Doanh nghiệp VN “khóc ròng” vì lái tàu nước ngoài

Tài công nước ngoài say rượu, lái tàu ngoại quốc húc sập cầu cảng của doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam khóc ròng vì bị đơn nước ngoài tìm cách... né phiên xử phúc thẩm.

Thiệt hại của sự cố trên lên đến nhiều triệu USD... Đó là toàn bộ diễn tiến vụ án dân sự đòi bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được TAND tỉnh Đồng Nai xét xử sơ thẩm, ngày 12/9/2013.
Theo hồ sơ, ngày 10/5/2012, trong quá trình hàng hải, tài công tàu YM Intelligent của Công ty All Ocean Transportation INC – Đài Loan uống rượu say và chạy quá tốc độ đã đâm vào cầu cảng Nhà máy xi măng Công Thanh tại Khu công nghiệp Ông Kèo, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Vụ đâm tàu đã khiến cần cẩu và cầu cảng của nhà máy xi măng Công Thanh bị thiệt hại nặng. Điều đáng nói là sau khi vụ tai nạn xảy ra, phía Công ty All Ocean Transportation INC không có thiện chí giải quyết hậu quả lại luôn tìm cách thoái thác.
Trước quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm, Nhà máy xi măng Công Thanh khởi kiện All Ocean Transportation INC ra tòa.
Tàu YM Intelligent. Ảnh: Internet.
 Tàu YM Intelligent. Ảnh: Internet.
Ngày 12/9/2013, TAND tỉnh Đồng Nai trong buổi xử sơ thẩm đã tuyên buộc Công ty All Ocean Transportation INC bồi thường cho Công ty cổ phần tấm lợp Vật liệu xây dựng Đồng Nai, đơn vị cùng hệ thống với Nhà máy xi măng Công Thanh số tiền hơn 130 tỷ đồng.
Sau khi có bản án sơ thẩm, bị đơn kháng cáo.
Trao đổi với phóng viên, chiều ngày 7/3, ông Nguyễn Công Lý, Tổng giám đốc Công ty cổ phần tấm lợp Vật liệu xây dựng Đồng Nai cho biết: “Từ ngày có bản án sơ thẩm, bị đơn luôn tìm cách né phiên phúc thẩm. Cụ thể, ngày 20/12/2013, tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM đưa vụ án ra xét xử nhưng vắng bị đơn.”
Theo ông Nguyễn Công Lý, hiện nay công ty ông đang rất khó khăn về tài chính kể từ khi xảy ra vụ án kể trên.
Bởi lẽ, cần cẩu và cầu cảng là hai bộ phận chính để nhà máy hoạt động. Từ lúc vụ án xảy ra, doanh nghiệp của ông Lý chỉ hoạt động được 30 % công suất. Từ đó dẫn tới doanh thu của nhà máy bị giảm, không đủ kinh phí trang trải rất nhiều chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
Ngoài ra, để đầu tư cho quy trình khép kín của cầu cảng và cần cẩu, nhà máy đã phải vay 600 tỷ đồng. Mỗi tháng công ty phải trả lãi 5 tỷ đồng, chưa kể nợ gốc cho ngân hàng. Sự cố do tàu của công ty All Ocean Transportation INC gây ra còn là cho 700 lao động có nguy cơ mất việc.
“Hiện nay chúng tôi còn phải nợ luôn bảo hiểm xã hội cho người lao động vì khó khăn kể trên. Tôi khẩn thiết mong các cơ quan tiến hành tố tụng sớm đem vụ án ra xét xử để đảm bảo công bằng với doanh nghiệp chúng tôi và bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật”, Ông Lý nói.

Đội hình máy bay, tàu cứu hộ của VN tìm kiếm Boeing B777-200

(Kiến Thức) - Máy bay AN 26 của Quân chủng Phòng không - Không quân cất cánh từ Tân Sơn Nhất (TP HCM), tham gia tìm kiếm máy bay Boeing B777-200 chở 239 hành khách, nghi ngờ rơi cách đảo Thổ Chu 300km.

Trước đó, tàu cứu nạn SAR 413 của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam cũng xuất phát từ Vũng Tàu hướng về vùng biển phía Nam tham gia tìm kiếm.

Tàu cứu hộ SAR 413 lên đường tham gia tìm kiếm.
 Tàu cứu hộ SAR 413 lên đường tham gia tìm kiếm.
7 máy bay khác gồm: 3 máy bay AN26 và Mi 171 tại Tân sơn Nhất, 2 tại Đà Nẵng và 2 trực thăng của công ty bay trực thăng Việt nam sẵn sàng làm nhiệm vụ.
Máy bay của Quân chủng Phòng không - Không quân đã cất cánh tham gia tìm kiếm máy bay Boeing B777-200 mất tích (ảnh minh họa).
Máy bay của Quân chủng Phòng không - Không quân đã cất cánh tham gia tìm kiếm máy bay Boeing B777-200 mất tích (ảnh minh họa).

Nhận dạng vùng máy bay Malaysia rơi cách đảo Thổ Chu 300km

(Kiến Thức) - Các cơ quan chức năng chưa thể xác định chính xác mà mới chỉ khoanh vùng được vị trí máy bay rơi: cách đảo Thổ Chu của Việt Nam 300 km về phía tây nam.

Liên quan đến thông tin máy bay Boeing B777-200 mang số hiệu MH370 của Hãng hàng không Malaysia rơi tại vùng biển tiếp giáp giữa Việt Nam và Malaysia. Mới nhất, theo nhiều dự đoán chưa được xác nhận thì máy bay có thể rơi cách đảo Thổ Chu, Phú Quốc (Kiên Giang) khoảng của Việt Nam khoảng 153 hải lý 300km về phía Tây Nam.

Ông Ngô Văn Phát, chuẩn đô đốc chính ủy Hải Quân vùng 5 cho biết: "Đó chỉ là nhận định theo tính toán dựa trên tốc độ của máy bay và nơi phát tín hiệu cuối cùng của cơ quan tìm kiếm cứu nạn Malaysia". 

Vị trí đảo Thổ Chu, Phú Quốc và vùng biển giữa Việt Nam và Malaysia trên bản đồ.
 Vị trí đảo Thổ Chu, Phú Quốc và vùng biển giữa Việt Nam và Malaysia trên bản đồ.

Được biết chuyến bay MH370 của Hãng hàng không Malaysia đã mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu 2 tiếng sau khi rời thủ đô Kuala Lumpur và dự kiến tới Bắc Kinh, Trung Quốc.

Máy bay chở 239 hành khách bao gồm: Trung Quốc (158 người, trong đó có 1 trẻ em), Malaysia (38 người ), Indonesia (12 người), 7 người Australia, 3 người Pháp, 3 người Mỹ có một trẻ em, 2 New Zealand, 2 Ukraine và Nga, Đài Loan, Italy, Hà Lan, Áo mỗi quốc gia có 1 hành khách.

Máy bay có thể rơi cách đảo Thổ Chu của Việt Nam 300 km về phía tây nam.
Máy bay có thể rơi cách đảo Thổ Chu của Việt Nam 300 km về phía tây nam.
Theo tính toán, với khoảng cách trên, lực lượng cứu hộ cứu nạn của Malaysia và Thái Lan sẽ tiếp cận nhanh hơn vùng 5 Hải Quân Việt Nam. Mặc dù vậy, Hải Quân vùng 5 cũng đã huy động toàn bộ lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia cứu hộ dưới sự điều phối của Trung tâm tìm kiếm cứu hộ cứu nạn Quốc gia.

Hiện tại Lãnh đạo Bộ GTVT đã cấp phép cho máy bay Singapore vào không phận Việt Nam để phối hợp Malaysia và Việt Nam lập kế hoạch tìm kiếm. Bộ chỉ huy Hải quân vùng 5 đã chuẩn bị phương tiện cứu hộ cũng như lực lượng sẵn sàng nhận lệnh rời căn cứ đóng ở đảo Phú Quốc để thực hiện công tác cứu hộ.