Sau hơn 4 năm về tay tỷ phú Thái, sức khỏe Big C Việt Nam ra sao?

Hệ thống Big C với 35 siêu thị hiện chiếm thị phần thứ 2 thị trường bán lẻ Việt Nam, nhưng đã có sự thu hẹp đáng kể về quy mô so với cách đây 4 năm.

Tháng 4/2016, Central Group (Thái Lan) thoái toàn bộ cổ phần tại Big C Thái Lan để mua lại Big C Việt Nam từ Tập đoàn Casino (Pháp). Tổng giá trị giao dịch là 920 triệu euro, tương đương 1,05 tỷ USD.

Đây là kết quả có được sau gần nửa năm cạnh tranh với loạt ông lớn bán lẻ khác cũng có tham vọng thôn tính Big C như Berli Jucker (Thái Lan), Lotte Group (Hàn Quốc), Aeon (Nhật Bản), Dairy Farm (Singapore) và Saigon Co.op (Việt Nam).

Thời điểm đó, Big C Việt Nam có 43 siêu thị và 30 trung tâm mua sắm. Doanh thu năm 2015 là 586 triệu euro, tương đương khoảng 665 triệu USD.

Hụt hơi ban đầu, sớm lấy lại đà tăng trưởng

Trong vòng 1 năm đầu tiên về tay người Thái, Big C Việt Nam tỏ ra hụt hơi khi các doanh nghiệp chủ chốt trong hệ thống như Big C Thăng Long (gồm các siêu thị ở Hà Nội), Big C An Lạc (gồm một số siêu thị ở TP.HCM), Big C Hải Phòng (gồm Big C Bắc Giang, Đà Nẵng, Ninh Bình, Phú Thọ, Hạ Long), Big C Bình Dương và Big C Đồng Nai đều ghi nhận doanh thu tụt giảm hoặc đi ngang.

Đơn vị lớn nhất là Big C Thăng Long chỉ đạt khoảng 2.700 tỷ đồng doanh thu trong các năm 2016, 2017, trong khi trước đó 5 năm ở mức đỉnh 3.500 tỷ đồng. Lợi nhuận thu về cũng giảm từ 211 tỷ đồng năm 2015 còn 193 tỷ đồng năm 2017.

Tương tự, doanh thu của Big C An Lạc từ mức 2.600 tỷ đồng năm 2012 chỉ còn 1.300 tỷ đồng trong năm 2017. Lợi nhuận năm 2017 giảm 50% so với năm 2015, chỉ còn 92 tỷ đồng.

Bước vào giai đoạn 2018-2019, tình hình kinh doanh của Big C có dấu hiệu khởi sắc hơn. Báo cáo tài chính năm 2019 của Central Retail (đơn vị chủ quản Big C Việt Nam) cho thấy chuỗi này mang về doanh số 27.650 triệu baht, tương đương gần 20.454 tỷ đồng cho công ty mẹ. Con số này tăng 10% so với năm 2018. Tăng trưởng doanh số trên mỗi siêu thị đạt 14%.

Theo số liệu của Kantar Worldpanel, đến hết năm 2019, Big C chiếm 3,5% thị phần và là chuỗi siêu thị, đại siêu thị lớn thứ 2 tại Việt Nam. Tỷ lệ gia tăng thị phần trong vòng 1 năm đạt 0,4% được coi là hiệu quả, khi Co.opMart giảm mức thị phần tương đương, còn VinMart chỉ tăng trưởng 0,2%.

Đồng thời, trong nhận thức của người tiêu dùng, Big C là thương hiệu siêu thị đứng đầu về mức giá và tính đa dạng hàng hóa.

Sau hon 4 nam ve tay ty phu Thai, suc khoe Big C Viet Nam ra sao?
 

Thậm chí, trong giai đoạn dịch Covid-19 vừa qua, Big C được Kantar nhận xét là một trong các nhà bán lẻ lớn đã ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất về lượng người mua sắm và mức chi tiêu trong mỗi lần mua.

Kết quả có được là nhờ sự đa dạng về chủng loại hàng hóa, cập nhật nhanh các chương trình hỗ trợ người tiêu dùng trong thời kỳ dịch bệnh như giao hàng tận nhà, bình ổn giá, “giải cứu” nông sản...

Chuỗi này tăng 0,7% thị phần trong quý I/2020 so với cùng kỳ trước đó, chiếm 3,8% tổng doanh thu toàn thị trường.

Trong thời gian giãn cách xã hội, hệ thống này ghi nhận trung bình 70.000-90.000 lượt khách mỗi ngày, sau đó tăng lên 140.000-150.000 lượt. Chia sẻ với Zing, đại diện Kantar cho biết Big C đứng thứ 2 trong các kênh siêu thị về chỉ số này, nhưng có tốc độ tăng trưởng lớn nhất, đạt 76%, trong khi mức tăng của VinMart và Saigon Co.op lần lượt là 24% và 18%.

Thậm chí, trong giai đoạn dịch Covid-19 vừa qua, Big C được Kantar nhận xét là một trong các nhà bán lẻ lớn đã ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất về lượng người mua sắm và mức chi tiêu trong mỗi lần mua. 
Kết quả có được là nhờ sự đa dạng về chủng loại hàng hóa, cập nhật nhanh các chương trình hỗ trợ người tiêu dùng trong thời kỳ dịch bệnh như giao hàng tận nhà, bình ổn giá, “giải cứu” nông sản... 
Chuỗi này tăng 0,7% thị phần trong quý I/2020 so với cùng kỳ trước đó, chiếm 3,8% tổng doanh thu toàn thị trường. 
Trong thời gian giãn cách xã hội, hệ thống này ghi nhận trung bình 70.000-90.000 lượt khách mỗi ngày, sau đó tăng lên 140.000-150.000 lượt. Chia sẻ với Zing, đại diện Kantar cho biết Big C đứng thứ 2 trong các kênh siêu thị về chỉ số này, nhưng có tốc độ tăng trưởng lớn nhất, đạt 76%, trong khi mức tăng của VinMart và Saigon Co.op lần lượt là 24% và 18%.
Sau hon 4 nam ve tay ty phu Thai, suc khoe Big C Viet Nam ra sao?-Hinh-2
 
Thị trường Việt Nam sẽ đóng góp 25% doanh thu

Trả lời Nikkei Asian Review sau khi Central Retail chính thức IPO hồi cuối tháng 2, CEO Yol Phokasub chia sẻ Việt Nam sẽ là thị trường trọng điểm trong thời gian tới. Ông đặt mục tiêu nâng tỷ trọng đóng góp doanh thu của Việt Nam từ 17% lên 25% sau 5 năm nữa.

Tính đến cuối năm 2019, doanh nghiệp sở hữu 268 điểm bán lẻ và trung tâm thương mại tại 40 tỉnh, TP, với danh mục thương hiệu đa dạng. Hiện tại, riêng chuỗi siêu thị Big C có 35 điểm bán trên cả nước.

Theo định hướng chiến lược cho thị trường Việt Nam giai đoạn 2020-2025, Central Retail cho biết sẽ tiếp tục tập trung phát triển các mô hình siêu thị và đại siêu thị ở cả nông thôn và thành thị, nhằm phục vụ các phân khúc khách hàng khác nhau khắp cả nước. Trong đó, các đại siêu thị Big C hiện tại sẽ được chuyển đổi sang thương hiệu Go!.

Trước đó, năm 2019, Big C Việt Nam cũng đã triển khai tái cấu trúc các ngành hàng nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa. Thay vì chỉ tập trung vào phân khúc giá rẻ như thời gian qua, Big C sẽ làm việc lại với các đơn vị sản xuất để cung cấp cho thị trường các sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng.

Tuy nhiên, giữa lúc đang kinh doanh hiệu quả, ngày 1/6 vừa qua, Big C Miền Đông (đường Tô Hiến Thành, quận 10, TP.HCM) thông báo sẽ dừng hoạt động sau 20 ngày. Đây là một trong những siêu thị lớn nhất khu vực trung tâm TP.HCM với tổng diện tích lên đến 12.000 m2, được đưa vào hoạt động từ tháng 4/2009.

Lý giải về sự việc này, đại diện Central Retail cho biết không đạt được thỏa thuận về giá thuê mới từ bên cho thuê. Đề xuất mới của đối tác cho thuê mặt bằng khiến Big C không thể thực hiện cam kết "giá rẻ cho mọi nhà".

Theo số liệu của Chợ Tốt Nhà, chi phí cho một mặt bằng có diện tích từ 90-100 m2 trên mặt tiền đường Tô Hiến Thành dao động ở mức 45-50 triệu đồng/tháng.

Sau khi chi nhánh này đóng cửa, Big C còn 7 điểm bán trên địa bàn TP.HCM và 27 vị trí tại các tỉnh, TP khác. So với con số 43 siêu thị và 30 trung tâm mua sắm vào thời điểm mới được chuyển nhượng từ Casino, có thể thấy Big C đã thu hẹp quy mô để tập trung vào các địa điểm kinh doanh hiệu quả hơn.

Theo Lan Anh/Zing

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN