CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) vừa công bố nghị quyết HĐQT ngày 6/12 thông qua chủ trương gia hạn thời gian tổ chức ĐHĐCĐ thường niên niên độ tài chính 2023-2024 chậm nhất đến ngày 18/3/2024.
Theo doanh nghiệp, trong giai đoạn hiện nay, tình hình kinh tế - xã hội nói chung và tình hình thị trường ngành thép nói riêng đang có nhiều biến động phức tạp, khó lường.
Nhằm xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và định hướng, chiến lược phù hợp, sát với tình hình thực tế, HĐQT cần đánh giá, dự liệu cẩn trọng. Do đó, HĐQT quyết định gia hạn thời gian tổ chức ĐHĐCĐ đến thời điểm thích hợp và vẫn nằm trong thời hạn quy định.
|
HSG xin gia hạn thời gian tổ chức Đại hội. |
Trong niên độ tài chính 2022-2023, doanh thu hợp nhất của Hoa Sen đạt 31.651 tỷ đồng, giảm 36% so với niên độ trước; lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 28 tỷ đồng, giảm 89%. Với kết quả trên, HSG đã thực hiện 93% kế hoạch doanh thu, nhưng chỉ 11% kế hoạch lợi nhuận sau thuế.
Tại thời điểm cuối tháng 9/2023, HSG nắm giữ gần 11,3 ngàn tỷ đồng tài sản ngắn hạn, trong đó tiền mặt gần 600 tỷ đồng. Hàng tồn kho chiếm phần lớn với hơn 7,6 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 200 tỷ đồng so với đầu năm.
Trong cơ cấu nợ, HSG đang có nợ ngắn hạn gần 6,6 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 500 tỷ so với đầu năm tài chính. Trong đó, phần tăng chủ yếu đến từ phải trả người bán ngắn hạn, từ hơn 1 ngàn tỷ đồng lên gần 2,9 ngàn tỷ đồng. HSG giảm mạnh vay nợ thuê tài chính ngắn hạn, từ hơn 4 ngàn tỷ đồng về hơn 2,9 ngàn tỷ đồng.
Tại báo cáo triển vọng hàng hóa, Chứng khoán BIDV cho rằng trong quý 4, ngành thép có thể tiếp tục phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc, khi lượng nhập khẩu từ quốc gia 1,4 tỷ dân trong quý 3 đã tăng 52% so với cùng kỳ.
“Biên lợi nhuận gộp các doanh nghiệp thép trong quý 4 có thể giảm do chi phí đầu vào cao, trong khi sản lượng tiêu thụ nội địa chưa cải thiện”, BSC dự báo.
Bộ phận phân tích cho rằng trong quý 4, ngành thép có thể tiếp tục phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc, khi lượng nhập khẩu từ quốc gia 1,4 tỷ dân trong quý 3 đã tăng 52% so với cùng kỳ.
Trong trường hợp nền kinh tế Trung Quốc phục hồi chậm, các nhà máy thép sẽ có xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu thép sang các thị trường lân cận, trong đó có Việt Nam.
Ngoài ra, ngành thép cũng phải đối mặt với rủi ro bị áp thuế chống bán phá giá do 8 tháng năm 2023, Trung Quốc và Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia xuất khẩu thép lớn nhất thế giới.
Biên lợi nhuận gộp của Hoa Sen và Hòa Phát tăng 2,3-2,5 điểm % so với quý trước do giá nguyên vật liệu đầu vào đã giảm mạnh vào cuối quý 2. Đây là cơ sở để các doanh nghiệp có giá vốn tốt hơn, trong khi sản lượng xuất khẩu vẫn ở mức cao.