![]() |
![]() |
Hiện các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản cao hơn mức bình quân là Đầu tư Hải Phát (46,22%), Đầu tư Văn Phú - Invest (38,74%), DIC Corp (33,49%), Khang Điền (33,55%), Novaland (27,63%), Cen Land (29%).
Đáng lưu ý là Khang Điền (KDH) sử dụng nợ vay mạnh trong 9 tháng với mức tăng gấp 2,8 lần lên mức 7.200 tỷ đồng, trong đó, nợ tài chính dài hạn ghi nhận 6.176 tỷ đồng gấp 3,6 lần so với đầu năm.
Riêng các khoản vay ngân hàng của Nhà Khang Điền đạt 5.849 tỷ đồng, tăng gấp 1,8 lần so với con số 2.070 tỷ đồng hồi đầu năm. Theo thuyết minh, công ty đẩy mạnh vay nợ tài chính nhằm tài trợ vốn cho các dự án Tân Tạo - khu A, Lê Minh Xuân mở rộng, 11A Bình Hưng, khu nhà ở phường Phú Hữu, thông qua vay vốn ngân hàng OCB và Vietinbank với lãi suất 10,5 - 11,4%/năm.
Ngoài ra, Nhà Khang Điền cũng vay trái phiếu với dư nợ đạt 1.100 tỷ đồng, ghi nhận từ 2 lô trái phiếu tín chấp có kỳ hạn trả gốc trong năm 2025, lãi suất 12%/năm, mục đích là tăng quy mô vốn hoạt động.
![]() |
Vay nợ và tồn kho của một số ông lớn BĐS tại ngày 30/9/2022. |
Theo Cen Land, thời gian vừa qua, một số sàn giao dịch bất động sản, đại lý bán hàng đã lợi dụng mạng xã hội để đưa các thông tin không đúng sự thật về uy tín và thương hiệu của Cen Land và các công ty trực thuộc Tập đoàn Cen Group.
Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex, UPCoM: VGT) vừa tiết lệ kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2023 với doanh thu ước đạt 17.225 tỷ đồng, vượt 4% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế cũng vượt nhẹ 2% với 377 tỷ đồng.
Tuy nhiên, so với thực hiện năm 2022, Vinatex lại ghi nhận doanh thu suy giảm 6%, còn lợi nhuận giảm mạnh 68%. Đây cũng là con số lợi nhuận thấp nhất trong vòng 9 năm qua của Vinatex, tính từ năm 2015.