưu Tông Đản, điều quân từ trong thành tăng cường xuống các trạm đồn trú nơi biên giới.

Tuong Viet nao danh giac sieu pham, khien quan Tong hon xieu phach lac?-Hinh-9
Thấy rõ thời cơ đó, Tông Đản cho quân bộ binh đồng loạt tiến công chớp nhoáng trên toàn tuyến biên giới. Các trại Hoành Sơn, Vĩnh Bình... của nhà Tống đều nhanh chóng bị đánh chiếm.
Tuong Viet nao danh giac sieu pham, khien quan Tong hon xieu phach lac?-Hinh-10
Các trại đồn trú đồng thời là những tấm lá chắn cho thành Ung Châu bị xé toang. Kế sách điều chủ lực của địch ra khỏi thành trì để tiêu diệt là một cao kế của Tông Đản. Đặc biệt, sách lược này còn có tác dụng đánh lạc hướng giúp cho đại quân của Lý Thường Kiệt hành binh. 
Tuong Viet nao danh giac sieu pham, khien quan Tong hon xieu phach lac?-Hinh-11
Trong khi các tướng Tống lo sợ và chăm chú phòng bị đối phó với cánh quân của Tông Đản, Lý Thường Kiệt bất ngờ xuất kích. Ngày 20/11/1075, đại binh Đại Việt ồ ạt đánh vào thành Khâm Châu, ba ngày sau, thành Liêm Châu cũng bị đại quân Đại Việt triệt hạ. 
Tuong Viet nao danh giac sieu pham, khien quan Tong hon xieu phach lac?-Hinh-12
 Ngay sau khi đánh tan tác quân Tống ở Khâm Châu, Liêm Châu, Lý Thường Kiệt lệnh vượt dãy Thập Vạn Đại Sơn hợp sức tiến đánh thành Ung Châu từ phía Đông Nam.
Tuong Viet nao danh giac sieu pham, khien quan Tong hon xieu phach lac?-Hinh-13
 Cuộc chiến thành Ung Châu đã diễn ra rất ác liệt. Xác định cuộc chiến không thể kéo dài, phải hạ thành Ung Châu nhanh để toàn quân rút về Đại Việt, Lý Thường Kiệt, Tông Đản đã dùng kế thổ công. 
Tuong Viet nao danh giac sieu pham, khien quan Tong hon xieu phach lac?-Hinh-14
Hai ông lệnh cho quân xúc đất đổ vào bao xếp vào tận tới mặt thành. Quân Đại Việt ào ào tiến vào như nước vỡ bờ. Thành Ung Châu bị hạ gây chấn động Tống triều. 
Tuong Viet nao danh giac sieu pham, khien quan Tong hon xieu phach lac?-Hinh-15
Trong chiến dịch triệt hạ thành Ung Châu, các đạo quân do Tông Đản chỉ huy đã chiến đấu vô cùng anh dũng và góp lên sức mạnh quyết định của chiến thắng. Các tướng Tống nghe danh Tông Đản đều bạt vía kinh hồn. 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Đừng để “Giận” thiêu đốt bản thân

Khi giận, hãy biết cách chăm sóc cơn giận của bản thân. Thoát khỏi cơn giận, bạn sẽ trở nên tích cực, thông tuệ và sáng suốt để làm điều có ích. Đây chính là thông điệp mà thiền sư Thích Nhất Hạnh gửi gắm qua tác phẩm “Giận”.

Thien su Thich Nhat Hanh: Dung de “Gian” thieu dot ban than
"Giận" là một cuốn sách hay của thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thien su Thich Nhat Hanh: Dung de “Gian” thieu dot ban than-Hinh-2
 Hai mặt của cơn giận (hay sân hận), cả tích cực và tiêu cực, là trọng tâm mạch suy nghĩ của thiền sư Thích Nhất Hạnh khi viết cuốn sách "Giận".

Thien su Thich Nhat Hanh: Dung de “Gian” thieu dot ban than-Hinh-3
 Sự tức giận khiến cho chúng ta khổ, khiến ta có cảm giác bị áp đặt hay hiểu lầm, đe dọa các mối quan hệ, chặt đứt sự kết nối giữa con người với con người.

Thien su Thich Nhat Hanh: Dung de “Gian” thieu dot ban than-Hinh-4
 Theo thiền sư, thông thường để chế ngự cơn giận, chúng ta buộc bản thân kìm nén lại. Nhưng “đè nén cơn giận” càng khiến chúng ta mất kiểm soát và lại rơi vào “cái bẫy” của những cơn giận, thậm chí là những cơn giận với “quy mô” lớn hơn.

Thien su Thich Nhat Hanh: Dung de “Gian” thieu dot ban than-Hinh-5
 Theo thiền sư Thích Nhất Hạnh, thay vì chế ngự, chúng ta hãy “chăm sóc”. Cơn giận cũng cần được chăm sóc và ôm ấp cho đến khi chúng ta hiểu rõ nguồn gốc sân hận trong ta.

Thien su Thich Nhat Hanh: Dung de “Gian” thieu dot ban than-Hinh-6
“Bạn sẽ khám phá ra rằng nguyên nhân chính của đau khổ chính là hạt giống giận trong bạn. Có lẽ hạt giống giận ấy trong quá khứ đã được tưới tẩm quá nhiều lần bởi chính bạn hay những người khác”. 
Thien su Thich Nhat Hanh: Dung de “Gian” thieu dot ban than-Hinh-7
 Khi “chăm sóc em bé sân hận” chính là quá trình bạn xoa dịu cơn giận và hiểu được bản chất của những cơn giận, từ đó đưa ra những cách thức để vượt qua một cách nhẹ nhàng đồng thời biến năng lượng tiêu cực của cơn giận đó thành những năng lượng tích cực của sự yêu thương và hiểu biết.

Thien su Thich Nhat Hanh: Dung de “Gian” thieu dot ban than-Hinh-8
Cuốn sách "Giận" của thiền sư Thích Nhất Hạnh không mang những triết lí quá là cao siêu, ngược lại những ví dụ mà ông đưa ra gần gũi, thực tế và dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống. 

Thien su Thich Nhat Hanh: Dung de “Gian” thieu dot ban than-Hinh-9
 Đọc cuốn sách mọi độc giả sẽ thấy được chính bản thân mình trong từng trang sách đó: khoảnh khắc của sự giận, tác hại mà cơn giận, cách thức điều chỉnh những cảm xúc để tâm luôn luôn từ bi, an lạc.

Thien su Thich Nhat Hanh: Dung de “Gian” thieu dot ban than-Hinh-10
Bằng ngôn ngữ giản dị nhưng đầy triết lý sâu sắc, "Giận" là lời nhắc nhở mỗi người chúng ta mỗi khi đi “trật đường ray cảm xúc” trong quãng đời này. 

Thien su Thich Nhat Hanh: Dung de “Gian” thieu dot ban than-Hinh-11
 "Giận" được xuất bản tại Mỹ ngày 10/09/2001, trước biến cố 11/9/2001 một ngày. Và "Giận" đã trở thành quyển sách bán chạy nhất Mỹ - 50.000 bản mỗi tuần – trong vòng 9 tháng… Tại Hàn Quốc, quyển sách này đã bán được 1 triệu bản trong vòng 11 tháng.

Thien su Thich Nhat Hanh: Dung de “Gian” thieu dot ban than-Hinh-12
Rất nhiều độc giả cho biết, nhờ đọc "Giận" họ đã điều phục được tâm mình, hòa giải những mâu thuẫn, giận dữ trong lòng để hướng đến cuộc sống tích cực, an bình. 

Mời độc giả xem video:Làm việc ở công ty này có thể khiến bạn không muốn về nhà. Nguồn: VTV24.